Hình 3.12 mô tả nguyên lý hoạt động của một hệ thống truyền dẫn quang sử
dụng kỹ thuật OTDM
Trong OTDM, chuỗi xung quang hẹp phát ra từ nguồn phát thích hợp. Các tín hiệu này được đưa vào khuếch đại để nâng mức tín hiệu đủ lớn nhằm đáp ứng yêu cầu truyền tải đi xa
Sau đó các tín hiệu được chia thành N luồng, mỗi luồng đưa vào điều chế nhờ
các bộ điều chế ngoài với tín hiệu nhánh tốc độ B Gbps
Để thực hiện ghép các tín hiệu quang này với nhau, các tín hiệu nhánh phải
đưa qua các bộ trễ quang
Tùy theo vị trí từng kênh theo thời gian trong khung mà các bộ trễ này sẽ thực hiện trễ dịch các khe thời gian quang một cách tương ứng. Thời gian trễ là một nửa của tín hiệu đồng hồ (Clock)
3.5. CÁC KỸ THUẬT GHÉP KÊNH QUANG (tiếp)
Như vậy, tín hiệu sau khi ghép sẽ có tốc độ là NB Gbps. Sau khi truyền tải trên đường truyền, thiết bị tách kênh ở phía thu sẽ thực hiện tách kênh, khôi phục xung Clock và đưa ra từng kênh quang riêng tương ứng với các kênh quang ở đầu vào bộ ghép phía phát
Các hệ thống OTDM thường hoạt động ở vùng bước sóng 1550 nm là vùng có suy hao sợi nhỏ nhất, phù hợp với bộ khuếch đại quang sợi trong hệ thống
Các OFA có chức năng duy trì quỹ công suất của hệ thống nhằm bảo đảm tỷ lệ
tín hiệu trên tạp âm (S/N) ở phía thu quang. Nguyên lý hoạt động này có thể đáp ứng xây dựng các hệ thống thông tin có tốc độ lên tới 200 Gbps. Tuy nhiên, ở tốc độ này cần phải xem xét tới vấn đề bù tán sắc cho hệ thống
Để tránh hiện tượng nhiễu giữa các kênh, các bộ phát cần có khả năng tạo ra các xung cực ngắn đồng bộ với kênh (khe thời gian) mong muốn và các bộ thu
3.5. CÁC KỸ THUẬT GHÉP KÊNH QUANG (tiếp)
3.5. CÁC KỸ THUẬT GHÉP KÊNH QUANG (tiếp)