Một số hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 44 - 46)

Thẩm định hồ sơ vay vốn

2.3.2. Một số hạn chế của công tác thẩm định tài chính dự án

Thứ nhất, dự án đầu tư nhằm mục đích tạo lợi nhuận cho doanh nghiệp, mang lại lợi ích cho xã hội nhưng để dự án có thể được thực hiện hay nói đúng hơn là mang tính khả thi thì nó yêu cầu doanh nghiệp phải có nguồn vốn đối ứng ít nhất là 30% tổng vốn

đầu tư. Điều này nhằm đảm bảo khả năng an toàn cho dự án, tăng trách nhiệm của doanh nghiệp đối với dự án, sẽ làm tăng tính an toàn và giảm độ rủi ro của dự án. Đây là một yêu cầu bắt buộc của Ngân hàng bắt các doanh nghiệp khi tham gia vay vốn nhất là đối với các dự án sản xuất kinh doanh nhưng trong Ngân hàng thường bỏ qua những yêu cầu này mà chỉ chú ý tới lợi nhuận tăng hàng năm. Nghĩa là trong quá trình cho vay Ngân hàng chỉ chú ý tới nguồn trả nợ

Thứ hai, trong quá trình đầu tư Ngân hàng chưa thực sự chú ý đến công tác thẩm định tài chính dự án mà đi quá sâu vào cách trả nợ của khách hàng hàng năm thông qua việc tính toán lợi nhuân bằng khấu hao và lợi nhuận ròng. Ngân hàng rất ít khi chú ý tới hiệu quả tài chính cuối cùng của dự án. Điều này chưa thực sự đúng đối với yêu cầu của việc thẩm định tài chính dự án là cả dự án có đạt hiệu quả thì chắc chắn có khả năng trả nợ và vấn đề là mất bao lâu để có thể thanh toán hết các khoản nợ ấy. Xuất phát từ điều đó, Ngân hàng đã lựa chọn các dự án không phụ thuộc quá nhiều vào các hiệu quả tài chính như NPV, IRR hay PP mà dựa trên khả năng trả nợ hàng năm về mối quan hệ nào khác là không đúng. Nếu theo phương pháp này một dự án thường có thời gian khấu hao và thời hạn trả nợ thì khác nhau ví dụ là 5 năm, 10 năm. Khi hàng năm doanh nghiệp phải lấy tất cả các nguồn khấu hao + chi phí lãi vay trong 5 năm đầu trả nợ cho Ngân hàng không đủ nhưng trong 5 năm tiếp theo không phải trả doanh nghiệp có thể có một khoản tổng lợi nhuận lớn nếu như xét trên phương diện các chỉ tiêu NPV, IRR vẫn cho phép doanh nghiệp được thực hiện dự án. Như vậy Ngân hàng sẽ không cho doanh nghiệp vay, dẫn tới dự án không thể thực hiện được

Thứ ba, việc phân tích độ nhạy của dự án không được thực hiện cho nên quá trình đánh giá hiệu quả tài chính của dự án mới chỉ dừng lại ở việc xem xét trạng thái tĩnh. Không đi sâu xem xét những thay đổi của các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài chính trong điều kiện có sự biến động của nền kinh tế như sự thay đổi về lãi suất chiết khấu, lạm phát, giá cả thị trường. Chính vì thế không đưa ra được những nhân tố chính ảnh hưởng tới dự án từ đó đưa không đưa ra được những giải pháp hữu hiệu để hạn chế rủi ro

Thứ tư, là việc tính toán các hiệu quả tài chính của dự án đã lập được bảng thu chi dự kiến hàng năm, bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Đồng thời có xem xét so sánh với trước khi đầu tư nhưng chưa lập được hết các dự án, mới chỉ tính toán được các chỉ tiêu trong vài ba năm

Thứ năm, việc xác định vòng đời dự án, thời hạn cho vay chưa phù hợp với thời gian thu hồi vốn của dự án dẫn tới khó khăn cho người vay trong việc cam kết trả nợ đối với Ngân hàng

Thứ sáu, việc lập và tính toán hiệu quả kinh tế của dự án Ngân hàng đã lập được bảng thu dự kiến hàng năm, bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư. Đồng thời có so sánh với trước khi đầu tư nhưng chưa lập được các năm của dự án, mới chỉ tính toán được trong vài ba năm, bảng tổng hợp hiệu quả kinh tế của dự án đầu tư.

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng thẩm định tài chính dự án tại sở giao dịch Ngân hàng TMCP Hàng Hải Việt Nam (Trang 44 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(59 trang)
w