Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư phát triển Thẻ:

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007 (Trang 49 - 50)

Thẻ là một sản phẩm hiện đại và được coi là công cụ hữu hiệu nhất để thu hút tiền gửi thanh toán của cá nhân và đã được áp dụng rộng rãi trong một số các NHTM. NHNo VN tuy tham gia hoạt động nghiệp vụ thẻ chậm hơn so với một số NHTM khác nhưng đến 31/12/2007 đã đứng ở vị trí thứ 2 về số lượng thẻ phát hành, có tổng số 602 máy ATM được phân bố rộng rãi trong cả nước và 100% các chi nhánh cấp I được triển khai nghiệp vụ thẻ. Để hoạt động đầu tư phát triển Thẻ phát huy được tác dụng thì việc cần thiết là phải huy động được đủ vốn đầu tư. Tuy nhiên, việc làm cấp thiết và quan trọng hơn hết là làm thế nào để các nguồn vốn đầu tư phát triển đó phát huy được hết tác dụng.

Trong các kênh huy động vốn đầu tư, việc huy động vốn đầu tư từ ngân hàng Nhà nước cần đánh giá cẩn thận, đầy đủ, chi tiết hiệu quả sử dụng vốn tránh để lại nợ xấu, nợ dài hạn cho Chi nhánh.

Để thực hiện các dự án đầu tư có hiệu quả, bên cạnh việc yêu cầu các chủ đầu tư cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm đưa công trình vào khai thác, các cơ quan tài chính, tổ chức tín dụng khác cần tạo thuận lợi cho ngân hàng

được giải ngân đúng tiến độ thực hiện dự án. Ngoài ra, Ngành cũng cần được hưởng các chế độ chính sách ưu đãi đặc biệt của Nhà nước do thời gian thu hồi vốn lâu, độ rủi ro lớn; các vụ thuộc Bộ Công Thương cũng cần rút ngắn thời gian thẩm tra, phê duyệt để đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án, sớm đưa vốn đầu tư được sử dụng.

Thực hiện tốt các dự án đầu tư máy ATM của WB, đưa vào sử dụng và nhanh chóng giải ngân các nguồn vốn này, tạo điều kiện cho quá trình sử dụng vốn ODA của các dự án tiếp theo.

Nghiên cứu và sử dụng vốn đầu tư phát triển Thẻ theo cơ cấu hợp lý; giảm dần đầu tư vào trang thiết bị, Tài sản cố định; tăng cường hơn nữa các hoạt động đầu tư vào quảng bá, giới thiệu, markting để thu hút khách hàng và tạo thu nhập. Tăng cường hoạt động kiểm tra, kiểm soát, trước hết là các biện pháp giám sát và kiểm soát nội bộ, sau đó là các biện pháp kiểm tra, thanh tra từ bên ngoài quá trình sử dụng vốn. Hình thành, duy trì và nâng cao tính hiệu lực của hệ thống kiểm soát nội bộ bằng chính quy trình đầu tư, quy trình nghiệp vụ quản lý vốn, quản lý đầu tư, bằng các quy tắc tổ chức, bố trí cán bộ, quy định trách nhiệm và quyền hạn từng khâu, từng công việc của quá trình đầu tư, từ chuẩn bị đầu tư đến tổ chức thi công, quyết toán công trình, dự án.

Một phần của tài liệu Tình hình đầu tư phát triển Thẻ tại Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, chi nhánh Nam Hà Nội. Giai đoạn 2003 - 2007 (Trang 49 - 50)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(69 trang)
w