THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀ MỞ VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)

II. THỰC TRẠNG VỀ VIỆC LÀM Ở VĨNH PHÚC GIAI ĐOẠN 2006-2008 2008

1. Thực trạng việc làm theo ngành kinh tế

Số lao động được tạo việc làm theo ngành có xu hướng tăng trong giai đoạn 2006-2008( năm 2008 tăng 3,23% so với năm 2006), trong đó ngành dịch vụ có xu hướng tăng dần tỷ trọng số lao động được tạo việc làm, ngành nông nghiệp và công nghiệp có xu hướng giảm dần tỷ trọng số lao động được tạo việc làm. Ngành công nghiệp vẫn là ngành tạo ra nhiều việc làm nhất cho lao động của tỉnh( chiếm 52,77% năm 2006, 60,45% năm 2007 và 48,56% năm 2008 trong tổng số lao động được tạo việc làm từng năm). Do đặc điểm Vĩnh Phúc là tỉnh có nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp phát triển. Xu hướng chuyển dịch số lao động được tạo việc làm qua các năm của Vĩnh Phúc được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng2.3: Tổng số lao động được tạo việc làm theo ngành và Tỷ lệ lao động được tạo việc làm

Năm Ngành

2006 2007 2008

I. Số lao động được tạo việc làm (lao động)

20.064 22.000 20.712

1. Nông- Lâm- Ngư nghiệp 5.800 5.100 5.274

2. Công nghiệp- xây dựng 10.587 13.300 10.058

3. Dịch vụ 3.677 3.600 5.380

II. Phần trăm lao động được tạo việc làm(%)

100 100 100

1. Nông- Lâm- Ngư nghiệp 28,9 23,18 25,46

2. Công nghiệp- Xây dựng 52,77 60,45 48,56

3. Dịch vụ 18,33 16,36 25,98

Nguồn: Sở lao động thương binh xã hội Vĩnh Phúc

Qua bảng số liệu ta thấy, tỷ trọng số lao động được tạo việc làm giữa các năm có sự biến đổi tăng giảm giữa các ngành trong nền kinh tế. Cụ thể, trong năm 2006, ngành nông nghiệp đã tạo được việc làm cho 5.800 lao động, chiếm 28,9% trong tổng số lao động được tạo việc làm; ngành công nghiệp xây dựng tạo ra việc làm cho 10.587 lao động chiếm 52,77% trong tổng số lao động được tạo việc làm; trong đó ngành dịch vụ chỉ tạo ra được việc làm cho 3.677 lao động chiếm 18,33% trong tổng số lao động được tạo việc làm toàn tỉnh. Như vậy ngành dịch vụ tạo ra ít việc làm nhất.

Nhưng sang năm 2007, Vĩnh phúc đã thực hiện rất nhiều chính sách thu hút vốn đầu tư, xây dựng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, thì tổng số lao động được tạo việc làm tăng so với năm trước là 1936 người. Cơ cấu việc làm đã có sự chuyển dịch từ ngành nông nghiệp, ngành dịch vụ sang ngành công nghiệp xây dựng, điều đó được giải thích bởi chính sách thu hút đầu tư của tỉnh. Trong năm 2006 và 2007 là hai năm mà UBND tỉnh có chính sách

mở rộng các khu công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư vào đầu tư do đó công tác xây dựng ban đầu tại các khu công nghiệp đã thu hút không ít lao động vào làm việc. Khi hoàn thành đầu tư các dự án vào khu công nghiệp các doanh nghiệp thu hút thêm lượng lớn lao động nữa vào làm việc, bên cạnh đó việc thu hồi đất xây dựng các dự án đã đẩy nhiều hộ gia đình mất đất nông nghiệp và các gia đình đang kinh doanh dịch vụ phải chuyển sang làm trong lĩnh vực khác làm cho cơ cấu nông nghiệp và dịch vụ cũng chuyển sang ngành công nghiệp xây dựng. Cụ thể ngành nông nghiệp do mất đất sử dụng, lao động bị thu hút sang các ngành khác một phần nên số lao động được tạo việc làm giảm 700 người tương đương giảm 5.72%; còn ngành công nghiệp số lao động được tạo việc làm tăng mạnh 2.713 người tương đương tăng 7,68%; trong đó ngành dịch vụ có giảm nhưng giảm nhẹ, chỉ giảm đi 77 người tương đương 1,97%.

Năm 2008, tổng số lao động được tạo việc làm ít hơn năm 2007 nhưng vẫn cao hơn năm 2006, cơ cấu việc làm lại có chiều hướng chuyển dịch ngược lại. Ngành nông nghiệp và dịch vụ lại thu hút lao động từ ngành công nghiệp- xây dựng chuyển sang. Công tác quản lý vốn không hiệu quả gây nhiều thất thoát, và do một nguyên nhân khách quan nữa là cơn bão giá toàn cầu đã làm các khu công nghiệp bắt đầu đi vào hoạt động vốn gặp nhiều khó khăn lại càng khó khăn hơn, các doanh nghiệp buộc cắt giảm nhân công để giảm giá thành, các công trình xây dựng dở dang trì hoãn xây dựng do giá đầu vào tăng khiến không ít người lao động mất việc. Trong tình hình đó những lao động không có trình độ sẽ bị sa thải khỏi ngành công nghiệp làm số lao động được tạo việc làm của ngành giảm 3.242 lao động tương đương giảm 11,89%. Số lao động không có trình độ chuyển sang làm việc trong những ngành không đòi nhiều về trình độ chuyên môn như nông nghiệp, các dịch vụ nông nghiệp, chủ yếu là dịch vụ nhỏ lẻ khác, và như vậy làm cho lao động

được tạo việc làm trong các ngành này tăng tương tương ứng 174 và 1780 lao động. Và số lao động toàn nền kinh tế của tỉnh giảm 1.288 lao động.

