Thẩm định hiệu quả của dự án

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 42 - 51)

2. Tình hình thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại chi nhánh NHNo& PTNT Nam Hà Nội

2.5.3.3Thẩm định hiệu quả của dự án

a. Tổng mức đầu tư: 136.223trđ.

Bao gồm các khoản : Đơn vị: trđ

TT Khoản mục Chi phí

Tổng số 136,223

1 Xây lắp 103,385

3 Chi phí khác 6,345 4 Đền bù giải phóng mặt bằng 5,663 5 Dự phòng phí 3 % ( 1 + 2 ) 3,302 6 Lãi trong thời gian thi công 10,838

Nhu cầu vốn 136,223

Vốn tự có 41,223

Vốn vay NHNo NHN 95,000

b. Đánh giá hiệu quả của dự án • Giải pháp kết cấu:

◦ Phần móng:

- Khối học - hiệu bộ:

+ Móng được thiết kế giải pháp móng cọc BTCT

+ Dùng cọc BTCT mác 300, tiết diện 300 x 300 dài 30 m. Mỗi cọc gồm 6 đoạn, 01 đoạn C1 dài 5m, 05 đoạn C2 dài 5m

+ Cọc được thi công theo phương pháp ép trước

+ Cọc dùng bê tông mác 200. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#.

+ Lót móng bằng bê tông gạch vỡ 50# dầy 100. - Khối thư viện:

+ Móng được thiết kế giải pháp móng cọc BTCT

+ Dùng cọc BTCT mác 200 có Ra=90 kg/cm2. Cọc có tiết diện 250x250 dài 30 m thi công bằng phương pháp ép trước.

+ Cọc dùng bê tông mác 200. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#. - Khối hội trường - giảng đường:

+ Móng được thiết kế giải pháp móng cọc BTCT

+ Dùng cọc BTCT mác 200 có Ra=90 kg/cm2. Cọc có tiết diện 250x250 dài 30 m thi công bằng phương pháp ép trước.

+ Cọc dùng bê tông mác 200. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#. - Khối nhà TDTT:

+ Móng được thiết kế giải pháp móng cọc BTCT

+ Dùng cọc BTCT mác 200 có Ra=90 kg/cm2. Cọc có tiết diện 250x250 dài 30 m thi công bằng phương pháp ép trước.

+ Cọc dùng bê tông mác 200. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#. - Khối nhà ăn - câu lạc bộ:

+ Móng được thiết kế theo giải pháp móng băng BTCT.

+ Móng được dùng bê tông mác 200 có Ra=90 kg/cm2. Thép A1 Ra = 2300 kg/cm2, Thép AII Ra = 2800 kg/cm2. Tường móng, móng gạch xây gạch chỉ đặc 75#, vữa xi măng 50#.

◦ Phần thân nhà: kết cấu khung BTCT đổ tại chỗ. Tường xây gạch dùng để ngăn cách bao che, sàn BTCT đổ tại chỗ.

◦ Phần mái: Mái BTCT đổ tại chỗ.

Khối nhà TDTT và khối hội trường và giảng đường: mái được dùng bằng tấm lợp nhẹ vượt khẩu độ lớn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

◦ Phần điện: Cơ sở thiết kế:

- Tiêu chuẩn TCXD 16 – 86 Chiếu sáng nhân tạo trong công trình dân dụng.

- Tiêu chuẩn TCXD 25 – 91 Đặt đường dây điện trong nhà ở và công trình dân dụng.

- Tiêu chuẩn TCXD 27 – 91 Đặt thiết bị điện trong nhà ở và công trình công cộng.

- Công văn số 535/QH-X4 ngày 21/1/2003 của viện quy hoạch xây dựng Hà nội về việc cấp số liệu hạ tầng kỹ thuật tại xã Đại kim – Thanh trì - Hà nội

Cấp điện: nguồn từ trạm biến áp công cộng 35/0,4KV-400KVA Kim Lũ ở phía Đông Bắc ô đất.

◦ Phần chống sét: Cơ sở thiết kế

+ TCN 68-174/1998 tiêu chuẩn chống sét của Tổng Cục Bưu Điện. + 20 TCN 46-84 tiêu chuẩn chống sét của Bộ Xây Dựng.

+ NF C17-102/1995 tiêu chuẩn chống sét an toàn Quốc gia Pháp. + Tiêu chuẩn nối đất chống sét H.S của Singapore.

