c. Diện tích đoán đọc điều vẽ: đợc vạch lên trên ảnh và cách ảnh ( theo ảnh chẵn hoặc ảnh lẻ ) theo quy định sau:
3.1. Nhiệm vụ kỹ thuật
Theo yêu cầu của Công ty t vấn xây dựng điện I, về địa hình của khu vực Bản Ghiềng Ban, dọc theo sông Nậm Mu, một trong những nhánh chính của Sông Đà vùng thợng nguồn thuộc Huyện Than Uyên tỉnh Lào Cai để phục vụ cho công tác khảo sát thiết kế và xây dựng nhà máy thuỷ điện với công suất dự kiến: Bản Chát: 150MGW, Huội Quảng: 250MGW, nhằm đáp ứng kịp thời các yêu cầu về điện năng của công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nớc. Trung tâm hỗ trợ phát triển khoa học kỹ thuật – trờng đại học mỏ địa chất nhận nhiệm vụ khảo sát thiết kế, lập phơng án kỹ thuật và thực hiện đo vẽ bản đồ địa hình bằng ảnh hàng không.
Bản đồ địa hình đợc thành lập ở tỷ lệ 1/10000, khoảng cao đều 5m, theo đờng ranh giới đã đựơc thể hiện trên bản đồ tỷ lệ 1/50000, theo các yêu cầu chung của quy phạm hiện hành và một số yêu cầu riêng của Công ty t vấn xây dựng điện I.
Phạm vi đo vẽ dự kiến đợc thể hiện trong phụ lục
Diện tích đo vẽ: Khoảng 400 Km2 trong đó khu vực Bản Giềng Ban khoảng 300km2 , khu vực Huội Quảng và vùng tuyến khoảng 100Km2
Khoảng cao đều 5m
Thành quả thể hiện trên các mảnh bản đồ 1/10000 đựơc phân mảnh tự do, tạo điều kiện thuận lợi sử dụng trong thiết kế. Hệ toạ độ sử dụng là hệ toạ độ và độ cao nhà nớc HN72.
Đặc điểm địa lý tự nhiên của khu vực đo vẽ:
Khu vực đo vẽ với diện tích khoảng 500Km2 nằm dọc theo sông Nậm Mu thuộc phạm vi các xã: Mờng Khoa, Nam Cần, Tà Mít, Mờng Mít, Pha Mu, Nà Cang, Mờng Kim, của huyện Than Uyên.
Đây là một khu vực rừng núi có bề mặt địa hình rất phức tạp. Độ cao của khu đo Bản Chác từ 350 đến 1400m. Độ cao của khu đo Huội Quảng 250 đến 1400m
Địa hình bị chia cắt nhiều bởi các nhánh suối của sông Nậm Mu. Có nhiều thung lũng và hẻm sâu. Đây là một khu vực đồi núi đất và đá, dạng địa hình quen thuộc của vùng núi Tây Bắc.
Thực phủ dày đặc, rừng nguyên sinh chỉ còn tồn tại ở những vùng núi đá cao, hiểm trở với các vách đứng, những vùng còn lại chủ yếu là rừng tái sinh, rừng trồng với chiều cao cây trung bình khoảng 15m. Vùng đồi núi đất đã đựơc đồng bào dân tộc cải tạo thành nơng rẫy, với cây trồng chủ yếu là lúa nơng, ngô, đỗ.
Chạy dọc khu đo, dọc theo sông Nậm Mu có một con đờng đá liên xã. Hiện nay đang đợc nâng cấp và cải tạo. Đây là đờng giao thông chính, nối liền các xã trên khu đo và dọc theo khu đo là các điểm dân c, trụ sở UBND, bệnh xá, trờng học. Ngoài ra, trên dịa bàn huyện Than Uyên còn có các: QL32(tuyến Sa Pa - Yên Bái); QL 279 (tuyến Sa Pa - Sơn La); các tuyến giao thông này đang đợc cải tạo và nâng cấp.
Trên toàn tuyến đo vẽ có khoảng 10.000 dân sinh sống. Các điểm dân c tập trung thành các bản với khoảng 15-30 nhà. Dân tộc chủ yếu là dân tộc Thái, ngoài ra còn có ngời Mèo, ngời Dao, ngời Kháng... Đây là vùng rừng núi sâu, xa, nên dân trí thấp.