Dự kiến quỹ đất

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Huyện Quốc Oai đến năm 2010 và 2020 (Trang 48)

Quỹ đất dự kiến sử dụng cho giao thông là phần đất dành cho nền mặt đường, các công trình phục vụ giao thông, hành lang bảo vệ đường.

Để giảm thiểu kinh phí phục vụ cho công tác giải phóng mặt bằng để phục vụ cho việc nâng cấp đường trong tương lai, huyện cần lên kế hoạch chỉ đạo các bộ phận chức năng sau khi có quyết định duyệt quy hoạch tổng thể giao thông vận tải triển khai cắm các mốc lộ giới, để từ đó có hướng sử dụng đất cọc các tuyến đường cho hợp lí.

Dự kiến quỹ đấ dùng cho giao thông đén năm 2010-2020:

TT Loại đường 2007-2010 2010-2020

1 Tỉnh lộ 11.2 28.1

2 Đường huyện 3.2 30.7

3 Đường nối các khu đô thị 46.0 51.0

cộng 60.4 109.8

VI. Môi trường và cảnh quan:

- Môi trường: để hạn chế tối đa khói, bụi, tiếng ồn do công trình giao thông và phương tiện giao thông gây ra thì việc đầu tư nâng cấp, khai thác vận tải, công tác quản lí cần chú trọng đến các tác nhân gây ô nhiễm môi trường bằng cách:

+ kết hợp chặt chẽ với lực lượng công an giao thông, thanh tra giao thông của huyện và tỉnh tuyên truyền phổ biến luật lệ an toàn giao thông, thường xuyên tổ chức các đợt kiểm tra trên các tuyến tỉnh lộ, đường huyện trên địa bàn.

+ tăng cường công tác kiểm tra cấp phép cho các dự án liên quan đến việc đào đường, hè ảnh hưởng đến môi trường .

- Cảnh quan: trên địa bàn huyện có rất nhiều di tích lịch sử cấp quốc gia, các danh lam thắng cảnh, các khu du lịch sinh thái.

+ việc phát triển ngành giao thông cần chú trọng trong việc phân luồng xe hợp lí, hạn chế tối đa việc các phương tiện cơ giới gây bụi, tiếng ồn ảnh hưởng đến công tác khai thác du lịch trên địa bàn huyện.

+ các dự án đầu tư xây dựng tuyến mới liên quan đến các khu du lịch, di tích lịch sử cần cân nhắc đến tính cảnh quan, cần thiết thì phải tham khảo các chuyên gia có kinh nghiệm về kiến trúc, các nhà sử học để hạn chế tối đa việc phá vỡ cảnh quan làm giảm giá trị văn hóa của khu vực .

PHẦN 5: GIẢI PHÁP TỔ CHỨC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH

I. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển vận tải:

Hoạt động vận tải trên địa bàn huyện Quốc Oai chỉ do vận tải đường bộ

đảm nhận, vận tải đường sông chưa phát triển và ít có cơ hội phát triển, vận tải đường sắt thì hoàn toàn không có. Quốc Oai nằm liền kề với thủ đô Hà Nội nằm trong quy hoạch phát triển vùng thủ đô có rất nhiều điều kiện để phát triển kinh tế, dẫn đến sự tăng trưởng nhanh về nhu cầu vận tải hàng hoá và hành khách.

Chính từ thực trạng và những cơ hội cũng như thách thức trong tương

lai cần 1 giải pháp hợp lý cho quy hoạch phát triển vận tải ở huyện.

Nhu cầu về vốn đầu tư cho giao thong vận tải trên địa bàn Huyện Quốc Oai sẽ tăng trong giai đoạn tới. Giai đoạn 2007-2010 là 482,5 tỷ đồng, giai đoạn 2010-2020 là 476,6 tỷ đồng.

Bảng số liệu chi tiết:

TT Loại đường 2007-2010 2010-2020

1 Tỉnh lộ 233,3 133,4

2 Đường huyện 24,0 155,2

3 Đường nối các khu đô thị 220,2 158,0

4 Đường xã 15 30

Cộng 482,5 476,6

Giải pháp huy động vốn:

- Đối với tỉnh lộ:

Vốn đầu tư các tuyến tỉnh lộ trên địa bàn do tỉnh đảm nhiệm,nguồn vốn

của tỉnh huy động từ ngân sách tỉnh,Trung ương hỗ trợ,các nguồn vốn vay bên ngoài phục vụ cho phát triển giao thong như ADB,JIBIC,WB…

- Đối với đường huyện và xã:

Giai đoạn 2007-2010:39,0 tỷ đồng. Giai đoạn 2010-2020:185,2 tỷ đồng.

Để đáp ừng được vốn đầu tư cho các giai đoạn,huyện còn phải huy động nguồn lực từ các nguồn khác,ngoài vốn ngân sách hàng năm của huyện dành cho xây dựng giao thông như:

+ Huy động từ đấu giá quyền sử dụng đất. + Huy động từ vốn góp của dân.

+ Vốn hỗ trợ của Trung ương cho vùng chậm lũ. + Vốn vay của các tổ chức quốc tế như :WB,ODA.

- Đối với đường nối các khu đô thị:

Vốn đầu tư cho đường nối các khu đô thị cần nghiên cứu và đề cập trong các quy hoạch đô thị trên địa bàn huyện.

