Vốn đầu tư phát triển Thẻ của Ngân hàng phân theo các nội dung đầu tư:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007 (Trang 29 - 36)

như tạo điều kiện phát triển tự chủ cho từng Chi nhánh. Với việc sử dụng phần lớn là vốn tự có của Ngân hàng, Chi nhánh đã chủ động hơn trong quá trình thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển Thẻ.

Có thể thấy rằng, trong các nguồn vốn để duy trì và phát triển hoạt động đầu tư phát triển Thẻ thì nguồn vốn ưu tiên đầu tư và vốn tự có là quan trọng nhất. Khi sử dụng nguồn vốn này Chi nhánh không bị ràng buộc bởi lãi suất, không bị ràng buộc về tỷ lệ vốn đầu tư phát triển Thẻ cho từng Chi nhánh. Khi đó, Chi nhánh có thể tự chủ cũng như thực hiện các hoạt động đầu tư phát triển các loại hình dịch vụ mà Chi nhánh thấy phù hợp và phát huy tác dụng tối đa. Nguồn vốn này cũng là nguồn vốn có được do hoạt động tín dụng tạo ra mà hoạt động tín dụng là hoạt động phát triển nhất, đem lại nhiều lợi nhuận cho Chi nhánh nhất.

Tuy nhiên, nguồn vốn ưu tiên đầu tư và vốn tự có phát triển chậm, chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng mức vốn đầu tư phát triển Thẻ, chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển của các hoạt động kinh doanh; đặc biệt là các hoạt động đầu tư mới. Chính vì vậy, hầu hết các hoạt động đầu tư phát triển Thẻ ít hay nhiều vẫn phải vay vốn từ Ngân hàng Nhà nước cũng như WB. Điều đó làm ảnh hưởng xấu đến hoạt động đầu tư phát triển Thẻ.

1.2.3. Vốn đầu tư phát triển Thẻ của Ngân hàng phân theo các nội dung đầu tư: tư:

Hoạt động đầu tư phát triển Thẻ là hoạt động sử dụng chủ yếu vốn đầu tư phát triển. Hoạt động này hiện nay chưa thực sự trở thành hoạt động đầu tư chính của Chi nhánh. Số vốn để huy động cho hoạt động đầu tư này chỉ chiếm 3,87% tổng mức vốn đầu tư của toàn chi nhánh. Vì vậy, hoạt động này chưa được tách ra mà nội dung sử dụng vốn đầu tư của hoạt động nàyđược tách ra và đưa vào 3 nội dung sử dụng vốn đầu tư của toàn Chi nhánh. Hơn nữa, hoạt động đầu tư phát triển Thẻ còn phụ thuộc nhiều vào các dự án đầu tư phát triển, chưa mang tính chủ động của từng chi nhánh. Tổng mức vốn đầu tư của Ngân hàng không ngừng giai đoạn 2003 -2007 không ngừng tăng lên và chủ yếu tập trung vào ba nội dung đầu tư chính là: Đầu tư vào tài sản cố định, Đầu tư dài hạn và đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết. Để xem xét việc sử dụng vốn đầu tư đã hợp lý hay chưa thì chúng ta cùng xem xét tình hình sử dụng vốn đầu tư phát triển phân theo nội dung:

Từ năm 2005 đến năm 2006, lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên nhanh chóng, tăng từ 67.447 tỷ đồng lên đến 184.647 tỷ đồng. Tuy nhiên, đến năm 2007, tổng số vốn đầu tư xây dựng cơ bản lại giảm nhẹ, chỉ còn 182.980 tỷ đồng. Lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản tăng lên nhanh chóng vào năm 2006 vì:

• Năm 2006 được coi là bước tạo đà để năm 2007 nhảy vọt.

• Năm 2006 cũng là một năm ra đời các chi nhánh trực thuộc cũng như các văn phòng giao dịch.

• Bên cạnh đó, năm 2007 dự án đầu tư phát triển Thẻ được thực hiện lần thứ 3 tại chi nhánh đã giúp cho giá trị tài sản cố định vẫn gần như giữ được

nguyên giá trị.

Tuy nhiên, lượng vốn đầu tư xây dựng cơ bản phụ thuộc phần lớn vào các dự án phát triển do NHNN hoặc WB tài trợ là nguyên nhân chính làm cho tốc độ tăng trưởng của chi nhánh không đồng đều và không bền vững.

