Những tồn tại trong giải quyết việc là mở Vĩnh Phúc

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 50)

III. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ GIẢI QUYẾT VIỆC LÀM CỦA VĨNH

3.Những tồn tại trong giải quyết việc là mở Vĩnh Phúc

Trong giai đoạn vừa qua cùng với rất nhiều cố gắng để giải quyết việc làm cho lao động trong tỉnh nhưng với những kết quả đạt được như trên thì vẫn còn những tồn tại như sau:

Một là, Tỷ lệ lao động không có việc làm vẫn còn cao

Thất nghiệp luôn là một hiện tượng kinh tế xã hội đối với các nước, nhất là một nước phát triển như Việt Nam. Thất nghiệp không những gây thiệt hại rất lớn cho cá nhân gia đình người lao động, mà còn thể hiện sự lãng phí nguồn lực, kìm hãm tăng truởng kinh tế. Do đó, mỗi quốc gia, mỗi địa phương đều phải tìm mọi biện pháp để giảm tỷ lệ thất nghiệp.

Biểu đồ 2.2: Tỷ lệ thất nghiệp thành thị của tỉnh giai đoạn 2006-2008

Nguồn: số liệu thực trạng việc làm và thất nghiệp bộ lao động thương binh xã hội

Qua biểu đồ ta thấy tỷ lệ thất nghiệp là thấp và có xu hướng giảm giữa năm 2006 so với năm 2008. Năm 2006 tỷ lệ thất nghiệp thành thị tỉnh Vĩnh Phúc là 2%, năm 2008 theo tính toán trong mẫu tỷ lệ thất nghiệp thành thị là

1,74%. Theo xu hướng chung tỷ lệ thất nghiệp thành thị tỉnh Vĩnh Phúc đang có xu hướng giảm.

Tuy nhiên tỷ lệ thất nghiệp phần lớn rơi vào những lao động có trình độ chuyên môn còn thấp.

Bảng 2.5 : so sánh cơ cấu thất nghiệp theo trình độ chuyên môn kỹ thuật năm 2006 với năm 2008

Đơn vị: % Theo trình độ chuyên môn kỹ

thuật cao nhất

2006 2008

Không có chuyên môn kỹ thuật 69,44 53,66

Đã qua đào tạo nghề 8,33 20,22

Công nhân kỹ thuật có bằng 5,56 11,01

Trung học chuyên nghiệp 11,11 12,41

Cao đẳng, đại học trở lên 11,11 13,91

Nguồn: Báo cáo tổng hợp viện khoa học xã hội

Năm 2006, người thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm 69,44%, sau đến người có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp( đều có tỷ lệ 11,11%), thấp nhất là người có trình độ CNKT có bằng.

Năm 2008, người thất nghiệp không có trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất( 53,46%), sau đến người có trình độ cao đẳng và trung học chuyên nghiệp( đều có tỷ lệ 11,11%), thấp nhất là người có trình độ CNKT có bằng.

Tóm lại, đặc trưng cơ bản của người thất nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc là đa số không có trình độ chuyên môn kỹ thuật, nguyên nhân thất nghiệp do buộc thôi việc chiếm tỷ lệ khá cao( 23,08%), đặc biệt là trong số đó có những người đã từng thất nghiệp. Như vậy công tác giáo dục đào tạo cho lao động của tỉnh vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế của các nhà sử dụng lao động, trong tương lai muốn giải quyết việc làm thì cần phải nâng cao chất

lượng giáo dục đào tạo cho người lao động để đáp ứng được yêu cầu cầu của người sử dụng lao động. Những người thất nghiệp có nhiều cách thức tìm kiếm việc làm, tính đến năm 2008 tỉnh Vĩnh Phúc vẫn có khoảng 21,54% số người thất nghiệp có nhu cầu làm việc nhưng chưa đi tìm việc, số còn lại có nhu cầu tìm việc nhưng chưa tìm được việc.

Xu hướng thất nghiệp chủ yếu của lao động tỉnh Vĩnh Phúc là thất nghiệp hữu hình. Họ đều là những người trong độ tuổi lao động, có khả năng lao động và đang có nhu cầu tìm việc nhưng chưa tìm được việc làm. Ngoài ra cũng tồn tại một một phần thất nghiệp do chuyển đổi nghề nghiệp( thất nghiệp tạm thời), đặc biệt là những người lao động trong khu vực bị thu hồi đất.

