Tổng vốn huy động

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây (Trang 32 - 34)

3. Các khoản đầu tư 28.424 7 00.0 28

2.2.1. Tổng vốn huy động

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, nhu cầu vốn cho sản xuất kinh doanh ngày càng cấp thiết, nhận thức được vấn đề đó trong những năm qua, NHCT Hà Tây luôn chú trọng công tác huy động vốn và đã đạt được kết quả khá cao, cụ thể:

Bảng 2.2: Cơ cấu tổng vốn quản lý của NHCT Hà Tây (2005 – 2007)

Đon vị: triệu đồng

Chỉ tiêu năm 2005 năm 2006 năm 2007

giá trị tỷ trọng (%) giá trị tỷ trọng (%) giá trị trọng (%) Tổng vốn 775397 100 652793 100 778087 1. Vốn và quỹ 0 48 0.01 163.0 2. Vốn tự huy động 422057 54. 4 532745 81.61 717924.0 3. vốn vay 35334 0 45.6 120000 18.38 60000.0

Việc huy động vốn phải dựa trên kết quả xác định nhu cầu vốn và thực hiện đáp ứng nhu cầu đó. Ngân hàng không chỉ sử dụng nguồn vốn có thời gian dài cho đầu tư mà còn sử dụng nguồn vốn của ngân hàng. Nhìn vào kết quả hoạt động kinh doanh của NHCT Hà Tây, chúng ta có thể nhận thấy tổng lượng vốn hàng năm tăng, song chủ yếu là tăng nguồn ngắn hạn, nguồn đi vay vẫn chiếm tỷ lệ cao. Nhu cầu hiện nay của nền kinh tế nói chung và của Hà tây nói riêng là cần nhiều nguồn dài hạn để quay vòng sản xuất kinh doanh. Chính vì vậy, NHCT Hà Tây cần có những biện pháp nhằm làm tăng nguồn huy động dài hạn bên cạnh nguồn ngắn hạn như hiện nay. Cụ thể:

Năm 2005, tổng nguồn là 775397 trđ, trong đó nguồn đi vay từ NHNN chiếm tỷ trọng tương đối lớn 45,6% , nguồn tự huy động chiếm 54,4% trong đó chủ yếu là nguồn huy động ngắn hạn chiếm 64,85% tổng vốn tự huy động tương đương 265.888 trđ, nguồn trung dài hạn 144.077 trđ.

Năm 2006, tổng vốn quản lý của ngân hàng giảm còn 652.793 trđ tương đương 15,8%. Tuy nhiên vốn tự huy động tăng lên 532745trđ trong

đó nguồn ngắn hạn tăng 31,8%, trung và dài hạn tăng không nhiều đạt 3,9%. Sự tăng lên của nguồn tự huy động giúp cho ngân hàng chủ động hơn khi sử dụng đồng vốn của mình và giảm việc sử dụng vốn vay xuống còn 120000 trđ. Nguồn tự huy động tăng lên nhưng hầu hết là tăng nguồn ngắn hạn trong khi nhu cầu sử dụng nguồn dài hạn tăng nhiều hơn so với nguồn ngắn hạn. Nguồn huy động trung dài hạn chỉ đạt 149.661 trđ trong khi cho vay trung và dài hạn của chi nhánh là 353.186 tr đ. Như vậy ngân hàng phải sử dụng nguồn ngắn hạn để cho vay trung và dài hạn, điều này là rất mạo hiểm đối với kinh doanh ngân hàng.

Bứơc sang 2007, con số đã có sự thay đổi đang kể, vốn tự huy động chiếm 92,27% tổng vốn huy động, nguồn đi vay đã giảm 50% tương đương 60000 trđ so với 2006. nguồn trung và dài hạn chiếm 22.15% tổng vốn tụ huy động, tăng 5,6% so với 2006, tuy nhiên vẫn là con số khiêm tốn so với nhu cầu vay cùng kỳ hạn.

Sự tăng nhanh nguồn tự huy động không cho thấy được chất lượng mà chỉ phản ánh về qui mô. Bởi vậy, cần xem xét cụ thể kết cấu nguồn tự huy động.

Một phần của tài liệu Tăng cường huy động vốn tại chi nhánh Ngân hàng Công Thương Hà Tây (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(60 trang)
w