Sau một thời gian đầu tư vào các công ty liên doanh, liên kết dường như không đạt hiệu quả như mong muốn. Trong 2 năm gần đây, Chi nhánh đã từng bước giảm bớt lượng vốn này. Đó cũng là một cách thức để giảm thiểu rủi ro trong quá trình thực hiện đầu tư liên doanh, liên kết.

Nhìn vào biểu đồ, ta thấy phần lớn lượng vốn đầu tư tập trung vào đầu tư dài hạn. Điều đó là bất hợp lý. Thứ nhất, việc tập trung vào đầu tư dài hạn sẽ làm cho nguồn vốn của Chi nhánh kém khả năng thanh khoản, lượng vốn lưu động ít và tạo ra nợ xấu trong nhiều năm. Thứ hai, sử dụng phần lớn vốn vào đầu tư dài hạn sẽ làm cho cơ cấu vốn khó tác động và thay đổi cho phù hợp với sự biến động của kinh tế thế giới. Thứ ba, trong bối cảnh lạm phát như hiện nay, việc sử dụng phần lớn nguồn vốn đầu tư vào đầu tư dài hạn sẽ làm mất giá đồng tiền. Thứ tư, không có vốn để đầu tư vào các hoạt động đầu tư phát triển, các dự án khác ngắn hạn và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Vốn đầu tư vào tài sản cố định tăng lên nhanh trong năm 2006, rồi lại giảm nhẹ vào năm 2007, đã không tạo được lòng tin cho các doanh nghiệp cũng như các ngân hàng muốn đầu tư vào Chi nhánh cũng như NHNo VN. Tuy nhiên, đầu tư vào tài sản cố định không những mở rộng được quy mô của toàn Chi nhánh mà còn nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng.

Do đặc thù của hoạt động đầu tư phát triển Thẻ trong thời gian qua là hoạt động đầu tư theo dự án, ngắt quãng và lượng vốn đầu tư chưa cao. Chính vì vậy, vốn của hoạt động đầu tư này được chia thành các nội dung chủ yếu sau: đầu tư

vào máy móc, trang thiết bị; đầu tư vào cơ sở hạ tầng (thuê địa điểm đặt máy), đầu tư vào quảng cáo, marketing sản phẩm…

Thực hiện tốt nghiệp vụ Thẻ tức là đưa dự án đầu tư phát triển Thẻ đi vào hoạt động và có tác dụng tích cực như mong muốn thì ta cần quan tâm đến cơ cấu sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển Thẻ.

BẢNG 1.9: VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ CỦA CHI NHÁNH PHÂN THEO NỘI DUNG

Năm 2005 Năm 2007 Tỷ VNĐ Tỷ trọng Tỷ VNĐ Tỷ trọng

Tổng mức vốn đầu tư phát triển Thẻ 1.200 100% 1.650 100%

1. Đầu tư vào TSCĐ 300 25% 400 24%

2. Đầu tư vào khoa học, công nghệ 600 50% 750 46%

3. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng 100 8,3% 100 6%

4. Đầu tư vào quảng cáo và marketing 50 4,2% 300 18%

5. Đầu tư phát triển nguồn nhân lực 150 12,5% 100 6%

(Nguồn: Báo cáo tình hình hoạt động đầu tư phát triển Thẻ 2005 - 2007)

Năm 2005, vốn đầu tư phát triển Thẻ chủ yếu tập trung đầu tư vào trang thiết bị 300 tỷ đồng, chiếm 25%; và đầu tư vào khoa học, công nghệ; chủ yếu là phát triển và đưa vào ứng dụng phần mềm 600 tỷ đồng, chiếm 50%. Đầu tư vào cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, quảng cáo và marketing chiếm tỷ lệ rất thấp. Đến

năm 2007, vốn đầu tư vào TSCĐ tăng lên 400 tỷ đồng, tuy nhiên chỉ chiếm tỷ lệ là 24,2% tổng mức vốn đầu tư phát triển thẻ. Cũng trong năm này, đầu tư vào khoa học công nghệ cũng giảm xuống, chỉ còn chiếm 45,5% tổng vốn đầu tư. Sử dụng vốn đầu tư tập trung cho đầu tư cơ sở hạ tầng đã giúp cho Chi nhánh nhanh chóng mở được các điểm giao dịch, các điểm đặt máy ATM và EDC/POS. Tạo điều kiện cho các hoạt động dịch vụ khách cùng phát triển; kích thích các ngành khác cùng phát triển; tạo thêm một kênh thông tin mới cho khách hàng cũng như đem đến cho khách hàng nhiều sự lựa chọn trong việc thanh toán. Tuy nhiên, với cơ cấu đó, vốn đầu tư được sử dụng chưa có hiệu quả. Vốn đầu tư chỉ tập trung vào đầu tư TSCĐ mà không chú trọng phát triển các dịch vụ, quảng cáo và marketing; cũng như không chú trọng phát triển nguồn nhân lực đã tạo thành một hệ thống phát triển không đồng đều; dự án đã đưa vào hoạt động nhưng mới chỉ đạt được 70% công suất.

