Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh kĩ thuật

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 83 - 85)

Đối với các dự án xây dựng văn phòng thì đây là một nội dung thẩm định rất khó đối với các cán bộ thẩm định, bởi vì như ta biết thì hầu hết các cán bộ thẩm định hiện tại đều tốt nghiệp từ các trường thuộc khối kinh tế, do vậy có thể họ nắm tốt về chuyên môn thẩm định còn chuyên môn sâu trong lĩnh vực xây dựng thì kiến thức còn hạn chế, sẽ khó và mất nhiều thời gian cho cán bộ thẩm định tìm hiểu một cách sâu và chuẩn về các chỉ tiêu định mức kĩ thuật này như thẩm định về công nghệ xây dựng, thiết bị kèm theo, việc tính toán, xác định định mức kinh tế kĩ thuật các hạng mục dự án, giá cả liên quan đến các hạng mục còn lúng túng, tổng dự toán, tổng vốn đầu tư còn gặp nhiều khó khăn...

Vì vậy, Ngân hàng nên thuê các công ty xây dựng có chuyên môn trong lĩnh vực lập và thẩm định các dự án xây dựng, thẩm định khía cạnh này sớm. Sau đó lưu giữ những dự án đó để xây dựng nên một số tiêu chuẩn về máy móc, công nghệ, thiết bị, về cách tính toán giá cả chi phí, dự toán đầu tư từng hạng mục… để từ đó khi cán bộ

thẩm định một dự án xây dựng văn phòng tương tự thì có thể lấy đó làm cơ sở tham chiếu. Còn đối với những dự án xây dựng văn phòng có quy mô lớn, trình độ công nghệ phức tạp thì thật sự vẫn cần thuê các công ty, chuyên gia trong lĩnh vực xây dựng thẩm định khía cạnh kĩ thuật của dự án, sẽ đảm bảo độ chính xác cao, đồng thời rút ngắn thời gian thẩm định.

Một giải pháp nữa rất hay nhằm đánh giá chính xác các yêu cầu kĩ thuật của dự án. Khi chủ đầu tư muốn vay vốn cho dự án xây dựng văn phòng của mình, đặc biệt với những dự án xây dựng văn phòng có tổng vốn đầu tư lớn ngân hàng yêu cầu chủ đầu tư phải “bảo vệ” cho thiết kế kĩ thuật của mình. Ngân hàng sẽ tổ chức một buổi hội thảo, có mời các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xây dựng đến, cùng vơi cán bộ thẩm định, yêu cầu chủ đầu tư thuyết trình, bảo vệ cho thiết kế cơ sở của dự án. Nếu có điểm nào chưa hợp lý, cán bộ thẩm định và chuyên gia sẽ hỏi ngay và yêu cầu chủ đầu tư giải trình, những điều chưa hợp lý, yêu cầu chủ đầu tư bổ sung hoặc thay đổi. Cũng nên khuyến khích chủ đầu tư có nhiều giải pháp kĩ thuật để có thể lựa chọn được giải pháp tốt nhất phù hợp với tình hình thực tế.

2.2.8.3.Giải pháp nâng cao chất lượng thẩm định khía cạnh tài chính :

Thông thường các dự án xây dựng sẽ được tài trợ nguồn vốn từ nhiều nguồn khác nhau, ngoài nguồn vốn tự có, có thể là vốn góp, vốn cam kết cho vay từ các cá nhân, tổ chức kinh tế khác, các tổ chức tín dụng khác, hay vốn giải ngân từ nhà nước vì vậy cần kiểm tra kỹ tính xác thực của từng nguồn vốn độc lập với nhau, về số lượng cũng như thời gian cho vay để từ đó xác định xem từng giai đoạn của dự án có đảm bảo được lượng vốn cần thiết hay không, tránh xảy ra tình trạng thiếu vốn làm chậm tiến độ thi công của công trình. Cụ thể cần yêu cầu ngay tại thời điểm xin vay vốn cần yêu cầu chủ đầu tư giải ngân được số vốn cam kết đầu tư dự án.

Một giải pháp nữa có thể áp dụng khi tính hiệu quả của dự án, đó là ta chỉ tính

NPVt tức là chỉ tính dòng tiền đến thời điểm trả hết nợ ngân hàng. Một số doanh

nghiệp khi xây dựng văn phòng cho thuê đá dùng chính văn phòng này làm tài sản đảm bảo để trả nợ ngân hàng, Tất nhiên là Ngân hàng Vietcombank đã xây dựng kế hoạch trả nợ chi tiết trong vòng bao nhiêu năm, nhưng để đảm bảo khả năng trả nợ

của dự án thì cán bộ thẩm định nên tính thêm chỉ tiêu NPV tính đến thời điểm chủ đầu tư cam kết trả hết nợ, nếu NPV >0 thì khả năng trả nợ đứng hạn của doanh nghiệp là cao. Cho dù NPV của cả đời dự án >0 nhưng nếu NPV tính tới thời điểm trả hết nợ Ngân hàng vẫn âm thì cần có các hình thức yêu cầu chủ đầu tư có các tài sản đảm bảo khác bù đắp phần còn thiếu đó, hoặc phải xem xét lại dự án, nếu không sẽ xảy ro rủi ro về khả năng trả nợ không đúng hạn.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án đầu tư tài Sở giao dịch 1 Ngân hàng Công thương Việt Nam (Trang 83 - 85)