Nội dung điều vẽ:

Một phần của tài liệu Công tác đoán đọc điều vẽ trong quy trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 bằng ảnh hàng không (Trang 47 - 53)

c. Diện tích đoán đọc điều vẽ: đợc vạch lên trên ảnh và cách ảnh ( theo ảnh chẵn hoặc ảnh lẻ ) theo quy định sau:

3.6.2.Nội dung điều vẽ:

Tất cả các đặc trng của địa hình: Núi đất đá, Vách trợt sụt, Bờ lở , bãi bồi cố định và theo mùa…

- Tất cả các thảm thực vật: Rừng, loại rừng, độ cao trung bình của từng tiểu khu rừng…

- Đất, ranh giới sử dụng và loại đất, các loại cây trồng (lúa, mây, cây công nghiệp )…

- Tất cả hệ thống giao thông (đờng quốc lộ 32 và quốc lộ 279 đang thi công) và các công trình phụ trợ nh cầu, cống ngầm…

- Tất cả hệ thống thuỷ văn và công trình phụ trợ…

- Tất cả các điểm dân c và các công trình văn hoá xã hội: Trụ sở UB , Trờng học, Nhà văn hoá của khu dân c… , số hộ từng bản.

- Tất cả các địa danh: Điểm dân c, địa bàn hành chính, các tên đờng , tên sông, suối…

- Thiết bị kỹ thuật sử dụng: Kính lúp, kính lập thể STEREOSKOP, địa bàn, máy GPS cầm tay.

- Triệt để bổ sung các địa vật mới suất hiện sau khi chụp ảnh và tẩy bỏ các địa vật đã mất.

Khu vực tiến hành thực nghiệm là vùng ngã ba sông Nậm Mu và sông Mờng Kim, thuộc huyện Than Uyên - tỉnh Lai Châu.

Đây là khu vực có nhiều núi đá cao và có núi đất đan xen. Địa hình có độ dốc lớn, mức độ chia cắt nhiều bởi các nhánh sông suối.

Thực phủ tơng đối dày và trên những vùng núi cao vẫn còn các khu rừng nguyên sinh.

Đồng bào sống ở đây là các dân tộc Thái, H'mông, Dao và có số ít ngời Kinh... Các điểm dân c rải khá đều trên các triền đồi, và dọc theo QL 32, với nghề trồng trọt, nơng rẫy, trồng lúa nớc ở các vùng thấp bên sông Nậm Mu và sông Mờng Kim.

Bản đồ địa hình khu vực đầu mối các công trình thuỷ điện dự kiến đợc thành lập ở tỷ lệ 1/10.000, khoảng cao đều 5m bằng ảnh hàng không, đợc đo vẽ bằng công nghệ đo ảnh số.

ảnh của khu vực đợc chụp tháng 10/2002 bằng máy chụp ảnh RMK TOP 15 do Xí nghiệp bay chụp ảnh hàng không - Công ty đo đạc ảnh địa hình thực hiện. Chất lợng ảnh khá tốt về mặt quang học và hình học, với các tham số kỹ thuật đặc trng nh sau:

Tỷ lệ chụp ảnh: 1/ma = 1/38.000;

Tiêu cự máy chụp ảnh: fk = 152,506mm (giá kiểm định 6/2002); Độ phủ trung bình: ngang: 70%; dọc: 38%.

Chiều cao bay chụp ảnh khoảng 5.800m.

ảnh đã đợc quét với độ phân giải 15àm.

Công tác đo nối khống chế ảnh bằng công nghệ GPS đã đợc Trung tâm Hỗ trợ phát triển KHKT-Trờng Đại học Mỏ - Địa chất thực hiện. Trên cơ sở đó đã tiến hành tăng dày toàn khối ảnh gồm 5 dải bay cho toàn bộ khu vực vùng hồ. Sử dụng kết quả tăng dày, đã tiến hành xây dựng các mô hình 394-395 và 425-426 để đo vẽ vùng tuyến đầu mối của công trình thuỷ điện.

Để minh hoạ cho cơ sở lý thuyết đã trình bày, trong thời gian thực tập tốt nghiệp và thực hiện đồ án, em đã tham gia vào các khâu đo vẽ bản đồ vùng hồ công trình thuỷ điện Sơn La và đoán đọc nội nghiệp ảnh nhằm hoàn thiện các nội dung mô tả của bản đồ trên bình đồ trực ảnh, và ngay trên trạm đo vẽ ảnh số của xí nghiệp đo vẽ ảnh - Công ty đo đạc ảnh địa hình.

Dựa theo chuẩn hình dạng, đã dễ dàng nhận biết đợc toàn bộ hệ thống giao thông của khu vực. Cũng theo chuẩn hình dạng và chuẩn nền màu đã phân biệt đợc QL32 (nền màu tối); đờng liên huyện chạy từ Than Uyên đi Mù Căng Chải màu sáng hơn, và các hệ thống đờng mòn liên xã có nền ảnh sáng nhng hình dạng lại cong lợn theo các sờn núi. Tên đờng, với các tính chất đặc trng của chúng nh chất rải bề mặt, độ rộng, hớng đi của đờng đợc lấy từ kết quả điều tra ngoại nghiệp của nhóm đo nối.

Dựa theo chuẩn hình dạng và nền màu tối đã phân biệt rõ hệ thống thuỷ văn của khu vực gồm sông Nậm Mu và Sông Mờng Kim. Theo vết hình ảnh êm đã vẽ đợc các đờng mép nớc của sông. Theo dáng cong lợn tự nhiên và gián tiếp theo hình ảnh

của thảm thực vật đã nhận biết đợc các nhánh sông suối. Hớng dòng chảy và tên sông suối đợc lấy từ kết quả điều tra ngoại nghiệp của nhóm đo nối.

