PHẦN KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)” (Trang 49 - 54)

“Tình hình thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức (1848-1883)” là một đề tài mới. Với khả năng còn hạn chế, tài liệu ít ỏi, thời gian hạn hẹp và trong phạm vi khóa luận chúng tôi chỉ xin được giải quyết một vài khía cạnh rất nhỏ của đề tài như: những chính sách chủ yếu của nhà nước đối với thủ công nghiệp, tình hình phát triển thủ công nghiệp và ảnh hưởng của hoạt động thủ công nghiệp với nền kinh tế xã hội đương thời. Thay cho lời kết luận, chúng tôi xin được đưa ra một vài nhận xét, đánh giá về hoạt động thủ công nghiệp thời kì này như sau:

1. Đặc điểm của thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)

 Trên nền tảng đất nước thống nhất, thủ công nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức ở cả hai bộ phận thủ công nghiệp nhà nước và thủ công nghiệp dân gian đểu được duy trì và ít nhiều có phát triển. Nhà nước đã rất chú trọng đầu tư mở rộng quy mô các xưởng thủ công ở kinh đô Huế và các tỉnh thành lớn nhằm sản xuất đáp ứng nhu cấu mọi mặt của đời sống cung đình, của nền quốc phòng và kiến thiết quốc gia. Thủ công nghiệp dân gian: nghề phụ và làng nghề cũng phát triển rộng khắp nhưng không phải ở số lượng ngành nghề và chủng loại sản phẩm mà ở quy mô, số lượng người, làng quê tham gia hoạt động thủ công. Trong các nghề thủ công chính, nghề rèn đúc vũ khí, nghề in, đúc tiến phát triển và có những thành tựu. Ngược lại nghề khai thác mỏ giảm sút. Trong sự tồn tại và ít nhiều có phát triển của hoạt động thủ công nghiệp nổi lên vai trò của người thợ thủ công với kĩ thuật tinh xảo, tinh thần ham học hỏi, hăng say lao động, người thợ thủ công Việt Nam thực sự trở thành một nhân tố quan trọng trong việc duy trì và phát triển hoạt động kinh tế này.

 Giống như các thời đại trước, thủ công nghiệp thời Tự Đức, chủ yếu là thủ công nghiệp gia định-thủ công nghiệp nông thôn. Phần lớn nông dân đểu làm thuê nghề thủ công và phần lớn thợ thủ công cũng đồng thời làm công việc đồng áng. Sản xuất thủ công nghiệp chủ yếu cũng là để phục vụ cho

nông nghiệp. Do đó, việc sản xuất của người thợ thủ công lệ thuộc vào thời vụ, phục vụ kịp thời sản xuất nông nghiệp cũng như dựa vào khả năng tiêu thụ của người nông dân về cày bừa, cuốc, sẻng... Vì thế kinh tế thủ công nghiệp có tính chất bấp bênh. Ngay cả khu vực thủ công nghiệp khu vực nhà nước tuy quy mô sản xuất có phát triển hơn nhưng nhìn chung vẫn sản xuất theo yêu cầu tự cung tự cấp, không sản xuất theo hướng hàng hóa nên thủ công nghiệp vẫn dậm chân tại chỗ.

 Về chính sách của triều đình đối với thủ công nghiệp: một điều không thể phủ nhận đó là nhà nước đã có ý thức quan tâm đến sự phát triển của thủ công nghiệp thể hiện ở việc tập trung đầu tư và có biện pháp khuyến khích thủ công nghiêp, cử người sang nước ngoài để học công nghệ mới về áp dụng vào Việt Nam như trường hợp năm 1870. “Nhà nước chọn các hạng thợ thuyền ở Hộ vệ, Cảnh Tất, Thần Cơ, Đốc Công lấy 15 người tuổi trẻ biết chữ chia đi đến đô thành nước Pháp, nước Anh học tập đóng tàu, đúc súng, học tiếng, học chữ ba năm hoặc 1, 2 năm tinh xảo được việc sẽ cất nhắc không theo thứ bậc” [6;41]... Tuy nhiên, sự quan tâm của nhà nước lại không thường xuyên, nó mang tính nhất thời và nhỏ bé. Quốc sách của triều đình Tự Đức đối với thủ công nghiệp vẫn tập trung ở chế độ công tượng và chính sách thuế biệt nạp. Tuy nhiên, cả hai chính sách này đều không phù hợp, không đáp ứng được trước xu thế biến chuyển của kinh tế trong nước và thế giới đương thời. Chế độ công tượng thì làm cho người thợ bị cưỡng bức và lao động như hình thức lao dịch, không có yếu tố kích thích trong sản xuất nên năng suất không cao. Còn chính sách thuế biệt nạp vì quá nặng nề nên khiến đời sống người thợ gần như không được cải thiện, đầu tư sản xuất không được mở rộng.