Hai là, Chất lượng lao động có việc làm chưa đồng đều giữa khu vực nông thôn và thành thị. Lao động có việc làm tại khu vực thành thị có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao hơn lao động có việc ở khu vực nông thôn. Với hầu hết lao động có việc làm còn ở trình độ thấp, điều đó giải thích cho xu hướng chuyển dịch lao động từ khu vực thành thị sang khu vực nông thôn, vì họ không đáp ứng được yêu cầu công việc.

Chất lượng lao động có việc làm ở khu vực thành thị cao hơn khu vực nông thôn, bởi trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế ở khu vực thành thị cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn, điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.6: Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật cao nhất của dân số hoạt động kinh tế theo khu vực

Đơn vị: %

Thành thị Nông thôn Chung

Sơ cấp 17,04 10,44 14,24

Chuyên môn kỹ thuật không bằng 6,06 1,25 4,02

Trung học chuyên nghiệp 9,26 2,8 6,53 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Cao đẳng 4,35 1,25 3,03

Đại học 12,41 1,01 7,58

Trên đại học 0,40 0,00 0,23

Không chuyên môn kỹ thuật 44,71 81,23 60,17

Tổng 100,00 100,00 100,00

Nguồn: Báo cáo tổng hợp viện khoa học lao động và xã hội Qua bảng số liệu ta thấy, trình độ không có chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế ở khu vực nông thôn chiếm phần lớn trong tổng số trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế khu vực nông thôn( chiếm 81,23%), trong khi đó ở khu vực thành thị chỉ chiếm 44,71% trên tổng số trình độ chuyên môn kỹ thuật của dân số hoạt động kinh tế hoạt động kinh tế. Trong tổng số lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật, cao đẳng, đại học và trên đại học thì khu vực thành thị lại chiếm tỷ lệ cao hơn khu vực nông thôn. Và trong đó ở cả hai khu vực tỷ lệ có trình độ chuyên môn kỹ thuật cũng chủ yếu tập trung ở trình độ sơ cấp.

Điều này cho thấy trình độ chuyên môn kỹ thuật của lao động tỉnh Vĩnh Phúc còn thấp và có sự mất cân đối giữa khu vực thành thị và nông thôn.

Ba là, Cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành kinh tế chưa cân đối. Tuy xu hướng chuyển dịch theo chiều hướng tốt nhưng số lao động được tạo việc làm trong các ngành sản xuất vẫn chiếm tỷ lệ cao, trong đó lao động được tạo việc làm trong ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ 25,46% trong tổng cơ cấu( bảng 2.3 trang 26). Tỷ lệ lao động có việc làm ở khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ cao 87,61% trong tổng số lao động có việc làm( bảng 2.4 trang 29).

Bốn là, Số lao động đi xuất khẩu lao động giai đoạn 2006-2008 giảm và đạt thấp chưa xứng với tiềm năng của tỉnh. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.7: Số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động và lực lượng lao động của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008

Đơn vị: người

2006 2007 2008

Số lao động được đưa đi xuất khẩu 1536 1634 1036

Lực lượng lao động 675.700 687.628 681.000

Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội Vĩnh Phúc Qua bảng số liệu ta thấy số người được đưa đi xuất khẩu lao động có xu hướng giảm trong cả giai đoạn 2006-2008, năm 2008 giảm 598 người tương đương giảm 36,6% so với năm 2007 và giảm 500 người so với năm 2006 tương đương giảm 32,55%. Số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng lực lượng lao động hàng năm. Như vậy số lao động được đưa đi xuất khẩu lao động giảm trong giai đoạn 2006-2008 và chưa tương xứng với tiềm năng.

Năm là, lao động nông nghiệp nơi có đất nhà nước thu hồi để xây dựng khu, cụm công nghiệp, rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm và chuyển nghề nhất là những lao động từ 35 tuổi trở lên. Hiện nay số lao động bị mất việc làm do mất đất là 22.800 người, trong đó chỉ có 23% số lao động trên được thu nhận vào làm việc ổn định trong khu công nghiệp.

Ngoài ra đất thu hồi thuộc đất canh tác tốt, cơ sở hạ tầng thuận lợi, nhưng đất đền bù lại xấu, xa khu dân cư, hạ tầng yếu kém, gây không ít khó khăn trong hoạt động sản xuất, tạo công ăn việc làm cho người lao động.

