Hoàn thiện quản lý vốn lưu động

Một phần của tài liệu Một số giải phÁp hoàn thiện công tác quản lý tài chánh ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam (Trang 79 - 81)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍN HỞ CÔNGTY

3. Hoàn thiện quản lý vốn lưu động

Qua việc nghiên cứu thực trạng của công ty 2 năm vừa qua, em thấy việc quản lý vốn lưu động là vấn đề nổi cộm nhất của công ty trong năm 2007.

Quản lý vốn lưu động sẽ đảm bảo sự quay vòng của đồng vốn và sức mua của đồng vốn không bị giảm sút, giúp ta biết được thời gian vốn lưu động nằm trong khâu nào là nhiều, khâu nào ít và có bị ứ đọng vốn ở khâu nào không. Quản lý vốn lưu động tốt sẽ giúp công ty kịp thời phát hiện ở đâu vốn lưu động đọng lại lâu nhất để từ đó kịp thời tìm biện pháp khắc phục. Bên cạnh đó việc quản lý tốt vốn lưu động còn giúp các nhà quản lý tính toán chính xác số lượng vốn tối ưu cho hoạt động của công ty, đồng thời giúp cho nhà quản lý xây đựng chính sách huy động vốn hợp lý.

Do đó căn cứ vào tình hình thực tế của công ty CP ĐT & PT CN Phương Nam , để hoàn thiện việc quản lý vốn lưu động công ty cần phải tăng cường các biện pháp quản lý TSLĐ, vốn lưu động sau đây:

 Xác định đúng nhu cầu vốn lưu động cần thiết cho từng kỳ sản xuất, kinh doanh nhằm huy động hợp lý các nguồn vốn bổ sung. Nếu tính không đúng nhu cầu vốn lưu động dễ dẫn đến tình trạng thiếu vốn, công ty sẽ gặp khó khăn về khả năng thanh toán, sản xuất kinh doanh bị ngừng trệ, hoặc là huy động thừa dẫn đến lãng phí và làm chậm tốc độ luân chuyển vốn.

 Tổ chức tốt quá trình thu mua, dự trữ vật tư nhằm đảm bảo hạ giá thành thu mua vật tư, hạn chế tình trạng ứ đọng vật tư dự trữ, dẫn đến kém hoặc mất phẩm chất vật tư, gây ứ đọng vốn lưu động.

 Quản lý chặt chẽ việc tiêu dùng vật tư theo định mức nhằm giảm chi phí nguyên, nhiên, vật liệu trong giá thành sản phẩm.

và các quy định về kiểm tra, nghiệm thu số lượng, chất lượng sản phẩm nhằm hạn chế đến mức tối đa sản phẩm xấu, sai quy cách. Bằng các hình thức kích thích vật chất thông qua tiền lương, tiền thưởng và kích thích tinh thần, nhằm động viên công nhân viên chức nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả lao động, tiết kiệm chi phí tiền lương.

 Xây dựng quan hệ bạn hàng tốt với các khách hàng ( cung cấp vật tư, hàng hoá, tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá, tín dụng…) nhằm củng cố uy tín trên thương trường. Trong các giao dịch kinh tế - tài chính với khách hàng phải tổ chức tốt quá trình thanh toán, tránh và giảm các khoản nợ đến hạn hoặc qúa hạn chưa đòi được. Đồng thời không thể để tình trạng công nợ dây dưa không có khả năng thanh toán. Do vậy công ty cần xây dựng chính sách bán chịu cho khách hàng hợp lý. muốn vậy việc đầu tiên là công ty nên tìm hiểu về khách hàng ở các mặt sau:

1) Phẩm đức: là chỉ danh dự của khách hàng, chủ yếu là chỉ khách hàng có thành ý thanh toán công nợ đúng thời hạn hay không.

2) Năng lực: là chỉ khả năng thanh toán công nợ của khách hàng.

3) Vốn: là chỉ tình trạng tài chính và thực lực tài chính của khách hàng. 4) Vật thế chấp: là chỉ những tài sản có thể đem ra làm thế chấp khi khách hàng từ chối thanh toán và không có khả năng thanh toán.

5) Điều kiện : là chỉ những môi trường kinh tế ảnh hưởng đến khả năng thanh toán công nợ của khách hàng.

Nếu làm tốt công tác này thì công ty sẽ thu hồi được vốn nhanh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn.

 Tiết kiệm các yếu tố chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí lưu thông nhằm góp phần giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận.

 Phải thường xuyên tiến hành phân tích tình hình sử dụng vốn lưu động, thông qua các thông số tài chính như: vòng quay vốn lưu động, hiệu

suất sử dụng vốn lưu động, hệ số nợ…Việc này sẽ giúp ích cho người quản lý có thể điều khiển kịp thời các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn nhằm tăng mức doanh lợi.

Một phần của tài liệu Một số giải phÁp hoàn thiện công tác quản lý tài chánh ở công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Phương Nam (Trang 79 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w