 Về căn bản thủ công nghiệp (1848-1883) vẫn nằm trong khuôn khổ của quan hệ sản xuất phong kiến. Một số ngành đã xuất hiện những đốm sáng của nền kĩ thuật tiên tiến song nó còn nhỏ bé và quá mong manh. Lực lượng

sản xuất của thủ công nghiệp chưa đủ sức phá vỡ quan hệ sản xuất phong kiến. Làng thủ công chuyên nghiệp và cả công xưởng thủ công nhà nước đểu nằm trong vòng cương tỏa của nền tiểu nông phong kiến. Sự gắn bó với nông nghiệp và làng xã đã níu kéo sự tiến triển của thủ công nghiệp trong suốt tiến trình lịch sử.

 Thủ công nghiệp có vai trò đáng kể trong đời sống kinh tế-xã hội, đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu dùng của triều đình và nhân dân, tuy nhiên dù trải qua lịch sử phát triển lâu dài đến thời Tự Đức thủ công nghiệp vẫn chỉ là ngành kinh tế phụ, hỗ trợ cho nông nghiệp. Tầng lớp thợ thủ công chuyên nghiệp còn quá ít so với dân cư cả nước, phần đông dân chúng làm thủ công với tư cách nghề phụ. Từ quốc sách của nhà nước đến tâm lí dân chúng đều coi nghề nông là gốc và công thương là ngọn. Điều đó cũng tác động không nhỏ để sự phát triển của thủ công nghiệp nói riêng và nền kinh tế nói chung.

2. Thành tựu và hạn chế của thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức

Mặc dù không thật rực rỡ song thủ công nghiệp dưới thời Tự Đức đã thu được những thành tựu nhất định. Điều này trước hết thể hiện ở sự tiến bộ trong những chính sách của nhà nước đối với hoạt động này. Để khuyến khích thợ giỏi nâng cao tay nghề, tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, triều đình đã nhiều lần tiến hành ban thưởng lớn. Nhà nước cũng thường xuyên giảm ngạch thuế cho các làng thủ công, thợ thủ công...Cử một số thợ giỏi ra nước ngoài học tập kĩ thuật tinh xảo, hiện đại về áp dụng vào sản xuất trong nước... Với những cố gắng như trên cộng với tinh thần lao động cần cù, khéo léo của người thợ Việt Nam hoạt động thủ công nghiệp đã tạo ra một khối lượng sản phẩm lớn. Đó chính là thành tựu đáng kể nhất trong hoạt động thủ công nghiệp thời kì này. Những sản phẩm thủ công nghiệp không chỉ có ý nghĩa đối với việc giải quyết nhu cầu lớn của tâng lớp trên (phong kiến) mà còn tác động to lớn đến các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội và đời sống nhân dân. Với kinh tế, hoạt động thủ công nghiệp trang bị đầy đủ yêu cầu về công cụ sản xuất cho nông nghiệp, thúc đẩy công nghiệp sớm phát triển và cả hoạt động

trao đổi buôn bán trong và ngoài nước. Với chính trị-xã hội, hoạt động thủ công nghiệp là một nghề khá quan trọng, với nhiều địa phương đó còn là phương tiện kiếm sống của người dân vì vậy mà nó có ý nghĩa ổn định phần nào đó đời sống nhân dân, an ninh, chính trị và trật tự xã hội nhìn chung là ổn định. Ngoài ra, những sản phẩn thủ công nghiệp còn là những tác phẩm nghệ thuật độc đáo và có ý nghĩa lớn đối với quốc phòng (chiến thuyền, súng, đan...).