Nhìn chung số lao động được tạo việc làm trong toàn tỉnh có sự biến động không đồng đều giữa các năm nhưng nhìn chung có biến động nhẹ theo chiều hướng tốt. Trong ba năm lao động trong ngành nông nghiệp có giảm, ngành dịch vụ tăng và ngành công nghiệp tuy có giảm nhưng giảm nhẹ so với năm 2006. Hay nói khác chuyển đổi việc làm có xu hướng chuyển từ khu vực nông nghiệp sang khu vực phi nông nghiệp, nhưng vẫn ở những công việc có trình độ thấp. Và tính tổng số lao động được tạo việc làm năm 2008 so với 2006 là có tăng 648 người.

3. Thực trạng việc làm theo khu vực kinh tế

Số lượng lao động có việc làm theo khu vực có xu hướng tăng liên tục trong ba năm giai đoạn 2006-2008, năm 2007 tăng 10.815 người tương đương 1,61%, năm 2008 tăng mạnh so với năm 2007 với quy mô tăng 27.022 người tương đương 4%. Cơ cấu lao động có việc làm có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nông thông sang thành thị. Điều này được thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.4: Số lao động và tỷ lệ lao động có việc làm chia theo khu vực thành thị nông thôn

2006 2007 2008

I. Số lao động có việc làm theo khu vực ( người)

671.592 682.407 709.429

1. Thành thị 84.891 84.569 103.757

2. Nông thôn 596.701 597.838 605.672 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

II. Tỷ lệ số lao động có việc làm theo khu vực(%)

1. Thành thị 12,64 12,39 14,63

2. Nông thôn 87,36 87,61 85,37

Nguồn: Cục thống kê Vĩnh Phúc

Qua bảng số liệu ta thấy, về quy mô số lao động có việc làm ở khu vực nông thôn có xu hướng tăng nhưng tỷ trọng số lao động có việc làm khu vực nông thôn có xu hướng tăng vào năm 2007 nhưng lại tỷ trọng này lại giảm mạnh vào năm 2008. Cụ thể năm 2007 số lao động có việc làm tăng 1.137 người tương đương tăng tỷ trọng 0,25 % so với năm 2006. Năm 2008, số lao động có việc làm khu vực nông thôn tăng 7.834 người nhưng tỷ trọng số lao động có việc làm khu vực nông thôn lại giảm mạnh 2,24%.

Ở khu vực thành thị số lao động có việc làm và tỷ trọng lao động có việc làm đều có xu hướng tăng trong cả giai đoạn 2006-2008. Năm 2007, số lao động có việc làm giảm người, tương đương giảm 0,25% về tỷ trọng. Nhưng sang năm 2008, số lao động có việc làm tăng nhanh đột biến với số lượng tăng 19.188 người, tương đương tăng 2,24% về tỷ trọng.

Có sự thay đổi tăng lên về quy mô số lao động có việc làm trong cả hai khu vực là do các khu vực kinh tế mở rộng quy mô các ngành nghề, tạo ra nhiều công ăn việc làm mới cho nền kinh tế. Tuy nhiên lại có sự chuyển dịch trong tỷ trọng số lao động có việc làm từ khu vực nông thôn sang khu vực thành thị, do tốc độ đô thị hóa tăng nhanh, việc mở rộng hoạt động sản xuất trong khu vực thành thị đã làm mở rộng quy mô sử dụng lao động trong khu vực thành thị thu hút nhiều lao động ở khu vực nông thông chuyển sang.

Nhìn chung cả giai đoạn 2006-2008, số lao động có việc làm có xu hướng tăng lên và tỷ trọng số lao động khu vực thành thị có xu hướng chuyển dịch từ khu vực nông thôn sang. Đây là xu hướng chuyển dịch tốt, thể hiện sự phát triển trong nền kinh tế. Tuy nhiên xét về mặt cơ cấu thì vẫn chưa đồng đều, số lao động có việc làm cao hơn rất nhiều so với khu vực thành thị và tỷ

trọng lao động có việc làm khu vực nông thôn vẫn chiếm tỷ lệ lớn trong tổng cơ cấu( trên 85%).

Tóm lại, sau khi phân tích thực trạng việc làm của Vĩnh Phúc giai đoạn 2006-2008 là cơ sở để để mục III đưa ra những nhận xét, những đánh giá về

Một phần của tài liệu Giải quyết việc làm cho lao động ở tỉnh Vĩnh Phúc trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế hiện nay: thực trạng và giải pháp (Trang 25 - 30)