Đào tạo, trao đổi chuyên môn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 71 - 72)

2. Giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định

2.3.2 Đào tạo, trao đổi chuyên môn

Trong qua trình thẩm định dự án, cán bộ thẩm định luôn có xu hướng coi trọng phương diện tài chính hơn các phương diện khác. Điều này phần lớn là do những kiến thức mà họ được trang bị ở trường Đại học còn hạn chế, thông thường họ mới chỉ biết về mặt tài chính dự án, còn việc nghiên cứu thị trường, đánh giá thị trường, đánh giá hiệu quả dự án, các vấn đề liên quan đến kỹ thuật… thì ít được đề cập, do đó việc họ lựa chọn phương án tài chính là căn cứ chủ yếu để thẩm định cũng là điều có thể hiểu được.

Tuy nhiên đòi hỏi về mặt chất lượng thẩm định đã dẫn đến sự khập khiễng giữa lý thuyết và thực tế. Bởi vì trong thực tế, quá trình thẩm định đòi hỏi mỗi cán bộ thẩm định phải có kiến thức tổng hợp tương đối cao về: pháp luật, kinh tế, công nghệ- kỹ thuật, thông tin thị trường, thanh toán quốc tế… do đó hoàn thiện công tác thẩm định dự án trước hết ngân hàng cần từng bước nâng cao trình độ của các cán bộ thẩm định.

Ngân hàng nên mở các lớp đào tạo, tổ chức các buổi hội thảo, mời các chuyên gia về nói chuyện, trao đổi kinh nghiệm với các ngân hàng bạn, tìm nguồn tài liệu cho cán bộ tham khảo… Bên cạnh khuyến khích động viên cán bộ tự trau dồi kiến thức, ngân hàng có thể cử những nhân viên có đủ năng lực đi đào tạo ở nước ngoài trong những khoảng thời gian nhất định, từ đó giúp cán bộ có điều kiện học hỏi, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ. Lưu ý là để công tác đào tạo đạt được kết quả cao thì quá trình đào tạo này phải được diễn ra thường xuyên và có hệ thống

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 71 - 72)