Về ổn định môi trờng kinh tế vĩ mô.

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng thương mại cổ phần Kỳ Thương (Trang 84 - 86)

- Phòng giám đốc, phó giám đốc: quán lý vĩ mô và điều hành các hoạt động tại Ngân hàng chi nhánh.

2. Giải pháp và kiến nghị nhằm mở rộng huyđộng tiền gửi kỳ hạn tại Techcombank Thăng Long

2.2.1.1. Về ổn định môi trờng kinh tế vĩ mô.

Môi trờng kinh tế vĩ mô là tiền đề quan trọng nhất để mở rộng huy động tiền gửi kỳ hạn tại Ngân hàng. Muốn có sự ổn định cần thiết cho môi trờng kinh tế vĩ mô ở nớc ta hiện nay, Nhà nớc phải duy trì sự ổn định bền vững về chính trị ổn định về tiền tệ và có các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn.

- Duy trì sự ổn định bền vững về chính trị: Nớc ta là một trong rất ít quốc gia hiện đang duy trì chế độ CNXH, có Đảng lãnh đạo, Nhà nớc quản lý và nhân dân làm chủ. Phát triển kinh tế theo cơ chế thị trờng tuân theo sự hớng dẫn chỉ đạo vĩ mô của Nhà nớc và lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu. Sự ổn định chính trị này là điều kiện quan trọng để nớc ta xây dựng kinh tế phát triển, thúc đẩy huy động tiền gửi trong nhân dân càng hiệu quả. Nớc ta đang dựng nên một nền tảng chính trị đợc kiến tạo vững chắc, có thiết chế hợp lý với một Đảng duy nhất lãnh đạo. Đảng cộng sản Việt Nam đợc hết thảy quần chúng nhân dân kính yêu, và hoàn toàn ủng hộ trên con đờng đa cả nớc lên XHCH. Nhờ vậy, những chính sách của Đảng và Nhà nớc trong lĩnh vực hoạt động tiền gửi kỳ hạn đợc thực hiện dễ dàng. Do đó, việc duy trì sự ổn định bền vững về chính trị là vấn đề cấp thiết quan trọng cho mọi quốc gia. Ngợc lại, sự bất ổn định về chính trị - xã hội, những xung đột về sắc tộc, tôn giáo, những cuộc khủng bố giết ngời hàng loạt, cảnh những đảng phái khác nhau đấu đá quyết liệt để tranh giành quyền lực.... tất cả sẽ tạo nên sự sụp đổ lòng tin của dân chúng

cũng nh các nhà đầu t trrong và ngoài nớc về chế độ, chính sách của quốc gia, làm cho mọi ngời không còn muốn gửi tiền vào Ngân hàng nữa.

