Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng thái độ để đảm bảo tính

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”. (Trang 49 - 53)

7. Cấu trúc của khóa luận

2.3.2. Căn cứ vào chuẩn kiến thức, kỹ năng, hướng thái độ để đảm bảo tính

bảo tính toàn diện về nội dung kiểm tra, đánh giá.

Mục đích của nhà trường phổ thông là đào tạo những con người phát triển toàn diện, hài hòa, năng động, sáng tạo. Nhà trường không chỉ trang bị cho học sinh hệ thống tri thức khoa học, cơ bản hiện đại mà còn giáo dục tư tưởng đạo đức và rèn luyện những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng cho các em. Do vậy, để đánh giá học sinh phải đánh giá một cách toàn diện những tiêu chuẩn trên. Đồng thời với xu hướng áp dụng phương pháp dạy học tích cực hiện nay việc kiểm tra, đánh giá cũng không chỉ đơn thuần là ghi nhớ sự kiện mà còn phải phát triển khả năng sáng tạo, tư duy độc lập của học sinh. Nói cách khác việc kiểm tra, đánh giá học sinh cần đảm bảo tính toàn diện về nội dung trên cả ba mặt: kiến thức, kỹ năng và thái độ.

Tuy nhiên muốn đánh giá toàn diện phải có chuẩn đánh giá toàn

diện “chuẩn đánh giá chính là biểu hiện cụ thể mức tối thiểu/ mức độ

chuẩn của mục tiêu giáo dục mà người học phải đạt được”[3; tr.224]. Chuẩn kiến thức, kỹ năng và đánh giá theo chuẩn được xem là một bộ phận của chương trình giáo dục phổ thông. Chương trình giáo dục phổ

thông 2006 đã xác định “Chuẩn kiến thức, kỹ năng là căn cứ để biên soạn

sách giáo khoa, quản lý dạy học, đánh giá kết quả giáo dục ở từng môn học, từng hoạt động giáo dục nhằm đảm bảo tính thống nhất, tính khả thi của chương trình phổ thông, bảo đảm chất lượng và hiệu quả của quá trình giáo dục”[3; tr.227].

Như vậy, để đánh giá khách quan, chính xác chất lượng học tập của bộ môn cần dựa trên những tiêu chí được xây dựng từ các chuẩn nhằm kiểm tra được cả về số lượng tức lĩnh vực kiến thức và chất lượng tức mức độ nhận thức. Đề kiểm tra phải đảm bảo được toàn diện về nội dung trên cơ sở các chuẩn kiến thức, kỹ năng và yêu cầu về thái độ.

* Về mặt kiến thức:

Chuẩn kiến thức là yêu cầu học sinh phải nhớ, hiểu rõ các kiến thức cơ bản trong chương trình, sách giáo khoa. Căn cứ vào chuẩn kiến thức đó giáo viên kiểm tra, đánh giá học sinh ở cả ba mức độ biết, hiểu và vận dụng kiến thức.

Tri thức lịch sử bao giờ cũng mang tính cụ thể cao, nó bao gồm các sự kiện, nhân vật lịch sử, niên đại…Kiểm tra giúp học sinh nhớ sự kiện tức là đòi hỏi học sinh phải ghi nhớ, tái hiện các sự kiện, khái niệm, quy luật lịch sử… Việc nhớ sự kiện là cơ sở giúp học sinh đi đến hiểu được nội dung bản chất của sự kiện đó một cách có hệ thống.

Ví dụ: Khi học bài 21 lịch sử lớp 12 “ Xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đấu tranh chống đế quốc Mỹ và chính quyền Sài Gòn ở miền Nam (1954- 1965)” ở mục III “ Miền Nam đấu tranh chống chế độ Mỹ- Diệm, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng, tiến tới “Đồng Khởi” (1954- 1960)” học sinh phải nhớ được: Cách mạng miền Nam từ giữa năm 1954 chuyển sang đấu tranh chống Mỹ- Diệm, đòi thi hành hiệp định Giơnevơ, giữ gìn và phát triển lực lượng cách mạng. Phong trào đấu tranh phát triển mạnh mẽ dưới các hình thức như mít tinh, biểu tình… lôi cuốn mọi tầng lớp nhân dân tham gia, hình thành mặt trận chống Mỹ- Diệm. Từ năm 1957 đến 1959 Mỹ- Diệm tăng cường khủng bố đàn áp phong trào đấu tranh của quần chúng. Trước tình hình đó Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ 15 đã quyết định nhân dân miền Nam sử dụng bạo lực cách mạng để đánh đổ chính quyền Mỹ- Diệm. Phong trào đấu tranh lúc đầu nổ ra lẻ tẻ ở từng địa phương như Bắc Ái (2/1959), Trà Bồng (8/1959)…sau lan ra khắp miền Nam và thành phong trào “Đồng Khởi” (1960). Sự thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” đã mở ra vùng giải phóng rộng lớn, dẫn đến sự ra đời của Mặt trận Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ngày 20/12/1060.

