Khu vực công nghiệp quốc doanh

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố pdf (Trang 46 - 48)

Thực trạng nền kinh tế quốc doanh Quận 11 từ năm 1991 đến 1995 khi bước vào cơ chế thị trường có sự giảm sút về số lượng và tỷ trọng trong cơ cấu giá trị sản lượng CN - TTCN. Do định hướng phát triển kinh doanh còn nhiều khó khăn lúng túng, thị trường cạnh tranh gay gắt, thành phần kinh tế quốc doanh phát triển không đúng hướng nên Quận phải sắp xếp lại, giải thể những đơn vị thua lỗ kéo dài tránh tình trạng lời giả, lỗ thật, để đưa nền sản xuất khu vực quốc doanh phát triển. Năm 1990- 1992 là giai đoạn cực kỳ khó khăn, lúng túng của các doanh nghiệp quốc doanh: quản lý yếu kém, trì trệ nặng nề, hiệu quả kinh doanh thấp, thua lỗ liên tiếp, thu nhập đời sống người lao động không đảm bảo, công nghệ thiết bị máy móc vô cùng lạc hậu, vốn liếng không có. Quận ủy và Chính quyền đã tiến hành khảo sát tìm giải pháp và kiên quyết sắp xếp lại cho phù hợp.

Cơ sở công nghiệp quốc doanh

Quận 1991 1992 1993 1994 1995

Quận 5 12 11 11 9 9

Quận 6 4 4 4 2 2

Quận 10 12 11 7 7 7

Quận 11 7 7 4 4 4

Nguồn: Báo cáo của UBND Quận 11

Hạng mục Doanh thu (triệu đồng) Giá trị sản lượng (triệu đồng) So sánh 91/90 (%) Thực hiện Tỷ đồng 1990 1991 Tổng số (I+II) 194.833 100 224.287 238.367 106,28 Trong đó: - Xuất khẩu I. Quốc doanh II. Ngoài quốc doanh

56.053 11.370 183.463 28,71 5,84 94,16 40.370 9.932 214.346 47.673 8.603 29.764 118,05 86,62 107,17

Nguồn: Báo cáo của UBND Quận 11

Số liệu trong bảng cho thấy sản lượng công nghiệp năm 1991 chỉ đạt 86,62% so với năm 1990 chiếm tỷ trọng nhỏ nhoi (5,84%) trong tổng số doanh thu CN - TTCN của toàn Quận và chỉ chiếm 3,61% giá trị sản lượng CN - TTCN toàn Quận.

Sang năm 1992, các cơ sở quốc doanh của Quận còn 7 cơ sở trong tổng số 3.378 cơ sở thuộc nhiều thành phần kinh tế trong Quận. Sản xuất có bước phát triển, nhưng nhìn chung vẫn gặp khó khăn. Năm 1992, các doanh nghiệp quốc doanh tạo ra được 13.792 triệu đồng doanh thu (3,38%) tổng số doanh thu CN - TTCN toàn Quận. Giá trị sản lượng công nghiệp của khối này tạo ra là 6.902 triệu đồng, chiếm 2,1% giá trị sản lượng CN - TTCN toàn Quận thời kỳ 1993 - 1994. Từ năm 1993 - 1995, nhờ củng cố sắp xếp lại khu vực quốc doanh từ 7 xí nghiệp năm 1992 xuống còn 4 xí nghiệp trong những năm 1993, 1994, 1995 (xí nghiệp Phú Thọ, xí nghiệp may xuất khẩu, xí nghiệp thủy tinh Tiền Phong, xí nghiệp in), nên đã tháo gỡ được nhiều vướng mắc, giải tỏa được những ách tắc cho đơn vị từ phía Nhà nước. Phát huy được tính năng động của cơ sở, các đơn vị đã ổn định lại sản xuất và bắt đầu hoạt động có hiệu quả. Những tiền đề quan trọng để các doanh nghiệp quốc doanh tiếp tục đổi mới cơ chế và phương thức hoạt động thích nghi với cơ chế thị trường đã được tạo ra.

Thời kỳ này được Quận đầu tư từ ngân sách, đổi mới công nghệ, tổ chức lại sản xuất, do vậy năng lực sản xuất của các xí nghiệp quốc doanh tăng gấp 4 lần so với năm 1990. Về doanh thu, mặc dù tỷ trọng chỉ chiếm 2,52% doanh thu toàn ngành năm 1994, nhưng giá trị tuyệt đối tăng gấp 2 lần năm 1990.

Nếu như thời kỳ đầu 1991, kinh tế quốc doanh quá yếu kém về mọi mặt (công nghệ lạc hậu, cơ chế gò bó, ràng buộc, hiệu quả kinh doanh thấp, thu nhập người lao động thấp...), thì sang những năm 1992 -1995 chỉ sau chấn chỉnh, sắp xếp lại, bước đầu các cơ sở quốc doanh đã ổn định lại sản xuất, thích ứng với cơ chế thị trường. Về quản lý đã có sự giải quyết tích cực và cải cách một bước công tác hành chính và quản lý theo hướng tinh gọn, hiệu quả, mạnh dạn đáp ứng khoa học quản lý và khoa học kỹ thuật, công nghệ tiên tiến vào sản xuất, nhờ vậy mà thúc đẩy sản xuất phát triển.

Trong quá trình lãnh đạo kinh tế quốc doanh, Đảng bộ còn lúng túng khi xác định phương hướng chiến lược phát triển lâu dài của khối công nghiệp quốc doanh. Về khách quan, Quận cũng không đáp ứng được vốn cho công nghiệp quốc doanh hoạt động; về chủ quan do sự yếu kém trì trệ trong quản lý của hình thức sản xuất quốc doanh (trình độ công nghệ, trình độ quản lý, chiến lược phát triển, mô hình quản lý...). Do vậy, để cho doanh nghiệp quốc doanh phát triển đúng hướng, phải tập trung sức củng cố các doanh nghiệp này, phải sớm qui hoạch và định hướng phát triển kinh tế của Quận theo hướng khuyến khích phát triển các ngành thuộc tiềm năng thế mạnh như: nhựa, dệt, may, chế biến thực phẩm... Quận phải chuyển dần ngành sản xuất gây ô nhiễm độc hại ra khỏi địa bàn dân cư. Tiến hành điều tra nắm lại trình độ công nghệ của các đơn vị kinh tế (cả quốc doanh và ngoài quốc doanh) để có kế hoạch đầu tư hoặc khuyến khích đầu tư đổi mới máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ tiên tiến, qua đó mà nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ trong và ngoài nước, nhất là chất lượng sản phẩm xuất khẩu.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN:Nghiên cứu hoạt động lãnh đạo của Đảng bộ Thành phố pdf (Trang 46 - 48)