Vốn đầu tư trong xây dựng đường trong khu đô thị được tính trong kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng của các khu đô thị mới do các doanh nghiệp đầu tư đô thị đảm nhiệm.

II. Giải pháp thực hiện quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông: thông:

Nhìn chung hệ thống giao thông trong huyện đã hình thành mạng lưới từ quốc lộ đến tỉnh lộ và hệ thống giao thông nông thông. Đường tỉnh lộ huyện lộ nhiều thuận tiện, nhưng chất lượng đường chưa tốt, chưa đáp ứng được nhu cầu phát triển kinh tế. Hầu hết các tuyến đường đều thiết kế cho xe tải trọng thấp.Từ năm 2000 đến nay, hàng chục km đường tỉnh lộ đã được nâng cấp nhưng so với thực tế còn đạt được rất thấp so với yêu cầu, đặc biệt là với các tuyến đường tỉnh quản lý.Hệ thống đường xã, thôn xóm tỷ lệ đường đất và đường cấp phối còn lớn, việc đi lại gặp nhiều khó khăn nhất là vào mùa mưa.

1. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực:

- Đào tạo nâng cao năng lực quản lý,trình độ khoa học công nghệ trong lĩnh vực GTVT cho cán bộ quản lý và cán bộ chuyên môn của các phòng ban chuyên trách của huyện.

- Tạo điều kiện thuận lợi để có thể thu hút cán bộ có năng lực,có kinh nghiệm lâu năm trong công tác quản lý giao thông tham gia vào các phòng ban chuyên trách.

- Khuyến khích các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giao thông vận tải.

2. Chính sách đầu tư và phát triển hạ tầng GTVT:

- Đầu tư phát triển hạ tầng GTVT phải dựa vào cơ sở quy hoạch tổng thể GTVT theo từng giai đoạn

- Cập nhật sửa đổi bổ sung quy hoạch của tỉnh hằng năm

- Đầu tư có ưu tiên thứ tự trước sau trên luận chứng kinh tế - xã hội - môi trường khả thi cao

- Ở các vùng sâu vùng xa bên cạnh hiệu quả kinh tế xã hội còn phải tính đến hiệu quả tiềm ẩn về an ninh quốc phòng

- Ưu tiên đầu tư phát triển hạ tầng tại các vùng có tiềm năng và thế mạnh về phát triển du lịch,coi đay là một trong các ưu tiên trọng điểm trong phát triển hạ tầng giao thông.

3. Chính sách thuế đối với việc phát triển hạ tầng giao thông:

- Giảm thuế cho các DN, BOT (đầu tư xây dựng cơ bản hạ tầng giao thông)

- Miễn thuế thu nhập năm đầu kể từ khi Doanh Nghiệp có lãi

- Khuyến khích các thành phần kinh tế làn GTVT thời gian đầu có thể giảm hoặc miễn thuế (2-3 năm đầu)

- Ở vùng sâu vùng xa nên giảm thuế cho các hộ làm vận tải miền núi. - Đối với giao thông nông thôn (liên xã,liên thôn) các vùng còn khó khăn nên tổ chức khoán thưởng cho những hộ giữ gìn bảo vệ cầu đường tốt.

Với lợi thế có đường cao tốc Láng Hoà Lạc và quốc lộ 21 (Đường Hồ Chí Minh) chạy qua tiện lợi cho việc vận tải hành khách và hàng hoá qua địa bàn huyện nhưng cũng đã gây ra nhiều tai nạn giao thông đáng tiếc trên các quốc lộ và tỉnh lộ.Chính vậy cần xây dựng một chính sách đảm bảo an toàn giao thông trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng giao thông ở huyện.

- Cần ưu tiên nâng cấp mở rộng các nút giao thông,quy mô của nút giao thông cần phải phù hợp với cấp đường quy hoạch,hạn chế việc cải tạo nút giao thông không vào cấp từ đó tiết kiệm chi phí nâng cấp cải tạo sau này.Việc đấu nối các tuyến huyện lộ vào quốc lộ hay tỉnh lộ,trong quá trình lập dự án, thiết kế và triển khai xây dựng phải xin phép các cơ quan quản lý các tuyến đó và phải đảm bảo an toàn giao thông như thiết kế theo dạng nút giao khác mức.

- Cần rà soát lại các nút giao thông trên các tuyến huyện lộ xem xét ưu tiên cải tạo trước các nút giao thông không đảm bảo tầm nhìn, bán kính đường cong, độ rộng nền mặt đường không đảm bảo rẽ gây mất an toan giao thông.

- Trên tuyến đường giao thông cần phải có các biển báo chỉ dẫn cho người tham gia giao thông như: Biển bào nguy hiểm, biển báo hạn chế tốc độ… thường xuyên rà soát bổ sung và thay mới những biển bảo không đảm bảo tiêu chuẩn.

- Nghiêm cấm và có biện pháp xử phạt nặng với những hành vi vi phạm hành lang an toàn giao thông và chỉ giới an toàn giao thông.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyên về học tập và chấp hành luật lệ an toàn giao thông trên các phương tiện thông tin đại chúng của huyện.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Huyện Quốc Oai đến năm 2010 và 2020 (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w