Bên cạnh những thành tựu, hoạt động thủ công nghiệp thời Tự Đức còn có những hạn chế. Nguyên nhân của những hạn chế này là chính sách kìm hãm của nhà nước đối với thủ công nghiệp. Nghề thủ công ở Việt Nam chủ yếu là thủ công nghiệp gia đình hay nói cách khác thủ công nghiệp nước ta chưa hoàn toàn tách khỏi nông nghiệp. Phần lớn nông dân đều làm thêm nghề thủ công đồng thời phần lớn thợ thủ công cũng là nông dân. Số nhân công dùng trong sản xuất thủ công chủ yếu là nhân công của gia đình chứ không phải là nhân công thuê mướn. Dụng cụ sản xuất thủ công ở nước ta thô sơ và hầu như chỉ dựa vào sức người. Kỹ thuật thì bảo thủ và lạc hậu. Do tính chất nghề phụ, tính chất gia đình của nghề thủ công nước ta nên thủ công nghiệp có tính chất phân tán, thiếu vốn, thiếu ổn định dẫn đến sản xuất bị hạn chế không nâng cao lên được.

3. Bài học kinh nghiêm

Từ việc phân tích đặc điểm của hoạt động thủ công nghiệp, những thành tựu và hạn chế của hoạt động này chúng tôi xin đựơc rút ra một số bài học như sau:

Thứ nhất: hoạt động thủ công nghiêp là một ngành kinh tế quan trọng và mang lại hiệu quả kinh tế cao. Vì thế đòi hỏi nhà nước và nhân dân cần phải nhận thức một cách đúng đắn và đầy đủ về vị trí và vai trò của ngành kinh tế này. Từ bỏ quan niệm cũ “dĩ nông vi bản” (nghề nông làm gốc) hay “trọng nông ức thương”. Từ đó có sự đầu tư xứng đáng cho hoạt động kinh tế thủ công nghiệp và phát triển hoạt động thủ công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa.

Thứ hai:muốn cho hoạt động thủ công nghiệp phát triển điều cốt yếu nhất là phải có sự quan tâm đầu tư thích đáng của nhà nước. Nhà nước cần thiết phải có

những chính sách phát triển hoạt động thủ công nghiệp phù hợp với hoàn cảnh chung và yêu cầu riêng của từng nghề, từng làng. Không nhất thiết phải xóa bỏ hết các xưởng thủ công của nhà nước song cần cải tiến hình thức quản lý, tổ chức sản xuất sao cho năng động và hiệu quả hơn. Xóa bỏ chính sách thuế biệt nạp thay vào đó là chính sách thuế phù hợp và không mang tính chất bóc lột. Với các làng nghề thủ công truyền thống, nhà nước phải có biện pháp hỗ trợ và đầu tư tích cực cả về khâu sản xuất và đầu ra cho sản phẩm. Từ đó giúp người thợ thủ công yên tâm với nghề và cống hiến nhiều hơn.

Thứ ba: cần phải cải tiến công cụ sản xuất, hình thức tổ chức sản xuất và nâng cao trình độ văn hóa cũng như tay nghề cho người lao động (thợ thủ công). Đưa những tiến bộ khoa học vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm cũng như việc đẩy mạnh mức độ chuyên môn hóa trong quy trình sản xuất.

Thứ tư: nhân tố con người là một vấn đề quan trọng vì thế nhà nước phải có những chính sách ưu đãi đặc biệt với thợ thủ công giúp họ nâng cao mức sống, trình độ văn hóa cũng như tay nghề tạo ra những sản phẩm thật sự chất lượng.

Cuối cùng, muốn hoạt động thủ công nghiệp phát triển hoàn thiện, người thợ thủ công phải biết duy trì, áp dụng có sáng tạo kinh nghiệm sản xuất của người xưa “Ôn cố tri tân” từ đó có những sáng kiến hợp lý.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song do mới tập duyệt nghiên cứu khoa học năng lực bản thân còn hạn chế để tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót. Chúng tôi rất mong được nhận được sự giúp đỡ chỉ bảo và tạo điều kiện của các thầy cô và toàn thể các bạn đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.

Một phần của tài liệu Tình hình thủ cổng nghiệp Việt Nam dưới thời Tự Đức (1848-1883)” (Trang 49 - 54)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w