Một trong những vấn đề nóng nhất là đào tạo nghề cho lao động nông nghiệp bị mất đất vẫn chưa được quan tâm, do đó vấn đề tìm kiếm việc làm và chuyển đổi nghề với họ là rất khó khăn. Không ít doanh nghiệp hứa hẹn to tát nhưng không mặn mà tiếp nhận con em nông dân, kể cả những người đã qua đào tạo, nhưng chỉ dăm bữa nửa tháng là bị sa thải.

4. Những nguyên nhân dẫn đến các tồn tại trong giải quyết việc làm thời gian qua

Trong công tác đào tạo nghề: Mạng lưới dạy nghề tuy có phát triển, nhưng đến nay toàn tỉnh mới chỉ có 55 cơ sở dạy nghề, bao gồm 4 trường cao đẳng nghề, 4 trường trung cấp nghề, 8 trung tâm dạy nghề và 29 cơ sở dạy nghề khác, nhìn chung với một tỉnh có dân số đông và diện tích rộng như Vĩnh Phúc thì mạng lưới dạy nghề còn thiếu so với yêu cấu thực tế.

Quy mô số học sinh dạy nghề tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn và dạy nghề thường xuyên vẫn chiếm tỷ lệ thấp trong cơ cấu dạy nghề, đặc biệt là dạy nghề dài hạn. Đến năm 2008, số học sinh tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn là 8700 người, chỉ chiếm 26,8% tổng số học sinh tốt nghiệp của đào tạo nghề; số học sinh tốt nghiệp của dạy nghề dài hạn là 4712 người, chiếm tỷ lệ thấp nhất là 14,5% trong tổng số học sinh tốt nghiệp của đào tạo nghề( bảng 2.1).

Đại bộ phận cán bộ quản lý tại các trường dạy nghề, trung tâm dạy nghề là những giáo viên có trình độ kinh nghiệm trong giảng dạy nhưng lại yếu kém trong công tác tổ chức quản lý đào tạo, bởi đại đa số đội ngũ giáo viên họ chưa được đào tạo về năng lực tổ chức quản lý. Trang thiết bị dạy và học nghề của nhiều cơ sở nhất là trung tâm dạy nghề vẫn còn thiếu và lạc hậu do tổng số vốn đầu tư cho cơ sở vật chất trang thiết bị dạy nghề còn thiếu, đến năm 2008 tổng số vốn đầu tư cho lĩnh vực này mới là 7,1 tỷ đồng. Một số vốn đầu tư quá nhỏ so với yêu cầu bởi hầu hết các trang thiết bị dạy và học nghề có giá trị lớn.

Do hầu hết các học viên nghề xuất phát từ những lao động phổ thông có trình độ thấp. Họ là những người lao động chân tay trong nông nghiệp, đa số chưa được phổ cập giáo dục, do đó họ chưa có kỹ năng nghề, ý thức tổ chức kỷ luật, tác phong công nghiệp, sức khỏe, trình độ ngoại ngữ của họ còn nhiều hạn chế.

Các học viên nghề hầu hết xuất phát từ lao động trong nông nghiệp, đời sống còn nhiều khó khăn, nhưng kinh phí học nghề do người lao động phải đóng lại có xu hướng tăng. Điều này làm ảnh hưởng đến số lao động được đào tạo nghề của tỉnh, do đó ảnh hưởng đến nhu cầu tuyển dụng lao động của nhà tuyển dụng do không đáp ứng yêu cầu công việc hay nói khác nó sẽ ảnh hưởng đến công tác giải quyết việc làm cho người lao động. Năm 2006, học viên học nghề chỉ phải đóng góp 2,5 tỷ đồng, nhưng đến năm 2007, số kinh phí phải đóng của học viên đã tăng lên 3,8 tỷ đồng.

Một loạt những tồn tại trong công tác đào tạo nghề trên là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất việc làm do không đáp ứng được yêu cầu, giảm nhu cầu tuyển dụng do đó dẫn đến tỷ lệ thất nghiệp cao. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến chất lượng nguồn lao động chưa cao và không đồng đều giữa các khu vực.

Công tác xuất khẩu lao động chưa hiệu quả, số lao động đi xuất khẩu lao động đạt thấp, có xu hướng giảm và chưa tương xứng với tiềm năng của tỉnh. Năm 2008 giảm 598 người tương đương giảm 36,6% so với năm 2007 và giảm 500 người so với năm 2006 tương đương giảm 32,55%. Và số lao động đi xuất khẩu lao động vẫn chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng lực lượng lao động, đến năm 2008 tỷ lệ này là 1036/681.000 ( bảng 2.7). Một số doanh nghiệp không thực hiện đúng cam kết theo hợp đồng với người lao động, một số lao động bỏ trốn, vi phạm pháp luật gây tác động tiêu cực và ảnh hưởng về tâm lý đối với lao động khác.