+ Căn cứ vào các tài liệu và thông số kỹ thuật về thiết bị chống sét của Tập đoàn HELITA-Pháp ( French standard ).

Hệ thống chống sét PULSAR gồm 3 bộ phận chính: + Đầu thu sét PULSAR45

+ Cáp thoát sét bằng đồng + Hệ thống nối đất chống sét ◦ Phần nước bao gồm:

- Cấp nước:

Với nhu cầu sử dụng nước của dự án là 169,5 m3/ngày bao gồm phục vụ sinh hoạt, phòng CCC. Nước sinh hoạt cho công trình được lấy từ đường ống cấp nước thành phố ở phía nam ô đất theo ống truyền đẫn D90 cấp nước vào bể chứa nước ngầm qua đồng hồ đo nước cho toàn dự án.

Nước sinh hoạt được lấy từ nguồn nước ngoài nhà theo ống truyền dẫn cấp lên két mái công trình. Từ két mái nước theo ống truyền dẫn cấp cho các thiết bị vệ sinh. Sơ đồ cấp nước được phân bố thành từng trục để cấp nước liên tục cho các khu. - Thoát nước:

Thoát nước mưa, nước sinh hoạt được thu vào rãnh đậy đan B300, ga cống và cống D300, ga thu mưa trực tiếp.

Toàn bộ hệ thống thoát nước đổ vào ga cống và cống D400, D600, D800 đổ vào mương tiêu hiện có ở phía Tây Nam ô đất khi đường vành đai 3 chưa thi công. Nếu đường vành đai 3 đã thi công, toàn bộ hệ thống thoát nước của dự án đổ vào ga cống và cống thoát nước trên đường vành đai 3.

◦ Đường giao thông: Công trình được giáp 3 mặt đường nên rất thuận tiện cho việc đi lại.

• Khả năng tác động đến môi trường, PCCC, giải pháp của dự án:

- Dự án đầu tư xây dựng trường đại học, do đó tác động môi trường là hầu như không có.

- Một trong những tác động có thể ảnh hưởng đến môi trường là hệ thống thoát nước thải của công trình thải ra hằng ngày. Tuy nhiên theo thiết kế hệ thống nước thải các đường ống đều được đi ngầm dưới đất và nước thải trước khi đi ra hệ thống cống của thành phố được đi qua hệ thống ga để lắng cặn, nên sẽ không ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường xung quanh.

- Rác thải của nhà được thu gom về bể xử lý rác sau đó mới được đưa ra xe gom rác của thành phố.

- Phòng cháy chữa cháy: Lắp đặt các họng nước, các bình bọt CO2 cho các tầng nhà. Hệ thống cấp nước chữa cháy cho công trình được xây dựng hợp lý.

• Tổ chức, quản lý dự án:

- Dự án đầu tư xây dựng “Trường Đại học dân lập Thăng long “ được quản lý điều hành trực tiếp của Hội đồng quản trị Trường Đại học dân lập Thăng long. Sự điều hành được tập trung thống nhất từ Chủ tịch đến các phòng ban.

- Trường Đại học dân lập Thăng long sẽ thành lập Ban quản lý dự án, thành phần Ban quản lý dự án gồm:

+ Phó giám đốc Ban quản lý dự án.

+ Kế toán Ban quản lý dự án (03 - 04 Nhân viên).

- Ban quản lý dự án chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Hội đồng quản trị, có trách nhiệm:

+ Tiến hành các công tác chuẩn bị đầu tư, có những công việc phải thuê tư vấn thực hiện quản lý chi phí xây dựng công trình. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Lựa chọn đơn vị tư vấn để Lập Dự án đầu tư xây dựng, Khoan khảo sát địa chất, Thiết kế kỹ thuật thi công, Thẩm định dự án, Thẩm định thiết kế kỹ thuật thi công và Tổng dự toán, Lập hồ sơ mời thầu xây lắp và phân tích đánh giá hồ sơ dự thầu xây lắp, Giám sát thi công xây dựng, Tổ chức nghiệm thu, thanh toán từng phần của công trình và nghiệm thu, thanh toán bàn giao công trình.

+ Tổ chức đấu thầu thi công theo đúng Nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1-9-1999 và nghị định số 14/2000/NĐ-CP ngày 5-5-2000 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đấu thầu.

