Hệ thống thông tin

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 (Trang 71 - 73)

Mặc dù hệ thống thông tin trong Công ty đã được thiết lập để đảm bảo việc trao đổi thông tin được thực hiện xuyên suốt trong toàn Công ty, tuy nhiên số lượng máy tính trong mỗi bộ phận phòng ban còn thấp, chủ yếu các máy chưa nối mạng. Công ty cũng chưa xây dựng một hệ thống mạng cục bộ. Điều này đã gây hạn chế cho việc cập nhật thông tin ở các bộ phận cũng như

việc trao đổi thông tin nội bộ bị chậm trễ. Do đó làm giảm hiệu quả quản lý, gây ra ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến chất lượng các công trình.

2.3.2.3. Quản lý chất lượng vật tư

Do đặc thù của ngành thi công, xây lắp là sử dụng nhiều loại vật tư như cát, sỏi, xi măng, sắt, thép, …nên để đảm bảo chất lượng vật tư thoả mãn yêu cầu thi công là một nhiệm vụ rất khó khăn và phức tạp. Công ty phải thường xuyên phân loại và kiểm tra chất lượng của từng loại vật tư. Công việc này tốn khá nhiều thời gian và công sức. Bên cạnh đó, với thời gian thi công thường kéo dài, chất lượng vật tư chịu nhiều ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu do số lượng và chất lượng kho tàng, bến bãi của Công ty còn hạn chế. Các loại vật tư sử dụng cho từng hạng mục thi công xây lắp thường được tập trung tại công trường xây dựng. Các điểm tập kết ở đây có thể nói là chưa được quan tâm về chất lượng bảo quản vật tư. Do đó, các đội thường căn cứ vào định mức sử dụng vật tư để nhập mua nguyên vật liệu phục vụ công trình đang thi công. Khi xảy ra hiện tượng giá cả vật tư biến động mạnh sẽ dẫn đến tình trạng thiếu vật tư hoặc thay thế vật tư bằng các nhà cung cấp khác, ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng công trình.

2.3.2.4. Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực

Lực lượng lao động của Công ty hiện nay còn thiếu trên khía cạnh cán bộ quản lý, thợ bậc cao và lao động lành nghề. Số lượng thạc sỹ trong Công ty còn tương đối thấp, thạc sỹ kỹ thuật gồm 2 người, thạc sỹ kinh tế cũng có 2 người nhưng đều là chuyên ngành kế toán. Số lượng thợ bậc 5-7 chỉ chiếm 12,56% tổng số thợ. Lao động có nghề cũng chỉ chiếm 31,29% trong tổng số lao động phổ thông. Bên cạnh đó, Công ty cũng chưa có kế hoạch đánh giá lại trình độ, kỹ năng nguồn nhân lực theo định kỳ. Ngoài ra, do đặc điểm của hoạt động thi công xây lắp các công trình xây dựng là liên tục thay đổi địa

điểm nên số lượng và chất lượng lao động phổ thông cũng thường xuyên thay đổi. Công tác đào tạo để đảm bảo cho lao động lành nghề là tương đối khó khăn.

2.3.2.5. Quản lý máy móc, thiết bị

Mặc dù Công ty đã đầu tư mới về máy móc, thiết bị với số lượng tương đối lớn, nhưng hầu hết đều thuộc thế hệ lạc hậu của thế giới. Nguyên nhân chính là do việc sử dụng vốn kém hiệu quả và hạn chế trong các quyết định sử dụng vốn. Các hoạt động nói chung và quyết định sử dụng vốn nói riêng còn chịu sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước. Ngoài ra, việc khấu hao máy móc, thiết bị chưa được tiến hành triệt để dẫn đến khó khăn trong việc thanh lý máy móc, thiết bị cũ, đầu tư, mua sắm máy móc, thiết bị mới. Nhiều loại máy móc vẫn đang được sử dụng trong khi thời gian khấu hao đã hết.

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 (Trang 71 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(92 trang)
w