Năm 2007, cơ cấu vốn đầu tư phát triển đã có biến động nhưng rất nhỏ; tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu này phù hợp với xu thế đầu tư phát triển hiện nay. Hiện nay, hoạt động đầu tư phát triển không những chỉ chú trọng đầu tư vào TSCĐ mà cần chú trọng vào hoạt động quảng bá, giới thiệu; đào tạo nguồn nhân lực sao cho phù hợp với khoa học, công nghệ, kỹ thuật hiện đại. Cơ câu vốn đầu tư phát triển Thẻ năm 2007 đánh dấu một bước chuyển đáng kể về tỷ lệ đầu tư vào quảng cáo và marketing. Nội dung đầu tư này ngày càng trở thành nội dung chính trong quá trình thực hiện dự án đầu tư phát triển Thẻ.

Năm 2007, cơ cấu vốn đầu tư có sự dịch chuyển nhẹ: vốn đầu tư vào TSCĐ và đầu tư vào khoa học, công nghệ giảm nhẹ; tăng đáng kể vốn đầu tư vào quảng cáo, marketing. Điều đó cho thấy rằng: chi nhánh đã nhận thức được một cách đúng đắn tầm quan trọng của hoạt động quảng cáo và marketing; đưa

dự án đầu tư phát triển Thẻ đi đúng hướng; tạo điều kiện thuận lợi và giới thiệu được với khách hàng sản phẩm mới; tăng nguồn thu cho dự án và đưa dự án vào hoạt động với hiệu suất cao. Tuy nhiên, tỷ trọng vốn đầu tư vào TSCĐ vẫn chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, ta không thể không kể đến hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực. Nguồn nhân lực là một thành tố vô cùng quan trọng để đưa dự án đi vào hoạt động có hiệu quả nhất. Trong những năm qua, vấn đề về đầu tư phát triển nguồn nhân lực chưa được quan tâm thoả đáng. Đó là nguyên nhân chính làm cho hoạt động đầu tư phát triển Thẻ chưa đạt được hiệu quả mong muốn. Biểu đồ 1.8 cho thấy rõ cơ cấu vốn đầu tư phát triển theo nội dung:

BẢNG 1.10: CƠ CẦU VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN THẺ NĂM 2007

Có thể thấy rằng, cơ cấu vốn đầu tư năm 2005 chưa phù hợp với xu thế phát triển hiện nay: chỉ tập trung vào đầu tư phát triển TSCĐ, khoa học công nghệ mà không chú trọng vào đầu tư phát triển nguồn nhân lực cũng như hoạt

động quảng cáo và marketing. Đến năm 2007, sự chuyển dịch cơ cấu đã phù hợp hơn so với năm 2005: Chi nhánh đã chú trọng đầu tư vào quảng cáo và marketing. Trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng thương mại đang ngày càng cạnh tranh gay gắt thì việc đầu tư vào quảng cáo và marketing cũng như các hoạt động đầu tư phát triển nguồn nhân lực trở nên cấp thiết và rất quan trọng.

Với tình hình hoạt động đầu tư phát triển Thẻ mới được đưa vào ứng dụng và vận hành thì đứng trên góc độ nhà đầu tư, cơ cấu vốn đầu tư năm 2005 là hợp lý. Bởi lẽ, năm 2005 là những năm đầu đưa hoạt động đầu tư phát triển Thẻ vào triển khai sử dụng, do đó đầu tư vào TSCĐ là cần thiết. Đó cũng là giai đoạn đầu ứng dụng khoa học, công nghệ mới chính vì vậy cũng cần thiết đầu tư vào phát triển nguồn nhân lực. Nhưng do lượng vốn đầu tư vào nguồn nhân lực chưa tương xứng. Điều đó đã làm giảm giá trị và tính hiệu quả của hoạt động đầu tư phát triển.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007 (Trang 29 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w