Kết quả dự báo khối lượng hành khách, hàng hoá vận tải giai đoạn 2006-2020

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Huyện Quốc Oai đến năm 2010 và 2020 (Trang 35 - 39)

đoạn 2006-2020:

1. Dự báo khối lượng vận tải hàng hoá đến năm 2010 và 2020 :

Bảng biểu về khối lượng vận tải hàng hoá:

2005 2010 2020

GDP/người (giá 94) ( Tr.đ ) 3,289 9,500 32,000

Khối lượng vận tải hàng hoá (1000 tấn )

1.350,0 8.323,0 62.299.2

Theo số liệu thống kê từ năm 2000-2005, lượng hàng hoá vận chuyển chủ yếu ra ngoài huyện với cự ly trung bình từ 27 – 40 Km.

2- Dự báo khối lượng vận tải hành khách đến năm 2010 và 2020 :

Biểu đồ số liệu đầu vào

Năm Dân số đô thị

(người) GDP/người (VNđồng) Vận tải hành khách (người) 2000 10.987 2.000.000 193.000 2001 11.106 2.100.000 138.640 2002 11.187 2.200.000 175.300 2003 11.398 2.700.000 181.500 2004 11.546 3.000.000 221.600 2005 11.734 3.200.000 262.000

Từ kết quả đầu vào sau khi chạy, máy ta được hàm hồi quy như sau :

Y= -45,98783827*X 1+ 0,09385073*X2+ 47827,5449 .

Trong đó: Y là khối lượng hành khách vận chuyển .

X1 là GDP bình quân đầu người một năm của Quốc Oai.

X2 là dân số đô thị của huyện Quốc Oai.

Kết quả dự báo khối lượng hành khách của huyện Quốc Oai trong tương lai. Căn cứ vào số liệu của huyện vận tải đường bộ của huyện Quốc Oai từ năm

2000 -2005, thì cự ly vận chuyển hành khách trung bình của huyện từ 20-40 Km.

Biểu kết quả dự báo khối lượng vận tải hành khách.

Năm 2005 2010 2020

Dân số đô thị (người ) 11.734 19.500 27.500 GDP/người (đ/người ) 3.200.000 9.500.000 32.000.000 Hành khách (người) 262.000 473.332 2.216.878

Qua kết quả tính toán dự báo nhu cầu vận tải hành khách trên cho thấy: Đến năm 2010, tăng 1,8 lần so với năm 2005

Đến năm 2020 tăng 4,68 lần so với năm 2005.

Lý do lượng hành khách phát triển nhanh như vậy là do trong thời gian ngắn sắp tới trên địa bàn của huyện có các khu đô thị mới như: khu đô thị Quốc Oai, Dương Cốc, khu đô thị Sài Sơn và khu công nghệ cao Hoà Lạc đi vào giai đoạn xây dựng và khai phá, từ đó dân cư đô thị tăng nhanh (tăng cơ học).

PHẦN 4

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI HUYỆN QUỐC OAI ĐẾN NĂM

2010 VÀ 2020.

A. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN GIAO THÔNG VẬN TẢI CỦA TỈNH HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2020: TỈNH HÀ TÂY ĐẾN NĂM 2020:

I.Quan điểm quy hoạch:

Quy hoạch phát triển GTVT của tỉnh phải phù hợp với chiến lược phát triển GTVT Việt Nam và các quy hoạch chuyên ngành đường bộ, đường sông, đường sắt.

Quy hoạch phát triển GTVT tỉnh phải phù hợp với định hướng phát triển của các ngành kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai. Đảm bảo phát triển cơ sở của các ngành kinh tế xã hội của tỉnh trong tương lai. Đảm bảo phát triển cơ sở hạ tầng GTVT phải đi trước một bước tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội đồng thời nhằm mục đích khai thác triệt để mọi tiềm năng thế mạnh của tỉnh để phát triển kinh tế.

Phát triển mạng lưới cơ sở hạ tầng GTVT của tỉnh phải trên quan điểm

phát triển vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc và phát triển vùng Hà Nội, đảm bảo sự liên kết hiệu quả mạng lưới giao thông của tỉnh với mạng lưới giao thông quốc gia và các vùng lân cận tạo sự tiếp cận tốt nhất các vùng kinh tế của tỉnh với cả nước.

Phát triển CSHT GTVT đảm bảo sự thống nhất hài hòa hợp lí giữa các chuyên ngành GT trong toàn tỉnh đảm bảo khai thác, tận dụng mọi tiềm năng của tỉnh trong phát triển GTVT

Chú trọng các ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật mới để phát triển GTVT Phát triển GTVT phải phục vụ xóa đói giảm nghèo ở các vùng sâu vùng xa thực hiện công bằng xã hội.

Phát triển GTVG không chỉ nhằm phát triển kinh tế mà còn phải phục vụ ổn định chính trị, đảm bảo an ninh quốc phòng.

II.Mục tiêu quy hoạch:

1. Đối với cơ sở hạ tầng giao thông đường bộ:

- đề xuất mở các tuyến đường bộ mới nhằm tăng cường khả năng kết nối

giữa các khu vực kinh tế trong tỉnh với các vùng kinh tế khác ngoài tỉnh.

- Quy hoạch cấp đường bộ cho tất cả các tuyến đường quốc lộ và tỉnh lộ

của Hà Tây đảm bảo đáp ứng được nhu cầu vận tải dự báo cho các năm mục tiêu 2010 và 2020. phấn đấu đến năm 2020 tất cả các tuyến đường tỉnh đều được rải nhựa, năng cấp khôi phục các cầu yếu.

- quy hoạch mạng lưới các bến xe khách.

- Định hướng quy hoạch phát triển đường bộ nông thôn gồm đường huyện và đường xã.

2. Đối với quy hoạch cơ sở hạ tầng giao thông đường sông:

- Quy hoạch cấp sông các bến thủy đang khai thác. - Quy hoạch các tuyến sông đưa vào quản lí khai thác. - Quy hoạch cảng Sơn Tây và Hồng Vân.

- Quy hoạch, sắp xếp lại các bến bãi xếp dỡ đường sông. - Quy hoạch các bến khách.

3. Đối với quy hoạch CSHT giao thông đường sắt:

- đề xuất mớ mới một số tuyến đường sắt kết hợp vận tải khách nội ngoại ô - Quy hoạch các tuyến đường sắt đang khai thác

- Quy hoạch các ga đường sắt trên địa bàn Hà Tây

- Các điểm giao cắt đường bộ và đường sắt cần làm trạm gác chắn đường đảm bảo an toàn giao thông.

4. Định hướng phát triển vận tải của tỉnh Hà Tây:

Đề xuất các định hướng nhằm phát triển hài hòa giữa các phương thức vận tải.

Đối với đường bộ và đường sông cần đề xuất định hướng phát triển loại

phương tiện vận tải và các thành phần kinh tế tham gia hoạt động vận tải một

cách phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ vận tải của Hà Tây phát triển năng cao chất lượng dịch vụ vận tải.

Đề xuất định hướng phát triển vận tải hành khách và giao thông đô thị Đề xuất mô hình tổ chức vận tải hợp lí cho một số luồng hàng chính của tỉnh, ưu tiên phát triển vận tải đa phương thức.

Một phần của tài liệu Quy hoạch phát triển giao thông vận tải của Huyện Quốc Oai đến năm 2010 và 2020 (Trang 35 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w