thị trường kinh doanh.
Trong giai đoạn 2008-2010 UNIMEX Hà Nội chú trọng việc tăng tỷ trọng tổng kim ngạch nhập khẩu, giảm tỷ trọng tổng kim ngạch xuất khẩu để tăng khả năng thu lợi nhuận và tránh rủi ro cho công ty trong quan hệ thương mại với nước ngoài. Giải pháp để thực hiện yêu cầu đó là phải tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để lựa chọn cũng như phát triển thị trường kinh doanh, giải pháp gồm các ý sau:
- Khi xâm nhập vào bất cứ thị trường nào cũng cần phải xem xét môi trường kinh doanh, phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng, để xem hàng hóa xuất khẩu có phù hợp với thị trường đó hay không. Việc nghiên cứu thị trường nhằm mục đích thu thập thông tin chính xác kịp thời và toàn diện về thị trường, qua đó công ty nắm bắt được các thông tin về của thị trường, của đối thủ cạnh tranh, nhu cầu thị hiếu của khách hàng về mẫu mã, chất lượng , giá cả, chủng loại sản phẩm trên thị trường…Khi đã có đủ thông tin thị trường mà
mình muốn xâm nhập, cần phải phân tích xử lý thồng tin để đưa ra quyết định hợp lý và có tính khả thi nhất.
- Khi nghiên cứu thị trường, công ty còn cần nghiên cứu khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp khác, cung ứng sản phẩm như thế nào với giá cả ra sao, thị phần của họ trên thị trường, các biện pháp cạnh tranh của họ đang sử dụng.
- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu các mặt hàng giống nhau thì cần ưu tiên chất lượng và giá cả ngang nhau để chiếm được thiện cảm của khách hàng, tránh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp khác.
- Trên thị trường quốc tế, sự cạnh tranh của các doanh nghiệp là rất khốc liệt, hiện nay việc xuất khẩu của công ty gặp khó khăn do cạnh tranh với các doanh nghiệp cùng xuất khẩu sản phẩm. Trong cuộc cạnh tranh này, phần thua thường thuộc về các doanh nghiệp kém về công nghệ sản xuất dẫn đến giá thường cao hơn, chất lượng cũng kém hơn. Như vậy để thắng lợi trong các thị trường này cần một sự hiểu biết về thị trường cạnh tranh, chọn phần thị trường phù hợp với khả năng của công ty.
- Trên cơ sở nghiên cứu nhu cầu thị trường, các đối thủ cạnh tranh, công ty nên so sánh các điểm mạnh điểm yếu của mình và của đối thủ, từ đó xác định thị trường trọng điểm của mình.