Các vướng mắc trong thủ tục hành chính

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA (Trang 64 - 66)

4. Thực trạng công tác cấp phép xây dựng trên địa bàn quận Đống Đa

4.2.2 Các vướng mắc trong thủ tục hành chính

Trong mấy năm vừa qua, chính phủ, Thành phố đang từng bước cố gắng cải thiện hệ thống chính sách để các thủ tục hành chính nói chung và thủ tục cấp phép nói riêng trở nên chặt chẽ chính xác nhưng lại thông thoáng dễ dàng hơn. Có thể kể ra điển hình là chế độ “1 cửa” trong cấp phép xây dựng. Nhưng khi áp dụng vào thực tế chính sách có tỏ ra hiệu quả hay không? Trên thủ tục là chủ đầu tư phải chuẩn bị các loại giấy tờ cần thiết sau đó đên bộ phận một cửa nộp hồ sơ; bộ phận này tiếp nhận và chuyển lên phòng Xây dựng- Đô thị của Quận để giải quyết. Nhưng trên thực tế, khi có vấn đề về thủ tục giấy tờ thì bộ phận một cửa- như là nơi trung chuyển hồ sơ - không thể giải quyết, mà lại là phòng Xây dựng- Đô thị. Bởi vậy, nếu có vướng mắc chủ đầu tư muốn kiến nghị thì cần phải gặp cán bộ trong phòng Xây dựng - Đô thị. Mà phòng là không trực tiếp tiếp nhận hồ sơ, nên đôi khi có trục trặc trong khâu lưu chuyển hồ sơ, thì đôi khi còn rắc rối hơn không áp dụng “ một cửa”

Một vấn đề nữa đó là: vì muốn công trình được cấp phép phải đảm bảo không ảnh hưởng đến cảnh quan môi trường xung quanh cũng như chất lượng công trình được đảm bảo, nhiều khi các thủ tục hành chính trở thành một rào cản lớn dẫn tới công trình không thể thi công được vì không xin được giấy phép xây dựng. Một ví dụ điển hình là để đúng theo luật, đôi khi chủ đầu tư ( thường là chủ đầu tư các công trình lớn) bị yêu cầu quá chi tiết như thiết kế đài cọc, thiết kế điện, giải pháp chống mối…hay giống như quy định của Luật phòng cháy chữa cháy, không rõ công an tham gia thẩm định phòng cháy chữa cháy ở giai đoạn nào nên thực tế chủ đầu tư phải xin từ khâu lập dự án, thiết kế thi công và đưa vào sử dụng rất phức tạp. Hay như, một điều khoản trong Quyết định 79/2007/ QĐ-UB mới được ban hành, đã gây xôn xao dư luận trong thời gian gần đây là chuyện có “ sổ đỏ” mới được cấp giấy phép xây dựng. Sau thông tin trên, phòng Xây dựng - Đô thị đã có rất nhiều cuộc điện thoại nhân dân phản ánh bất bình vì nhiều lí do mà không phải hộ nào cũng có sổ đỏ. Và như thế, họ vẫn phải sống trong căn nhà lụp xụp mà không được phép xây dựng mới mặc dù đã được cơ quan có thẩm quyền coi đất đó là hợp pháp? Để sử chữa bất hợp lý trong Quyết định trên, UBND Thành phố đã ra thông báo số 427/TB-UBND về việc tạm dừng điều khoản trên. Như một cán bộ phòng Xây dựng - Đô thị đã nhận định: nếu không có thông báo này, có lẽ năm nay và các năm tiếp theo, tình trạng xây không phép sẽ tăng lên đáng kể, vì số hộ không có sổ đỏ trong Quận và có nhu cầu xây dựng tăng lên rất nhiều. Như vậy một điều luật tưởng làm cho cấp phép chặt chẽ hơn lại vô tình khuyến khích xây dựng trái phép nếu không được sửa chữa.

Cũng như các quận cũ của Hà Nội, trên địa bàn Quận còn tồn tại rất nhiều các khu tập thể cũ. Và vấn đề giấy tờ sở hữu trong các khu tập thể này là một vấn đề nan giải. Các chủ đầu tư không có đầu tư không có đủ căn cứ pháp lý cần thiết như giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở của cơ quan chủ quản. Nhiều đơn vị sát nhập giải thể hoặc đã bán thanh lý phần nhà cho các chủ sở

dụng nhưng chưa hoàn tất thủ tục chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của nhà nước.

Còn nhiều vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính trong cấp phép xây dựng. Nó không chỉ tồn tại riêng ở Quận mà là vấn đề chung của toàn Thành phố. Không phải ngẫu nhiên mà hiện giờ các công ty xây dựng mở thêm dịch vụ xin giấy phép xây dựng thuê. Nếu như thủ tục thật sự thông thoáng thì chủ đầu tư chỉ việc đến cơ quan cấp phép với 50.000 đồng với các công trình nhà ở riêng lẻ, và 100.000 đồng đối với các công trình khác, tội gì họ phải mất tiền triệu để thuê dịch vụ ở các công ty?

Một phần của tài liệu MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TRẬT TỰ XÂY DỰNG VÀ CẤP PHÉP XÂY DỰNG TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN ĐỐNG ĐA (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(97 trang)
w