Khu vực ngoài quốc doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố pdf (Trang 48 - 54)

Từ khi có đường lối đổi mới của Đảng, các thành phần kinh tế có điều kiện phát triển, vì đã khơi dậy những tiềm năng có nguy cơ bị mai một. Kinh tế Việt Nam bước

vào thời kỳ khởi sắc chuyển biến thực sự. Trong những năm 1988 - 1990, đặc biệt là sau Đại hội VII của Đảng, nền kinh tế nước ta ổn định và tăng trưởng.

Trên địa bàn Quận 11, mô hình và các phương thức hoạt động của các đơn vị sản xuất CN - TTCN ngoài quốc doanh cũng khá đa dạng và phong phú, máy móc thiết bị công nghệ kết hợp khéo léo giữa thủ công với hiện đại, thích ứng và nhạy bén với cơ chế thị trường. Nhờ vậy, các cơ sở ngoài quốc doanh xoay trở dễ dàng trong việc định hướng sản xuất, kịp thời điều chỉnh mặt hàng sản xuất. Có những cơ sở trước đây sản xuất phụ tùng xe đạp, nay họ chuyển sang thiết kế máy sản xuất mì ăn liền cung cấp kịp thời nhu cầu của thị trường... Chính sự năng động đó mà kinh tế ngoài quốc doanh vẫn tìm được chỗ đứng và chiếm tỷ trọng lớn trong giá trị sản lượng ở quận trong khi thị trường nội địa tràn ngập hàng ngoại nhập lậu.

Nhờ chủ trương đổi mới trong kinh tế khu vực sản xuất ngoài quốc doanh mà chủ yếu là kinh tế tư nhân đã phát triển mạnh mẽ. Phần lớn sản xuất của thành phần này tập trung vào các ngành sản xuất hàng tiêu dùng, phân bố theo địa điểm ngành nghề truyền thống, mỗi loại ngành nghề thường phát triển theo cụm, khu vực. Từ sự phân bố đó cho thấy thế mạnh sản xuất gắn liền với tập quán sản xuất của cụm dân cư kết hợp với yếu tố khách quan như nguồn nguyên liệu, thị trường tiêu thụ, sự phát triển và phân bố của hệ thống cấu trúc hạ tầng có tác động rất lớn đến quá trình phân bố CN - TTCN ở Quận 11. Tập quán sản xuất, quen mua, quen bán đã là những yếu tố hình thành nên những phố, những phường, những cụm dân cư cùng sản xuất một ngành hàng, thậm chí một mặt hàng tồn tại và phát triển bền vững. Một nét độc đáo nữa của hoạt động CN - TTCN Quận 11 là tính đa dạng, phong phú của các chủng loại mặt hàng như cơ khí, tiêu dùng, chế biến thực phẩm, đã tung ra thị trường nhiều loại sản phẩm được người tiêu dùng chấp nhận và một chừng mực nào đó đã cạnh tranh được với hàng ngoại nhập, với chất lượng, mẫu mã đẹp, hợp với túi tiền của người tiêu dùng.

Thành phần kinh tế ngoài quốc doanh đóng vai trò cực kỳ to lớn trong sự nghiệp phát triển ngành CN - TTCN Quận 11 (xem bảng dưới đây)

Giá trị sản lượng CN - TTCN (giá cố định 1989)

(Đơn vị tính: triệu đồng)

Kinh tế ngoài quốc doanh/kinh tế quốc doanh (Đơn vị tính: lần) Khu vực tính 1990 1991 1992 1993 1994 90 91/9 0 92/9 1 93/9 2 94/9 3 Quốc doanh 4343 4978 6902 6118 9.00 5 Ngoài quốc doanh 219.5 90 233.3 63 311.2 58 363.6 66 480.2 99 49,52 46,88 45,09 7 59,44 2 53,04

Do vậy, Quận 11 là quận có đặc điểm khác với nhiều quận, huyện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Thu nhập quốc dân trong Quận chủ yếu trên 90% là do ngành sản xuất CN - TTCN đóng góp, trong đó kinh tế ngoài quốc doanh chiếm một phần quan trọng. Năm 1990 là năm đầu tiên nền kinh tế Việt Nam chuyển hẳn sang cơ chế thị trường, các thành phần kinh tế cạnh tranh nhau tồn tại và phát triển. Quận 11 kinh tế quốc doanh nhỏ bé, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đạt tổng sản lượng CN - TTCN là 219.590 tỷ đồng. Đến năm 1994 con số đã lên tới 480.290 tỷ đồng (giá cố định năm 1988) tăng gấp 2,18 lần so với năm 1990. Tương quan giữa qui mô khu vực ngoài quốc doanh và kinh tế quốc doanh cũng thay đổi theo thời gian 49,52 (1990) -> 46,88 lần (1991) -> 45,09 lần (1992) -> 59,44 lần (1993) -> 56,04 lần (1994), chứng tỏ giá trị làm ra phát triển không ngừng (giá trị tuyết đối).