- ổn định về tiền tệ: Sức mạnh của đồng tiền Việt Nam đợc nâng cao thì lòng tin của dân chúngvà VND sẽ đợc nâng cao lên và công tác huy động tiền gửi kỳ hạn của các NHTM sẽ thuận lợi hơn nhiều. Vấn đề chuyển đổi của đồng Việt Nam một chính sách kinh tế vĩ mô quan trọng vào bậc nhất trong toàn bộ chính sách kinh tế của Nhà nớc ta trong sự nghiệp đổi mới cũng đã đợc chính phủ Việt Nam đề cập đến trong nhiều văn kiện chính thức. Hiện nay, nớc ta đã có khả năng áp dụng cơ chế mua, bán ngoại tệ bình thờng và duy trì một tỷ giá thực tế ổn định. Đó là cơ sở để thực hiện nguyên tắc trên đất Việt Nam chỉ tiêu tiền Việt Nam, ngoại tệ không còn là phơng tiện thanh toán trong nớc các doanh nghiệp không nhất thiết phải có xuất mới có nhập. Tuy nhiên sự chuyển đổi của đồng Việt Nam cũng nh bất cứ đồng tiền nào của các nớc trên thế giới trớc hết tuỳ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế. Một đồng tiền đợc chuyển đổi tự do là đồng tiền ổn định, bất cứ ai có tiền đều có quyền tự do chuyển đổi với các đồng tiền khác tuỳ theo tỉ giá hối đoái thị trờng ấn định hàng ngày. Ngời dân sẽ an tâm hơn khi gửi tiền với kỳ hạn dài vào các định chế tài chính trong nền kinh tế mà không phải lo sợ sự mất giá của đồng tiền. Muốn tạo lập sự ổn định của tiền tệ, nâng cao sức mạnh và khả năng chuyển đổi của đồng Việt Nam, Nhà nớc cần đẩy lùi lạm phát, duy trì tỷ số tăng giá hàng năm còn một con số ( phải đạt từ 2 đến 5%/năm là tối đa). Liên quan đến đó là giá cả kinh doanh tiền tệ, tức lãi suất tiền vay, tiền gửi cũng chỉ còn một con số (từ 4-7%/năm). Ngoài ra đất nớc phải có dự trữ ngoại tệ chiến lợc, không dùng vào yêu cầu câu đối thiếu hụt vãng lai của cán cân thanh toán quốc tế. Tiếp theo, cơ cấu giá cả trong nớc về cơ bản phải phù hợp với cơ cấu giá cả thế giới, thiết lập thị trờng hối đoái Việt Nam phù hợp với cơ chế thị trờng này và hoà nhập với quốc tế. Tỷ giá hối đoái thực sự phản ánh diễn biến cung cầu của thị trờng, tránh các đột biến làm giảm sức mua của nội tệ.

Có các chính sách phát triển kinh tế đúng đắn: Chính phủ cần có cách chính sách tiết kiệm, đầu t một cách hợp lý, giảm bớt hệ thống quản lý hành chính chồng chéo, tăng cờng tính độc lập của NHNN trong việc thực thi chính

sách tiền tệ quốc gia sao cho phù hợp và gắn liền với thực tiễn. Chiến lợc ổn định và phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2000 đã chỉ rõ: “chính sách tài chính quốc gia hớng vào việc tạo vốn và sử dụng vốn có hiệu quả trong toàn xã hội tăng nhanh sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân, điều tiết quan hệ tích luỹ - tiêu dùng theo hớng nâng dần tỉ lệ tích luỹ". Để giải quyết vấn đề huy động vốn cho công nghiệp hoá và hiện đại hoá Nhà nớc nâng cao năng lực hoạch định và điều hành chính sách tiền tệ, tạo lập một chính sách tiền tệ tích cực, năng động và có hiệu quả luôn hớng tới mở rộng mọi nguồn vốn đầu t cho đất nớc kiểm soát đợc mọi nguồn vốn đầu t. Ngoài ra Nhà nớc phải kiện toàn hệ thống trung gian tài chính đa thành phần đa năng, đẩy mạnh phát triển thị trờng vốn dài hạn tạo lập uy tín trong phục vụ khách hàng, đảm bảo an toàn về tài sản cho khách hàng và cho chính bản thân Ngân hàng: khẩn trơng hoàn thiện các thị trờng tiền tệ ngắn hạn, tạo đà đẩy nhanh quá trình phát triển thị trờng vốn ngắn hạn (thị tr- ờng chứng khoán) nhằm giải quyết tốt hơn. ở mức độ lớn hơn nhu cầu về vốn cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc. Về cụ thể Nhà nớc cần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn, đặc biệt các doanh nghiệp Nhà nớc bằng cách thúc đẩy tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp, tránh tình trạng đầu t dàn trải, tham ô, lãng phí, lãi giả lỗ thật... làm giảm lòng tin của dân chúng vào các chính sách phát triển kinh tế chung của Đảng và Nhà nớc.

Một phần của tài liệu Huy động tiền gửi có kỳ hạn tại chi nhánh Thăng Long - Ngân hàng thương mại cổ phần Kỳ Thương (Trang 84 - 86)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(74 trang)
w