Các nguyên tắc quản lý chất lượng

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 (Trang 26 - 28)

Theo tiêu chuẩn ISO 9000:2000, 8 nguyên tắc của quản lý chất lượng được nhận biết giúp lãnh đạo cao nhất có thể sử dụng để dẫn dắt doanh nghiệp đạt được các kết quả cao hơn là:

Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng.

Mọi doanh nghiệp đều phụ thuộc vào khách hàng của mình và vì thế cần hiểu các nhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và cố gắng vượt cao hơn sự mong đợi của họ.

Nguyên tắc 2: Vai trò lãnh đạo.

Lãnh đạo doanh nghiệp thống nhất mục tiêu, định hướng vào môi trường nội bộ của doanh nghiệp, huy động toàn bộ nguồn lực để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi người.

Con người là yếu tố quan trọng nhất cho sự phát triển. Việc huy động con người một cách đầy đủ sẽ tạo cho họ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện công việc, đóng góp cho sự phát triển của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận quá trình.

Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạt động có liên quan được quản lý như một quá trình.

Với một doanh nghiệp, để hoạt động có hiệu quả cần thiết phải xác định và quản lý được các quá trình có mối quan hệ tương tác, qua lại lẫn nhau ở bên trong doanh nghiệp. Thông thường, mỗi đầu ra của một quá trình lại trở thành đầu vào của một quá trình tiếp theo. Việc xác định và quản lý được các

quá trình đó một cách có hệ thống được coi là “cách tiếp cận theo quá trình”. Cách tiếp cận này được minh hoạ tổng quát qua hình 1.2.

Mô hình này chỉ ra rằng khách hàng đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp các yêu cầu đầu vào. Việc theo dõi sự thoả mãn của khách hàng là hết sức cần thiết nhằm đánh giá, kiểm tra và xem xét các yêu cầu của khách hàng có được đáp ứng hay không, và được đáp ứng đến mức độ nào.

Nguyên tắc 5: Quản lý theo phương pháp hệ thống.

Việc quản lý một cách có hệ thống sẽ làm tăng hiệu quả và hiệu lực hoạt động của doanh nghiệp.

CẢI TIẾN LIÊN TỤC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG KHÁCH HÀNG CÁC YÊU CẦU KHÁCH HÀNG THOẢ MÃN

Hình 1.2. Mô hình hệ thống quản lý chất lượng dựa trên quá trình

Trách nhiệm của lãnh đạo

Thực hiện sản phẩm Quản lý

nguồn lực Đo lường, phân tích, cải tiến

Sản phẩm

Đầu vào Đầu ra

Hoạt động gia tăng giá trị

Dòng thông tin

Nguồn: TCVN ISO 9000:2000 ISO 9000:2000

Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục.

Cải tiến liên tục là một trong những mục tiêu của mọi doanh nghiệp và nó càng trở nên đặc biệt quan trọng trong sự biến động không ngừng của môi trường kinh doanh như hiện nay.

Doanh nghiệp phải thường xuyên nâng cao tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng thông qua việc sử dụng chính sách chất lượng, mục tiêu chất lượng, các kết quả đánh giá, phân tích dữ liệu, các hành động khắc phục, phòng ngừa và xem xét của lãnh đạo. Đây phải được coi là mục tiêu thường trực và lâu dài của doanh nghiệp.

Nguyên tắc 7: Quyết định dựa trên sự kiện.

Các quyết định và hành động có hiệu lực được dựa trên sự phân tích dữ liệu và thông tin.

Nguyên tắc 8: Quan hệ hợp tác cùng có lợi với người cung ứng.

Thiết lập mối quan hệ cùng có lợi với bên cung ứng sẽ nâng cao khả năng tạo ra giá trị của cả hai bên. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Thực trạng của công tác quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO 9000 : 2000 (Trang 26 - 28)