Trong giai đoạn 1990 - 1992 có tới 3.367 cơ sở sản xuất giải quyết công ăn việc làm cho khoảng trên 21.000 lao động. Chủ trương của Đảng bộ Quận 11 là khuyến khích sự tự nguyện hợp tác liên kết vốn kỹ thuật công nghệ mà họ tự chọn phù hợp với yêu cầu sản xuất có lợi cho người sản xuất và xã hội. Khuyến khích phát triển các công ty, doanh nghiệp tư nhân không hạn chế trong phạm vi luật pháp và qui định của Nhà

nước theo hướng phát triển các cơ sở sản xuất có qui mô lớn, năng lực sản xuất lớn. Hình thành các đơn vị vệ tinh gia công cho các đơn vị sản xuất lớn. Về nguyên tắc qui mô năng lực sản xuất là do người sản xuất quyết định. Song, Quận khuyến khích các doanh nghiệp có vốn từ 100 triệu trở lên mua nhập công nghệ đồng bộ, hoàn chỉnh... hoạt động theo luật công ty và doanh nghiệp.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh của Quận 11 có nhiều thế mạnh trong việc tiêu thụ sản phẩm ra nước ngoài và mạnh dạn đầu tư phát triển sản xuất. Trong những năm 1993 - 1994, số cơ sở sản xuất cũng tăng lên (khoảng 1,04 lần so với năm 1990), nhưng lực lượng lao động đã lên tới 28.477 người và đã sản xuất ra khối lượng hàng hóa gấp 2,24 lần so với năm 1990 và doanh thu gấp 3,65 lần so với năm 1990, chiếm 47,48% toàn bộ doanh thu CN - TTCN Quận 11.

Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh nổi bật nhất là hoạt động của khối công ty doanh nghiệp tư nhân với ưu thế về vốn. Họ đẩy mạnh đổi mới và mua sắm trang thiết bị công nghệ mới, nhanh chóng chiếm lĩnh những ngành có thế mạnh như: dệt, may, cơ khí, hóa nhựa, giày dép... Đầu năm 1994 đã có 61 đơn vị (chiếm 46,78% doanh thu CN - TTCN toàn Quận), trong đó có trên 50 đơn vị hoạt động ổn định và phát triển đều đặn, có mức doanh thu rất cao trong năm 1994 như:

- Công ty TNHH Phương Nghi: 84,44 tỷ đồng. - Công ty TNHH Minh Phụng: 274,789 tỷ đồng. - Công ty TNHH Hừng Sáng: 55,95 tỷ đồng. - Công ty TNHH Song Pha: 78,85 tỷ đồng. - Công ty TNHH Mai Sơn: 25,04 tỷ đồng.

- Công ty TNHH Thành Phát: 25,63 tỷ đồng. - Công ty TNHH Viễn Thắng: 20,04 tỷ đồng.

Khu vực kinh tế tư nhân hoạt động sản xuất theo hộ gia đình, cá thể chiếm hầu hết các ngành nghề có tính chất truyền thống của Quận, tạo ra nhiều mặt hàng phong phú đa dạng. Năm 1994, khu vực này có tới 3.483 cơ sở và thu hút 15.204 lao động,

chiếm tỷ trọng 50% doanh thu CN - TTCN toàn Quận. Khu vực này phát triển cả về qui mô lẫn đầu tư đổi mới công nghệ vào các ngành như: nhựa, dệt, nhuộm, xi mạ... Đây là khu vực nhạy bén với thị trường, bắt kịp các nhịp thở của người tiêu dùng, do đó khá phát triển. Tuy nhiên, để khơi dậy và khuyến khích khu vực kinh tế đầy năng động này, chính quyền cấp Quận phải có sự hoạt động đồng bộ phối hợp chặt chẽ với Thành phố để quản lý và tạo điều kiện tốt hơn nữa cho khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Đây cũng là khu vực kinh tế đầu tư công nghệ mới và tương đối đồng bộ (thông qua đầu tư trực tiếp, mua trả chậm, thân nhân gửi về...), nhưng các công nghệ nhập về vẫn còn lạc hậu (so với thế giới). Để tránh lãng phí và phát huy hiệu quả đồng vốn, Đảng bộ, chính quyền quận nên giúp các chủ doanh nghiệp khu vực kinh tế ngoài quốc doanh đi tham quan nước ngoài, tham gia triển lãm hội nghị quốc tế, trong nước..., có chính sách cụ thể tạo điều kiện cho họ tiếp cận những tiến bộ mới về khoa học, Marketing và thông tin công nghệ.

