III.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty cổ phần Việt C&C:

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty Việt C&C (Trang 44 - 50)

I. Một số nét khái quát về sự hình thành và phát triển của Công ty cổ phần ViệtC&C

III.Các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty cổ phần Việt C&C:

ty cổ phần Việt C&C:

Sau đây là mốt số giải pháp được tổng hợp và kiến nghị ,em xin phép được đưa ra không chỉ nói chung cho công ty Việt C&C mà hy vọng nó là một số giải pháp hữu ích cho cả các doanh nghiệp đang kinh doanh hàng hóa thủ công mỹ nghệ nói chung và mặt hàng sơn mài nói riêng:

1.Phát triển nguồn nhân lực,đặc biệt duy trì,đâo tạo ,tuyển chọn những công nhân tay nghề cao :

Đối với bất cứ công ty nào,trong lĩnh vực nào,nhân lực luôn là nguồn động lực quan trọng nhất cho các hoạt động và sự phát triển.Đặc biệt với Việt C&C ,trong lĩnh vực sản xuất sơn mài lại càng quan trọng hơn.Trong thời gian vừa qua ,có thể thấy hợp đồng công ty nhận được qua rất nhiều khâu và công đoạn khó khăn,từ khâu maketting,khâu giao dịch,cho tới đội ngũ sản xuất,và đối với mỗi khâu lại cần những con người xuất sắc ,am hiểu công việc và tận tụy làm việc.Chỉ cẩn một khâu làm không tốt lập tức ảnh hưởng tới toàn công ty.

Và trong quá trình sản xuất cũng vậy,từ khâu mài,bả,tới khâu phun sơn.Nếu có được những người thợ tốt thì sẽ tiến hành công việc rất nhanh và dễ dàng.

Bên cạnh đó,ngày càng có nhiều công ty tham gia vào sản xuất và kinh doanh loại hàng hóa này,vì vậy,sẽ rất khó khăn nếu công ty không có một đội ngũ mạnh hơn,vững chắc hơn để có thể theo kịp cũng như vượt lên các doanh nghiệp cùng ngành.

2,Phát triển các làng nghề và các vùng nguyên vật liệu :

Nguyên liệu luôn là vấn đề sống còn với các doanh nghiệp sản xuất,đối với loại mặt hàng sơn mài lại càng cần thiết vì nguyên liệu để sản xuất hàng sơn mài tuy rất phong phú nhưng lại phụ thuộc vào tự nhiên khá nhiều,như vùng tre,nứa,gỗ,…

Làng nghề nước ta là “cái nôi” chủ yếu sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ truyền thống, cho nên, để phát triển hàng thủ công mỹ nghệ, nhất thiết phải quan tâm củng cố và phát triển làng nghề. Đó là các giải pháp như: quy hoạch sản xuất, xây dựng kết cấu hạ tầng của làng nghề, bảo vệ và phát triển môi trường, khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường nhất là tại các làng nghề chế biến thực phẩm), tổ chức lại sản xuất, cải tiến quản lý, v.v... Theo quy định hiện hành của Bộ NN và PTNT, được công nhận nghề truyền thống là những nghề (1) đã xuất hiện tại địa phương từ trên 50 năm tính đên thời điểm được công nhận; (2) tạo ra những sản phẩm mang bản sắc văn hóa dân tộc; (3) gắn với tên tuổi của một hoặc nhiều nghệ nhân hoặc tên tuổi của làng nghề. Được công nhận làng nghề là những làng có đủ các tiêu chí (1) có tối thiểu 30% tổng số hộ trên địa bàn tham gia các hoạt động ngành nghề nông thôn; (2) hoạt động sản xuất kinh doanh ổn định tối thiểu 2 năm tính đến thời điểm được đề nghị công nhận và (3) chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làng nghề truyền thống là những làng đạt được tiêu chí làng

nghề và có ít nhất một nghề truyền thống (với một số làng tuy chưa đạt đầy đủ các tiêu chí làng nghề nhưng nếu có ít nhất một nghề truyền thống thì cũng được công nhận là làng nghề truyền thống).

Thực tiễn cho thấy, việc phát triển làng nghề, nhất là phát triển các nghề thủ công mỹ nghệ có ý nghĩa và tác dụng rất quan trọng trong nhiệm vụ phát triển nông thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Không những thế, khôi phục và phát triển làng nghề còn có ý nghĩa sâu sắc về văn hóa và du lịch, là đề cao giá trị văn hóa truyền thống trong các sản phẩm làng nghề, trong các làng nghề có làng tồn tại hàng trăm năm, là giới thiệu và tôn vinh tinh hoa văn hóa nước ta bằng những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách từ nhiều nước đến Việt Nam để “khám phá Việt Nam”...

