Những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thủy

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ (Trang 30 - 34)

d. Quyết toán thuế

2.3.2.Những tồn tại trong công tác quản lý thu thuế GTGT đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thủy

các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Giao Thủy

Một nguyên nhân tạo ra nhiều kết quả và một kết quả cũng có thể được tạo ra bởi nhiều nguyên nhân, vì vậy thực trạng hoạt động ở Chi cục Thuế huyện là do những nguyên nhân đan xen tác động và tạo ra những hệ quả tương quan, có tốt và cả không tốt.

Trong công tác thu thuế

Với những con số ở bảng trên, vấn đề được đặt ngược lại với mức thuế thu được tăng cao như thế thì có phải là hoàn toàn hợp lý, dễ hiểu hay không? Nhìn từ góc độ khác những tín hiệu trên không đáng mừng mà trái lại, nó là

những cảnh báo. Đó là dấu hiệu của thất thu chứ không đơn thuần là thu vượt mức kế hoạch. Với tình hình phát triển kinh tế hiện nay, dù không thể cho là quá tốt đẹp nhưng chúng ta cũng yên tâm rằng nó cũng đi vào quỹ đạo, đang trên con đường đi đến phát triển. Như vậy, nếu có thất thu thì nguyên nhân từ tụt giảm kinh tế là rất thấp mà chủ yếu nguyên nhân từ công tác quản lý.

Về cơ sở kinh doanh còn tình trạng trốn lậu thuế, nợ đọng thuế làm thất thu cho NSNN đồng thời không đảm bảo công bằng xã hội. Đa số các cơ sở kinh doanh chưa có ý thức chấp hành tốt Luật thuế, nhận thức việc đóng thuế có nhiều sai lệch nên cố tình vi phạm, khai man trốn thuế với nhiều hình thức: thực hiện chế độ sổ sách kế toán không nghiêm túc hoặc chỉ làm qua loa nhằm cố tình dây dưa chậm nộp thuế xuất hóa đơn thấp hơn thực tế, số ghi thấp hơn giá thanh toán thực tế, mua bán hàng không ghi vào sổ sách, chứng từ kế toán lập không đúng nguyên tắc nhất là các chứng từ thanh toán trong quan hệ mua bán cung ứng dịch vụ, hạch toán các khoản chi phí không hợp lý, hợp lệ kể cả không có chứng từ vẫn đưa vào hạch toán, lập bảng kê khống tăng giá mua để gian lận thuế GTGT được khấu trừ đầu vào, kê khai không chung thực, không đúng thực tế với mục đích né tránh nộp thuế. Trình độ quản lý thuế chưa theo kịp trình độ gian lận nên rất khó phát hiện để xử lý, đòi hỏi thời gian xử lý kéo dài do nhiều vấn để phức tạp, khó giải quyết.

Về cơ chế quản lý và tổ chức thực hiện như môi trường pháp lý liên quan đến quản lý thuế chưa được cải cách đồng bộ. Các cơ quan chức năng, các tổ chức cá nhân chưa đề cao trách nhiệm pháp luật trong việc cung cấp thông tin và phối hợp chặt chẽ với cơ quan thuế trong công tác quản lý thuế. Việc quy định ký kết hợp đồng kinh tế vẫn chưa chặt chẽ, không thông qua một cơ quan quản lý nhà nước nào, nên nhiều hợp đồng mua bán không được ghi sổ sách đầy đủ do đó cơ quan thuế rất khó quản lý để thu thế. Năng lực trình độ trách nhiệm quản lý thuế của cơ quan thuế chưa đáp ứng được yêu

cầu quản lý mới, chưa phù hợp với nền kinh tế nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường. Đồng thời chế tài xử phạt vi phạm về thuế chưa được quy định rõ ràng, các hình thức xử phạt vi phạm về thuế còn quá nhẹ, chưa đủ mức răn đe ngăn chặn các hành vi gian lận về thuế.