+ Lập hồ sơ hoàn công theo đúng quy định. • Đánh giá tiến độ thực hiện dự án:

Dự án được chia làm 3 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Chuẩn bị đầu tư: Quí III / 2003 - Quí I / 2005.

Xin thoả thuận kiến trúc quy hoạch, khảo sát đo đạc, xin cấp chỉ giới đường đỏ và các số liệu kỹ thuật đô thị, xin ký duyệt Qui hoạch tổng mặt bằng và thoả thuận phương án thiết kế, lập Dự án đầu tư xây dựng, xin thuê đất. Thẩm định và phê duyệt dư án đầu tư xây dựng. Giải phóng mặt bằng. Thiết kế bản vẽ kỹ thuật thi công và lập tổng dự toán xây dựng công trình.

+ Giai đoạn 2: Thực hiện đầu tư: Quý III/2005 – Quý IV/2007 : Thi công công trình và bàn giao.

+ Giai đoạn 3 : Kết thúc đầu tư: Quý I/2008. ◦ Lập hồ sơ hoàn công và lưu trữ hồ sơ

◦ Thẩm định quyết toán ◦ Thanh lý hợp đồng

Hiện nay công trình đang thực hiện theo tiến độ đã hoàn thành xong phần đền bù giải phóng mặt bằng, xây thô xong nhà thư viện 4 tầng, đang xây dựng nhà ăn 2 tầng, và đang làm móng nhà hiệu bộ 9 tầng. Đầu học kì tới trường dự kiến sẽ đưa nhà thư viện 4 tầng vào sử dụng.

• Hiệu quả tài chính của dự án:

◦ Các khoản thu: Trường Đại học Dân lập Thăng Long sau khi hoàn thành và đi vào hoạt động sẽ có những khoản thu sau:

Thu học phí của sinh viên: hiện nay học phí trung bình nhà trường thu là 4,5trđ/ sinh viên/năm, với số lượng sinh viên hiện tại là 5.463 sinh viên. So với mặt bằng các trường dân lập trong thành phố hiện nay thì mức thu trên là hợp lý.

Ngoài khoản thu học phí, hàng năm trường còn thu tiền đóng góp xây dựng trường, với mức thu là 1.500.000đ/sinh viên trong 4 năm học. Mức thu tiền xây dựng trường căn cứ vào số lượng sinh viên của trường hàng năm. Bên cạnh đó trường còn có các khoản thu từ việc trông, giữ xe cho sinh viên, các khoản thu từ cho thuê địa điểm làm trung tâm đào tạo dạy ngoại ngữ, tin học... dự kiến các khoản thu này khoảng 4.500trđ/năm.

◦ Các khoản chi phí

Lương và bảo hiểm xã hội: lương của cán bộ nhân viên nhà trường bằng 30% tiền thu học phí, mức bảo hiểm xã hội chiếm 25% lương.

- Chi phí điện nước: 8% doanh thu vì tính cả điện phục vụ cho thời gian cho thuê buổi tối.

- Chi phí sửa chữa và bảo trì: Là các khoản chi phí sửa chữa, bảo dưỡng thường xuyên (1,5% xây lắp và 4% thiết bị).

- Chi phí khác: 1% tổng doanh thu - Chi phí quản lý: 12% học phí.

- Ngoài các chi phí trên thì hàng năm trường còn phải trả tiền thuê đất là 8,9trđ.

- Trả lãi vay: căn cứ theo công văn 1489/NHNo-KHTH ngày 8/5/06 của NHNo Việt Nam, lãi suất cho vay dài hạn tối thiểu đối với Dự án đầu tư xây dựng Trường Đại học dân lập Thăng Long bằng lãi suất tiết kiệm kỳ hạn 12 tháng + 3%/năm tương đương khoảng 11,4%/năm, trường sẽ trả lãi theo 2 kỳ mỗi năm. ◦ Khấu hao cơ bản: Khấu hao xây dựng 20 năm, khấu hao thiết bị, chi phí khác và dự phòng là 8 năm.

◦ Thuế Thu nhập: Theo Nghị định 53/2006/NĐ-CP ngày 25/5/2006 về chính sách khuyến khích phát triển các cơ sở cung ứng dịch vụ ngoài công lập thì thuế TN Nhà trường được áp dụng là 10% năm.