ý nghĩa cấp bách trước mắt trong việc phát triển làng nghề, ngành nghề tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn, đó là việc tạo thêm nhiều việc làm cho hàng chục triệu lao động nông nghiệp, những người

đang chưa có việc làm gồm nông dân trong những ngày nông nhàn; nông dân trong các vùng đô thị hóa mà ruộng đất được chuyển đổi sang các mục đích phi nông nghiệp đang di chuyển về các thành phố, tạo ra sức ép về việc làm, nhà ở và nhiều nhu cầu khác về kinh tế, xã hội; đó là những thanh niên nông thôn hàng năm đến tuổi lao động; đó cũng là những lao động trong các doanh nghiệp nhà nước nay dôi ra do sắp xếp lại doanh nghiệp, v.v... Phát triển làng nghề sẽ góp phần vào quá trình đô thị hóa, hình thành nhiều đô thị nhỏ làm vệ tinh cho các thành phố lớn. Với hệ thống đường giao thông, hệ thống điện cho sản xuất và sinh hoạt, phương tiện thông tin liên lạc, trường học, bệnh viện, v.v... tất cả sẽ tạo nên bộ mặt nông thôn mới văn minh, hiện đại. Sản phẩm làng nghề, thủ công mỹ nghệ sẽ được sản xuất vừa tập trung vừa phân tán trong các khu, cụm công nghiệp nhỏ và vừa, cũng như trong các gia đình. Để thúc đẩy các công việc nói trên, rất cần xúc tiến triển khai quy hoạch phát triển ngành nghề, làng nghề nông thôn gắn với bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống, giúp cho thủ

công mỹ nghệ có cơ sở phát triển, mở rộng thêm sản xuất và nâng cao thêm giá trị sản phẩm.

Làng nghề nước ta đang từ truyền thống tiến lên hiện đại và hội nhập kinh tế quốc tế. Từ đó, nhu cầu đòi hỏi tổ chức lại sản xuất trong mỗi cơ sở sản xuất, mỗi doanh nghiệp và trong phạm vi từng làng nghề là có thật. Mỗi làng nghề hiện có nhiều loại hình sản xuất kinh doanh; đó là các tổ sản xuất, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty TNHH, hợp tác xã, v.v... rất phong phú, đa dạng, có thể ví dụ như Xã Dương Liễu (huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Tây) hiện có 25 công ty TNHH và công ty cổ phần, 1.938 hộ trong số 2.652 hộ của toàn xã tham gia sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ. Thế nhưng, hầu hết các cơ sở này vẫn kinh doanh riêng lẻ, nhà nào biết nhà ấy; quản lý sản xuất kinh doanh một cách đơn giản, có nơi còn tùy tiện theo kiểu gia đình. Việc liên kết, liên doanh giữa các cơ sở trong cung ứng nguyên liệu, vật tư, trong đổi mới công nghệ cũng như trong tiêu thụ hàng hóa hầu như chưa được tổ chức. Để nâng cao chất lượng hàng thủ công mỹ nghệ, tăng thêm sức mạnh cho các cơ sở, giải pháp hàng đầu hiện nay chính là tổ chức lại công tác quản lý ngay trong mỗi cơ sở sản xuất.

Bên cạnh việc tập trung phát triển các làng nghề, việc quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cũng là một biện pháp tốt nhằm giải quyết tình trạng khan hiếm nguyện liệu cho sản xuất của các doanh nghiệp..song song với đó là ý thức khai thác và sử dụng nguyên liệu của các nhà cung cấp nguyên liệu và các doang nghiệp cần hiệu quả và tiết kiệm hơn.Sử dụng hợp lý nhất với nguồn nguyên liệu hiện có.Tránh tình trạng khai thác bừa bãi và sử dụng lãng phí tài nguyên.

3,Thu hút thêm vốn , mở rộng quy mô sản xuất:

Cũng giống như nhiều doanh nghiệp khác của Việt Nam,một trong những nhược điểm lớn của Việt C&C là quy mô của doanh nghiệp vẫn còn hạn

chế ,nhiều khi không đáp ứng được với yêu cầu của khách hàng về thời gian và số lượng.

Mặt khác ,đối với những thị trường khách hàng khó tính như Châu Âu và Mỹ,đôi khi yêu cầu về nhà xưởng sản xuất của họ là rất khắt khe với các tiêu chuẩn ngặt nghèo.Trước khi ký hợp đồng,khách hàng thường phải kiểm tra và thị sát tận nơi khu vực sản xuất của các công ty.Chính vì vậy,để đạt được các hợp đồng lớn ,và đủ tiêu chuẩn sản xuất ,tránh tình trạng thiếu hụt nguồn vốn chúng ta cần phải tập trung thu hút thêm vốn và mở rộng quy mô sản xuất.

