I. Giới thiệu chung về công ty (VINATEXIMEX)
4. Đặc điểm thị trờng:
Do đặc thù riêng của Công ty chỉ là một đơn vị kinh doanh thơng mại thuần túy chứ không phải là đơn vị trực tiếp sản xuất kinh doanh nên hoạt động gia công xuất khẩu của Công ty không chỉ đóng một vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của Công ty mà còn mang ý nghĩa to lớn đối với các doanh nghiệp đợc Công ty ký hợp đồng gia công sản xuất ở trong nớc. Thông qua hoạt động gia công xuất khẩu, Công ty đã tăng đợc tích lũy, nâng cao thu nhập cho cán bộ công nhân viên vì lợi nhuận thu đợc từ hoạt động gia công xuất khẩu là một yêu cầu quan trọng chiếm tỷ trọng lớn trong tổng lợi nhuận của Công ty.
Trong kinh doanh, Công ty luôn có nhiều bạn hàng tin cậy trogn và ngoài nớc. Thị trờng trong nớc bao gồm Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh, miền Trung, với các bạn hàng lớn nh Dệt 8/3, Công ty May 10, Dệt Minh Khai, May Thăng Long, Dệt Thành Công...
Thị trờng xuất nhập khẩu của Công ty chủ yếu là Mỹ trong khối EU, Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc,...
Là một Công ty thơng mại thuần túy, chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng của Ngành dệt may từ các sản phẩm may mặc, dệt kim, khăn bông... đến thiết bị phụ tùng ngành dệt may, hóa chất, thuốc nhuộm. Công ty luôn phải tìm cho mình một phơng thức kinh doanh phù hợp, đem lại hiệu quả lợi nhuận cao nhất.
Đứng trớc nhu cầu to lớn của thị trờng cộng thêm sự cạnh tranh gay gắt của các đối thủ cạnh tranh Công ty VINATEXIMEX gặp rất nhiều khó khăn trong việc xuất khẩu các mặt hàng của mình sang thị trờng Mỹ.
Khó khăn lớn nhất của Công ty là phải cạnh tranh với hàng Trung Quốc ngay cả trên thị trờng trong nớc cũng nh thị trờng Mỹ. Sản phẩm Dệt May của Trung Quốc nổi tiếng trên thế giới bởi mẫu mã đẹp, chủng loại phong phú giúp cho ngời tiêu dùng có thể tha hồ lựa chọn.
Trong nhiều hợp đồng xuất khẩu Công ty không thể đáp ứng đợc nguồn nhiêu liệu mà phái đối tác yêu cầu bằng nguồn nguyên liệu trong nớc, do ở Việt Nam có sự mất cân bằng giữa ngành Dệt và ngành May. Để sản xuất Công ty lại phải nhập từ phía Trung Quốc, Đài Loan nhng khi nhập nguyên vật liệu từ Trung Quốc để sản xuất hàng xuất khẩu thì giá cả sản xuất lại cao hơn so với hàng Trung Quốc cho nên Công ty phải hết sức nỗ lực, khắc phục khó khăn đó.
Sau khi gia nhập tổ chức thơng mại thế giới WTO cùng với việc EU và Trung Quốc ký hiệp định về hàng Dệt May, Trung Quốc sẽ đợc hởng nhiều u đãi. Hàng Dệt May của Công ty sẽ phải đơng đầu với sự cạnh tranh gay gắt hơn không chỉ trên thị trờng xuất khẩu mà còn cả trên thị trờng trong nớc.
Ngoài Trung Quốc, một số nớc ASEAN nh Thái Lan, Inđônêxia, Campuchia cũng là những đối thủ đáng gờm trên thị trờng thế giới. Tuy nhiên hàng Thái lan mẫu mã tuy đẹp nhng giá cả kém cạnh tranh hơn hàng Việt Nam và hàng Trung Quốc, còn hàng Inđônêxia do tình hình chính trị không ổn định cho nên các đối tác cũng hạn chế kinh doanh với nớc này. Vì vậy đối thủ cạnh tranh mạnh nhất của Công ty vẫn là Trung Quốc.