◦Lợi nhuận: Tên tài sản tính khấu hao Thời gian Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Xây dựng 20 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 5,169 Thiết bị 8 836 836 836 836 836 836 836 836 - Chi phí khác 8 793 793 793 793 793 793 793 793 - Dự phòng + Lvay 8 1,768 1,768 1,768 1,768 1,768 1,768 1,768 1,768 - Tổng cộng 8,566 8,566 8,566 8,566 8,566 8,566 8,566 8,566 5,169

Nhận xét: Với các khoản thu, chi, khấu hao và thuế như trên, thì dự án bị lỗ vào hai năm đầu khi đi vào hoạt động nguyên nhân lỗ là do chi phí khấu hao và lãi vay vốn lớn nhưng những năm tiếp theo dự án đều có lãi, tăng trưởng ổn định.

◦ Dòng tiền của dự án:

Với lãi suất chiết khấu là 10% thì NPV= 39.800 trđ và IRR =13%, lớn hơn mức lãi suất chiết khấu. Chứng tỏ dự án khả thi và có hiệu quả. Dự án vẫn khả thi khi mức lãi suất chiết khấu lên đến 12%, khi đó NPV sẽ là 11.210trđ và IRR là 13%.

◦ Khả năng trả nợ vay TCTD: Nhà trường sẽ trích 100% KHCB và 70% lợi nhuận để trả nợ. Với nguồn trả nợ trên thì trong 10,7 năm nhà trường sẽ trả hết nợ cho Ngân hàng.

◦ Tính rủi ro của dự án:

Rủi ro lớn nhất của dự án này là số lượng sinh viên và tiền học phí hàng năm. Khi số lượng sinh viên thay đổi xuống còn 4.300 sinh viên thì NPV vẫn dương và khi đó NPV sẽ là 2.246 và IRR là 10% => dự án vẫn hiệu quả.

PA gốc 5600 5300 5000 4500 4300 4200 NPV 39,800 39,800 31,134 22,467 8,024 2,246 (643) Các loại chi phí Năm thứ 1 Năm thứ 2 Năm thứ 3 Năm thứ 4 Năm thứ 5 Năm thứ 6 Năm thứ 7 Năm thứ 8 Năm thứ 9 Tổng chi phí 34,628 37,836 39,728 41,154 42,905 44,226 45,900 47,056 45,327 Doanh thu 31,80 0 35,137 39,750 43,988 49,625 54,313 60,00 0 65,138 71,375 Lãi trước thuế -2,828 -2,699 22.2 2,833 6,720 10,08 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

7 14,10 0 18,08 1 26,049 Thuế TN 2.2 283 672 1,009 1,410 1,808 2,605

Lãi sau thuế -2,828 -2,699 20 2,550 6,048 9,078 12,690 16,273 23,444 Nguồn trả nợ 6,587 6,677 8,580 10,351 12,80

0

14,921 17,449 19,957 21,58 0

IRR 13% 13% 12% 12% 11% 10% 10% Khi số lượng sinh viên và số tiền học phí cùng thay đổi thì NPV sẽ thay đổi như sau: 39,800 5600 5300 5000 4500 4300 4200 4.5 39,800 31,134 22,467 8,024 2,246 (643) 4 23,763 15,956 8,148 (4,864) (10,068) (12,671) 3.5 7,725 777 (6,171) (17,751) (22,383) (24,699) 3.3 1,310 (5,294) (11,898) (22,906) (27,308) (29,510) 3.25 (293) (6,812) (13,330) (24,194) (28,540) (30,713) 3 (8,312) (14,401) (20,490) (30,638) (34,697) (36,727)

Nhận xét: theo số liệu ở trên thì khi số lượng sinh viên giảm xuống còn 4.200 sinh viên thì NPV sẽ âm khi đó thì dự án sẽ không hiệu quả. Nhưng thực tế điều này rất ít xảy ra vì Theo báo cáo khả thi của trường thì số lượng sinh viên hàng năm đều tăng. Tính từ năm học 1994-1995 số sinh viên nhập học là 73 trên tổng số sinh viên là 210. Đến năm học 2002-2003 số sinh viên nhập học đã là 988 trên tổng số sinh viên là 3386. Hiện nay số sinh viên của trường là 5.463 sinh viên. Điều đó cho thấy số lượng sinh viên của trường ngày càng tăng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm định dự án đầu tư vay vốn tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển Nông thôn- Chi nhánh Nam Hà Nội (Trang 42 - 51)