Đây là nguyên nhân làm cho số lao động đi xuất khẩu giảm và chưa tương xứng với tiềm năng.

Từ góc độ phát triển kinh tế: Nền kinh tế phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng( tài nguyên đất, rừng, khu du lịch sinh thái, khoáng sản). Tuy tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, năm 2008 ước đạt 14,78 % trong đó khu

vực công nghiệp xây dựng tăng 14,91%, khu vực dịch vụ tăng 18,99%, khu vực nông lâm nghiệp thủy sản tăng 6,89%, nhưng tiềm năng phát triển của các ngành còn chưa được khai thác hết. Nhiều diện tích đất nông lâm nghiệp còn chưa được sử dụng hợp lý và đúng mục đích. Ngành công nghiệp vẫn chưa được đầu tư khai thác các tiềm năng sẵn có của tỉnh cũng như tận dụng lợi thế vị trí địa lý thuận lợi. Ngành dịch vụ thương mại du lịch cũng đã phát triển nhưng cung chưa tương xứng với tiềm năng. Chất lượng dịch vụ chưa được nhà quản lý quan tâm để ý đến. Cơ sở hạ tầng dịch vụ lạc hậu chưa được quan tâm xây dựng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong những năm qua Vĩnh Phúc đã đầu tư xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp khiến diện tích đất canh tác nông nghiệp của nhiều địa phương tại Vĩnh Phúc bị thu hẹp kéo theo bộ phận không nhỏ nông dân thiếu việc làm. Để có đất mở khu công nghiệp dịch vụ và đô thị Quang Minh, 2/3 diện tích đất canh tác nông nghiệp của trên 3,5 ngàn hộ dân thuộc xã này đã bị thu hồi đất. Không còn đất canh tác, người nông dân trong độ tuổi lao động, không có nghề phụ, họ đang rất khó khăn trong việc tìm kiếm việc làm mới.

Đây là nguyên nhân dẫn đến cơ cấu lao động có việc làm theo khu vực và ngành nghề kinh tế mất cân đối và tình trạng khó khăn trong giải quyết việc làm choc ho lao động bị thu hồi đất.

Từ góc độ tuyển dụng lao động: Các kênh giao dịch chính thức trên thị trường lao động chưa phát triển: trung tâm giới thiệu việc làm, hội chợ việc làm; nên khó khăn trong đưa các thông tin tuyển dụng kịp thời đến người lao động cũng như các doanh nghiệp khó khăn trong việc tìm kiếm những lao động có trình độ.

Doanh nghiệp chưa cụ thể hóa các nội dung trong tuyển dụng, sử dụng và đánh giá đãi ngộ lao động; người lao động còn thiếu kiến thức hiểu biết về pháp luật lao động.

Đây chính là nguyên nhân làm cho việc gặp gỡ giữa người sử dụng lao động và người lao động gặp nhiều khó khăn, do đó dẫn đến một bộ phận người chưa tìm được việc làm hay nói cách khác nó là một nguyên nhân gây ra tỷ lệ thất nghiệp.

Từ góc độ quản lý:

Cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức đại diện của người lao động và tổ chức của người sử dụng lao động chưa tuyên truyền, phổ biến đầy đủ các quy định của pháp luật đến các doanh nghiệp. Tổ chức công đoàn còn mỏng, trình độ hạn chế nên chưa tham gia tích cực vào việc xây dựng quan hệ lao động lành mạnh va bảo vệ người lao động. Quản lý đào tạo nghề của cấp ủy Đảng còn nhiều hạn chế.

Phạm vi điều chỉnh của pháp luật còn hạn chế( chưa bao gồm đối tượng lao động ở khu vực phi chính thức), chưa rõ vai trò và trách nhiệm của các thiết chế xã hội tham gia thị trường lao động. Nội dung của hệ thống văn bản phám luật chưa đồng bộ, còn nhiều quy định ở những luật khác chưa thống nhất với quy định trong bộ luật lao động, một số văn bản hướng dẫn bộ luật lao động ( về hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động…) chưa thực sự hợp lý.

Nguồn vốn cho vay quỹ hỗ trợ việc làm trong giai đoạn qua có xu

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp (Trang 40 - 50)