4,Liên kết với các làng nghề,các công ty khác,các hiệp hội và sự trợ giúp của nhà nước:

Tuy thời gian vừa qua.công ty đã bước đầu thành công khi tham gia và nhận được sự giúp đỡ của Hiệp hội xuất nhập khẩu hàng thủ công mỹ nghệ nhưng cũng từ sự thành công đó có thể thấy sự giúp đỡ của các hiệp hội và sự liên kết giữa các công ty ,doanh nghiệp là hết sức quan trọng.Liên kết được với nhau chúng ta sẽ tránh được các tình trạng ,các vấn đề như cạnh tranh nhau không công bằng giữa các doanh nghiệp và tình trạng ăn cắp mẫu mã lẫn nhau.

Không giống như các doanh nghiệp nước ngoài ,có sự liên kết chặt chẽ với nhau giữa các doanh nghiệp ,doanh nghiệp Việt Nam luôn nhiều sự cạnh tranh không công bằng.,về giá cả cũng như sản xuất.

5,Đẩy mạnh khâu thiết kế ,sáng tạo sản phẩm mới:

Đây rõ ràng là một bài toán khó đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói chung cũng như Việt C&C.Các sản phẩm vẫn còn mang tính thô sở và máy móc,chưa ghi được dấu ấn của tính sáng tạo cũng như sự tinh tế ,cái riêng của các doanh nghiệp khi tham gia sản xuất và chào hàng.

Để có được điều này ,các doanh nghiệp cần phối hợp với các trung tâm thiết kế ,các trường đào tạo mỹ thuật một cách bài bản.Cử các chuyên gia

design đi học tập và đào tạo tại các nước có thế mạnh về thiết kế.Cũng như các doanh nghiệp cũng nên trao đổi và học tập lẫn nhau.

6.Tăng cường phát triển thị trường cho mảng sơn mài:

Trên cơ sở thực trạng xuất khẩu hàng sơn mài ở công ty VIệt C&C ,em xin đưa ra một số biện pháp nhằm phát triển thị trường theo cả chiều rộng và chiều sâu:

1. Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường :

Do dặc tính của sơn mài là lọai hàng hóa thủ công nhưng lại có rất nhiều tính chất riêng ,và là một trong những hàng hóa khó tính,cách dùng rất cẩn thận và có yêu cầu cao.Cho nên khi tìm hiểu và nghiên cứu cần tỉ mỉ và chi tiết nhu cầu sử dụng cũng như môi trường sử dụng sản phẩm của khách hàng để có những cách dùng phù hợp.

2. Xây dựng chính sách phát triển phù hợp với từng thị trường 3. Phân bổ ngân sách thoả đáng cho công tác phát triển thị trường. Để phát triển thị trường, các doanh nghiệp cần phải tiến hành một loạt các hoạt động nghiên cứu, quảng cáo, xúc tiến thị trường và các hoạt động này đòi hỏi một nguồn ngân sách tương đối lớn.

Các thông tin về thị trường thu thập qua các phương tiện thông tin đại chúng như sách báo, vô tuyến, mạng Internet...thường không tốn kém nhưng nhiều khi chung chung, chưa chính xác. Để có các thông tin chính xác hơn, các doanh nghiệp sẽ phải bỏ tiền ra mua hoặc cử người sang thu thập nghiên cứu tại thị trường. Cách này đòi hỏi chi phí cao và nếu ngân sách dành cho công tác nghiên cứu thị trường quá nhỏ thì các doanh nghiệp không thể thực hiện được.

Mặt khác, để bán được hàngcác doanh nghiệp không chỉ cần có chất lượng hàng hoá tốt, giá cả hợp lý mà còn cần những hoạt động quảng cáo, tiến hành các hoạt động xúc tiến nhằm cung cấp thông tin cho người mua, thu hút lôi cuốn họ. Khả năng tài chính mạnh sẽ cho phép các doanh nghiệp

tiến hành các hoạt động quảng cáo, xúc tiến một cách đồng bộ hơn, tiếp cận thị trường tốt hơn.

Hiện nay, ngân sách dành cho hoạt động phát triển thị trường của các doanh nghiệp vẫn còn hạn chế, mới đủ cho các chương trình quảng cáo nhỏ như in cataloge giới thiệu. Việc tham dự các triển lãm quốc tế cón ít. Ngoài ra, cơ chế khoán lãi đến từng phòng tuy có ưu điểm góp phần nâng cao tính năng động trong kinh doanh nhưng để hoàn thành chỉ tiêu, các phòng nghiệp vụ sẽ khó gánh nổi chi phí nghiên cứu, quảng cáo, các hoạt động xúc tiến thị trường nhiều khi bị cắt bỏ...

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu hàng sơn mài tại công ty Việt C&C (Trang 44 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w