Trên ảnh các điểm dân c rất dễ nhận biết nhờ các chuẩn hình dạng của các ngôi nhà, và chuẩn gián tiếp phân bố theo vị trí. Dựa theo hình ảnh, em đã vẽ đợc nhà trong khu dân c, các đờng bao quanh khu dân c, hệ thống giao thông nội bộ. Tên các bản nh Nà Ban, Nà E... và số hộ dân của từng bản đợc lấy từ kết quả điều tra ngoại nghiệp và bản đồ tỷ lệ 1/25.000 đã đợc thành lập năm 1994.

Kết luận và kiến nghị

Sau một thời gian thực tập và làm đồ án tốt nghiệp tại bộ môn Đo ảnh và viễn thám, Trờng ĐH Mỏ- Địa Chất, dới sự hớng dẫn của thầy giáo PGS. TS Trần Đình Trí, trên cơ sở kết quả thực nghiệm em đã rút ra một số kết luận sau:

- Công tác đoán đọc điều vẽ là một trong những công đoạn quan trọng không thể thiếu trong việc thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không. Kết quả của công tác này đảm bảo tính đầy đủ, chi tiết và phong phú của nội dung bản đồ; đồng thời tính hiệu quả của công đoạn cũng quyết định đến giá thành mỗi mảnh bản đồ.

-Việc tiến hành điều vẽ ngoài trời nhằm đa các đối tợng mới xuất hiện lên bản đồ, xoá bỏ các địa vật khác có trên ảnh nhng không còn hoặc đã thay đổi ngoài thực địa. Công việc này giúp khai thác tối u t liệu ảnh và tăng độ chính xác, tuy nhiên cũng làm giảm hiệu quả kinh tế.

-Việc thu thập các tài liệu bổ trợ, nghiên cứu và sử dụng chúng làm tăng hiệu quả kinh tế cũng nh năng suất lao động của công tác đoán đọc điều vẽ.

- Biện pháp kết hợp điều vẽ giữa nội nghiệp và ngoại nghiệp là một trong những phơng án tối u nhằm nâng cao tính hiệu quả kinh tế kỹ thuật hiện nay.

Nội dung của đề tài đã đợc hoàn thành đúng thời gian quy định và đáp ứng hầu hết các mục đích cũng nh yêu cầu đặt ra; song do điều kiện thời gian và kinh nghiệm có hạn công việc còn mới mẻ nên trong quá trình thực hiện còn thiếu xót rất kính mong nhận đựơc ý kiến đóng góp của các thầy cô trong bộ môn và bạn bè đồng nghiệp để đồ án đợc hoàn thiện hơn.

Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp và đặc biệt là PGS - TS Trần Đình Trí đã tận tình hớng dẫn để em hoàn thành đề tài này.

Hà nội: 1 - 2010

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Vọng Thành – Giáo trình Trắc địa ảnh- ( Phần cơ sở chụp ảnh và chụp ảnh hàng không). Nhà xuất bản Xây dựng – 2000.

2. Trơng Anh Kiệt - Giáo trình Trắc địa ảnh- ( Phần cơ sở đo ảnh ). Nhà xuất bản Xây dựng – 2000.

3. Phan Văn Lộc - Giáo trình Trắc địa ảnh –(Phần phơng pháp đo ảnh lập thể). Nhà xuất bản Xây dựng – 2000.

4. Phạm Vọng Thành – Giáo trình Trắc địa ảnh- ( Phần đoán đọc điều vẽ ảnh). Nhà xuất bản Xây dựng – 2000.

5. Ký hiệu bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 10.000 – 1: 25.000 – Tổng cục Địa chính ban hành năm 1995.

6. Quy phạm thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1: 5.000 – 1: 25.000 – Cục Đo đạc và Bản đồ Nhà Nớc.

Mục lục

Trang

Lời nói đầu

Chơng I: Khái quát chung về bản đồ và bản đồ địa hình 1

1.1 . Khái niệm chung về bản đồ 3

1.2. Một số vấn đề chung về bản đồ địa hình 3

1.3. Mục đích sử dụng và các yêu cầu của bản đồ địa hình 3

1.4. Cơ sở toán học của bản đồ địa hình 4

1.5. Nội dung của bản đồ địa hình. 11

1.6. Các phơng pháp thành lập bản đồ 13

1.7. Quy trình công nghệ thành lập bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không. 17

Chơng II: Các vấn đề chung về công tác đoán đọc điều vẽ 23

2.1. Mở đầu. 24

2.2. Các chuẩn của đoán đọc điều vẽ. 24

2.3. Các cơ sở của đoán đọc điều vẽ ảnh. 26

2.4. Các phơng pháp đoán đọc điều vẽ. 33

2.5. Một số vấn đề kỹ thuật liên quan đến đoán đọc điều vẽ 39 thành lập bản đồ địa hình 1:10.000.

Chơng III: Phần thực nghiệm 41

3.1. Nhiệm vụ kỹ thuật 41

3.2. Phơng pháp đo vẽ. 43

3.3. Về t liệu, số liệu trắc địa gốc. 43

3.4. Qui trình công nghệ đo vẽ bản đồ địa hình: 44

3.5. Cơ sở toán học của bản đồ. 45

3.6. Công tác đoán đọc và điều vẽ đã thực hiện. 46

Một phần của tài liệu Công tác đoán đọc điều vẽ trong quy trình thành lập bản đồ địa hình tỷ lệ 1:10000 bằng ảnh hàng không (Trang 47 - 53)