Tóm lại, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh có những ưu điểm chính:

- Qui mô nhỏ, vừa là phổ biến do đó rất dễ chuyển đổi cơ cấu mặt hàng trong các ngành kinh tế kỹ thuật.

- Quản lý có tính chất gia đình, quan hệ chủ thợ là phổ biến do đó có tính chất thống nhất cao trong công việc.

- Năng động sáng tạo, mô phỏng các kiểu dáng công nghiệp, cải tiến mẫu mã phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.

- Mạnh dạn đầu tư đổi mới máy móc công nghệ, mở rộng sản xuất theo hướng tinh gọn và hiệu quả cao.

- Người lao động cần cù, trình độ tay nghề khá, nhiều kinh nghiệm trong hoạt động sản xuất, chuyển đổi cơ cấu nhanh, đáp ứng được mọi tình huống do đó năng suất cao, hiệu quả lớn.

- Mặt bằng chật hẹp, khu vực sản xuất chen lẫn khu dân cư nên thiếu an toàn lao động, phòng cháy nổ kém, gây ô nhiễm môi trường cao.

- Trình độ văn hóa người lao động thấp, qui mô theo kiểu gia đình, vì vậy khó đáp ứng được các kỹ thuật và công nghệ cao.

- Vốn liếng luôn luôn là vấn đề nóng bỏng đối với nền kinh tế này. Trong khi ngân hàng chưa thực sự trở thành là nơi cung cấp các dịch vụ tín dụng để thúc đẩy sản xuất.

Qui mô và cách thức quản lý của Quận còn có những yếu kém:

- Quản lý chồng chéo thiếu đồng bộ do vậy không khuyến khích và huy động được hết tiềm năng vốn có của khu vực ngoài quốc doanh.

- Chính sách thuế còn nhiều bất hợp lý chưa thực sự là đòn bẩy kích thích người sản xuất (khung thuế không đồng nhất, mỗi nơi thu mỗi khác theo kiểu "phép vua thua lệ làng").

- Quận chưa đầu tư cho qui hoạch định hướng phát triển hoạt động của thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, phần lớn kinh tế ngoài quốc doanh được hình thành và phát triển tự phát.

Do vậy, đối với thành phần kinh tế ngoài quốc doanh, Quận ủy và ủy ban nhân dân Quận, một mặt phải tích cực tạo điều kiện thuận lợi trong khả năng cho phép như: hỗ trợ mặt bằng, nhà xưởng, định mức điện... thực hiện tốt các chính sách theo qui định của Nhà nước, xóa bỏ các thủ tục rườm rà, tiêu cực trong xét duyệt đăng ký kinh doanh và thu thuế... Mặt khác, tiếp tục xem xét và kiến nghị Thành phố và Trung ương những điều bất hợp lý về chính sách thuế để vừa nuôi dưỡng tạo nguồn thu cho ngân sách Nhà nước, Thành phố và Quận, vừa bảo vệ khuyến khích sản xuất kinh doanh phát triển đúng hướng đảm bảo chống thất thu và chống lạm thu.

- Giai đoạn 1991 - 1995 là giai đoạn kinh tế của Quận 11 tăng trưởng và đi vào ổn định. Nhiều chỉ tiêu, kế hoạch đã đạt và vượt so với mục tiêu của Đảng bộ Quận đề ra. Những năm 1991 - 1995 cũng là giai đoạn mà sản lượng CN - TTCN tăng trưởng nhanh,

"bình quân hàng năm là 18,42%" [12, 2]. Sự tăng trưởng của kinh tế Quận 11 không những thể hiện sự chuyển mình đi lên của Quận mà còn góp phần cùng với Thành phố và cả nước khắc phục các mặt đình đốn, đẩy lùi lạm phát và góp phần khắc phục một bước tình trạng khủng hoảng kinh tế xã hội.

Tốc độ phát triển CN - TTCN tương đối khá, nhưng nhìn chung còn thiếu những yếu tố để tăng trưởng một cách ổn định, bền vững như thiếu vốn để phát triển sản xuất kinh doanh và đổi mới công nghệ, chất lượng sản phẩm thấp, giá thành cao... Kinh tế quốc doanh tuy bước đầu được sắp xếp lại nhưng còn chậm, còn lúng túng và chưa vững chắc, năng suất lao động chưa cao, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển nhanh, nhưng chưa được tổ chức và kiểm tra chặt chẽ, hoạt động không tôn trọng các qui định hiện hành của Nhà nước...

Chương 3

THàNH TựU, BàI HọC KINH NGHIệM Và NHữNG GIảI PHáP, KIếN NGHị

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố pdf (Trang 48 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)