Về hệ thống thuế hiện nay có nhiều sửa đổi, cải tiến nhưng vẫn chứa đựng nhiều tồn tại như có quá nhiều đối tượng không thuộc diện chịu thuế (gồm 26 nhóm hàng hóa, dịch vụ) vừa không khai thác hết nguồn thu ngân sách vừa làm cho việc tính thuế, khấu trừ thuế không được liên hoàn giữa các khâu trong quá trình sản xuất kinh doanh. Doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa, dịch vụ này một số dịch vụ xuất khẩu thuộc diện không chịu thuế giá trị gia tăng nên không được hoàn thuế giá trị gia tăng đầu vào làm giảm khả năng cạnh tranh của các loại hàng hóa dịch vụ này. Qui định khấu trừ thuế theo tỷ lệ % của hàng hóa dịch vụ sản phẩm nông lâm sản cơ sở chế biến mua trực tiếp của người sản xuất không có hóa đơn là nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho người sản xuất nhưng đã bị một số doanh nghiệp lợi dụng để khai khống hàng hóa đầu vào, khai khống hàng hóa xuất khẩu để chiếm đoạt tiền hoàn thuế GTGT của Nhà nước.

Trong công tác kiểm soát thuế GTGT

Trong tình hình kinh tế phát triển ngày càng đa dạng, phong phú về loại hình, về quy mô hoạt động, việc tổ chức quản lý thu như hiện nay bắt đầu bộc lộ những nhược điểm:

Khối lượng quản lý công việc ngày càng tăng do đối tượng quản lý tăng, cách thức và quy mô hoạt động của các đối tượng kinh doanh đa dạng hơn. Công tác quản lý thuế ngày càng đòi hỏi cơ quan thuế cũng như cán bộ quản lý thuế phải thực hiện nhiều loại công việc mang tính nghiệp vụ cao, phải đảm bảo công tác quản lý chặt chẽ đúng pháp luật, trong khi đó phần lớn

công việc hành chính trên giấy tờ chiếm hầu hết trong thời gian quản lý làm cho công tác kiểm tra thường xuyên khó tiến hành.

Việc quyết toán cuối năm không thực hiện kịp thời vì phải kiểm tra lại 12 tháng làm cho tiền thuế chậm nộp vào ngân sách. Việc phân công cán bộ thuế ở quá lâu trên một địa bàn dễ tạo ra các mối quan hệ ảnh hưởng sấu đến kết quả thu

Những thiếu sót của các cơ sở kinh doanh chưa được nhắc nhở, xử lý kịp thời tạo thành thói quen”xem thường” pháp luật, việc kê khai nộp thuế ở nhiều cơ sở chưa thực hiện nghiêm túc, thời gian thường kéo dài quá hạn nộp quy định do các biện pháp chưa đủ sức răn đe.

Tác phong làm việc của một số cán bộ thuế chưa tốt, nhất là các nhân viên, còn quá rề rà, thiếu tinh thần trách nhiệm lợi dụng quyền hạn để trục lợi, làm khó cho nhiều cơ sở kinh doanh.

Điều đó cũng đủ để thấy công tác kiểm tra, thanh tra là thật sự cần thiết. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra bản thân nó lại bộc nộ nhiều nhược điểm như: giữa tổ thanh tra, kiểm tra thiếu sự phối hợp chặt chẽ với các tổ, đội thu thuế dẫn đến kiểm tra trùng lặp các cơ sở kinh doanh tạo dư luận không tốt và gây khó khăn cho người kinh doanh, mặc dù theo quy trình mới đã giảm bớt phần lớn trách nhiệm của cán bộ quản lý trong công tác tính thuế nhưng trên thực tế thì trách nhiệm ở các khâu khác lại tăng lên nên phải đảm nhận một công việc lớn hơn. Hơn nữa một số cán bộ làm công tác kiểm soát kém hiệu quả. Bản thân những cán bộ làm công tác thanh tra, kiểm tra hiếm khi bị kiểm soát nên rất dễ dẫn đến tình trạng ỷ lại, cửa quyền móc nối bên ngoài.

Tóm lại, công tác kiểm soát vẫn còn rất mới mẻ, đội ngũ kiểm soát chưa có kinh nghiệm nên hiệu quả còn thấp. Tuy nhiên, trong thời gian vừa

qua công tác này cũng đã phát huy tác dụng. Nhờ qua kiểm soát phát hiện được công tác quản lý yếu kém ở khâu nào, mức độ ra sao để còn khắc phục. Tăng cường kiểm soát phải đi đôi với đổi mới quản lý thì hiệu quả mới cao.

Một phần của tài liệu DOANH NGHIỆP VÀ QUẢN LÝ THU THUẾ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ (Trang 30 - 34)