Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008

Tổng sản lượng khai thác quy dầu triệu tấn 24.79 22.77 22.5

Dầu thô triệu tấn 18 15.91 15

Khí tỷ m3 8.79 6.83 7.5

Gia tăng trữ lượng quy dầu triệu tấn 65 59.41 127

Nguồn: Tập đoàn dầu khí Việt Nam

Năm 2008 là năm đánh dấu sự tăng tốc đầu tư trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí ra nước ngoài của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam. Tận dụng thế mạnh địa lý chính trị của Việt Nam trên trường quốc tế ngày một lớn mạnh và chủ trương của Chính phủ cho phép trao đổi cổ phần với một số đối tác là các công ty dầu khí quốc tế, Tập đoàn đã thành công trong việc tăng gần 2 lần số hợp đồng dầu khí ở nước ngoài đã có trước đây với tiềm năng trữ lượng dầu khí lớn.

2.2 Thực trạng hoạt động đầu tư thăm dò khai thác dầu khí ranước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005-2008 nước ngoài tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam giai đoạn 2005-2008

2.2.1 Sự cần thiết phải tiến hành hoạt động thăm dò khai thác dầu khí ranước ngoài nước ngoài

Hiện nay có thể nói dầu mỏ và khí thiên nhiên là nguồn năng lượng có tính vượt trội, nhiều ưu điểm hơn so với các nguồn năng lượng khác. Dầu mỏ chế biến thành các dạng năng lượng như xăng, dầu được sử dụng rộng rãi trong các ngành giao thông vận tải ( đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường biển…), ngành công nghiệp điện phục vụ cho sản xuất và đời sống xã hội. Mặt khác, các sản phẩm chế biến từ dầu mỏ là nguồn nguyên liệu cho các ngành công nghiệp hóa chất và

công nghiệp và ngày càng được ưu chuộng như một loại năng lượng sạch, chống được ô nhiễm môi trường. Ngày nay, cùng với sự phát triển của khoa học kĩ thuật, con người đã tìm ra nhiều nguồn năng lượng khác, nhưng dầu khí vẫn là loại nhiên liệu quan trọng, giữ vị trí hàng đầu trong việc đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng của nền kinh tế quốc dân. Theo thống kê, mức tiêu thụ dầu trên thế giới ngày càng tăng, năm 1997 là 74 triệu thùng/ ngày, năm 2002 là 78 triệu thùng/ ngày, năm 2006 là 86 triệu thùng/ ngày, dự báo sẽ tăng lên hơn 120 triệu thùng/ ngày vào năm 2020.

Nhận thức được vai trò quan trọng của vấn đề cung cấp năng lượng của thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; với mục tiêu đảm bảo an ninh năng lượng cho đất nước, cân đối nhu cầu năng lượng phục vu cho phát triển kinh tế; những năm gần đây, Tập đoàn dầu khí Việt Nam đã không ngừng đẩy mạnh, mở rộng hoạt động đầu tư thăm dò và khai thác dầu khí ra nước ngoài. Hoạt động đầu tư này không chỉ cung cấp một nguồn dầu khí bổ sung cho nhu cầu năng lượng của đất nước, mà còn tạo được một nguồn thu ngoại tệ đáng kể, góp phần vào việc duy trì, phát triển nền kinh tế đất nước nói chung và ngành dầu khí nói riêng.

Dầu khí là ngành công nghiệp lâu đời và phát triển của thế giới, nhưng là một ngành công nghiệp trẻ của Việt Nam. Do nước ta còn đang trong quá trình phát triển mà trình độ khoa học kĩ thuật, khoa học quản lý còn hạn chế. Nhưng ngược lại, ngành công nghiệp dầu khí lại đòi hỏi phải áp dụng những công nghệ hiện đại cả trong kĩ thuật lẫn quản lý. Có thể nói ngành dầu khí trên thế giới đang sử dụng những công nghệ hiện đại nhất trong tất cả các lĩnh vực và đang là ngành dẫn đầu trong phát triển và ứng dụng các công nghệ ngày càng tiên tiến hơn. Chính vì vậy mà hoạt động đầu tư ra nước ngoài chính là một trong những phương thức ngắn nhất giúp cho tất cả các nước đang phát triển nói chung, cho ngành dầu khí Việt Nam nói riêng có thể trực tiếp tiếp cận với trình độ khoa học kĩ thuật cao của thế giới, học hỏi những ứng dụng mới trong công nghệ, làm quen và thích nghi với thị trường thế giới. Qua đó ngành dầu khí Việt Nam có thể nâng cao khả năng cạnh tranh, dần tạo được vị thế

Với đặc thù có nhiều rủi ro và cần một lượng vốn rất lớn, hoạt động đầu tư hợp tác tìm kiếm và khai thác dầu khí ra nước ngoài của các quốc gia còn nhằm mục đích chia sẻ rủi ro và tạo ra một khối lượng vốn đầu tư đủ lớn cho hoạt động dầu khí. Tùy thuộc điều kiện cụ thể mà mỗi quốc gia có những mục đích cụ thể khác nhau. Với các nước có tiềm lực lớn về vốn và công nghệ thì việc đầu tư, hợp tác thăm dò khai thác dầu khí chủ yếu nhằm mục đích chia sẻ rủi ro. Với Việt Nam, do hoạt động dầu khí còn nên trẻ nên việc đầu tư ra nước ngoài, hợp tác quốc tế vừa để san sẻ rủi ro, vừa để huy động vốn, công nghệ và học tập kinh nghiệm của các quốc gia khác.

Một phần của tài liệu Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài trong lĩnh vực thăm dò khai thác dầu khí tại Tập đoàn dầu khí Việt Nam. Thực trạng và giải pháp (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w