Như vậy, sau khi học xong mục III học sinh có thể nhắc lại diễn biến của cuộc đấu tranh chống chế độ Mỹ- Diệm ở miền Nam từ năm 1954 đến năm 1960, đặc biệt là diễn biến của phong trào “Đồng Khởi”.

Tuy nhiên, học tập lịch sử không chỉ dừng lại ở ghi nhớ và tái hiện các kiến thức đã học mà còn phải hiểu được bản chất của các sự kiện, hiện tượng lịch sử đó. Học sinh phải thấy được mối liên hệ giữa các sự kiện, hiện tượng trong bối cảnh lịch sử cụ thể, phân tích, so sánh, đánh giá các sự kiện đó để rút ra kết luận.

Cũng ví dụ trên để đo được mức độ hiểu của học sinh, giáo viên có thể nêu câu hỏi kiểm tra, đánh giá như sau:

“Tại sao nói phong trào “Đồng Khởi” (1959- 1960) đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công?”.

Câu hỏi trên trước hết nhằm kiểm tra mức độ hiểu kiến thức của học sinh. Sau khi đã lĩnh hội được các sự kiện cơ bản của cách mạng miền Nam giai đoạn 1959- 1960 học sinh phải hiểu được ý nghĩa to lớn của phong trào “Đồng Khởi” là một bước ngoặt của cách mạng miền Nam. Dựa vào các sự kiện đã được học, học sinh lựa chọn và phân tích các sự kiện đó để lý giải vì sao phong trào “Đồng Khởi” đã chuyển cách mạng miền Nam từ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Đồng thời câu hỏi trên cũng đòi hỏi sự thông minh, sáng tạo của học sinh khi vận dụng các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề lịch sử. Học sinh trả lời không đơn thuần là trình bày các sự kiện y nguyên như sách giáo khoa hay bài giảng của giáo viên một cách máy móc mà các em còn phải so sánh giữa hai giai đoạn trước và sau “Đồng Khởi” để thấy được sự chuyển biến của phong trào cách mạng miền Nam.

Như vậy, nội dung kiểm tra, đánh giá dựa theo chuẩn kiến thức không chỉ yêu cầu học sinh ghi nhớ các sự kiện mà còn yêu cầu học sinh phải hiểu sự kiện và biết vận dụng các sự kiện đó để nghiên cứu kiến thức mới hoặc vận dụng vào thực tiễn. Nói cách khác đề kiểm tra xây dựng dựa vào chuẩn kiến thức phải đạt được ba mức độ: biết, hiểu, vận dụng về mặt kiến thức.

* Nội dung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện kết quả phát triển kỹ năng thực hành bộ môn.

Yêu cầu của xã hội đặt ra với ngành giáo dục hiện nay là phải đào tạo những con người có năng lực thực hành cao, thích ứng với môi trường năng

động của xã hội hiện đại. Vì vậy nhiệm vụ ở nhà trường phổ thông không chỉ trang bị cho học sinh về kiến thức lý thuyết mà phải giúp các em phát triển năng lực thực hành. Đối với bộ môn lịch sử yêu cầu đặt ra là phải phát triển cho học sinh năng lực thực hành bộ môn cũng như năng lực thực hành trong cuộc sống. Do đó, trong kiểm tra phải có những câu hỏi nhằm phát triển kỹ năng cũng như là kiểm tra kỹ năng của học sinh.

Ví dụ sau khi học xong bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973)” giáo viên có thể đưa ra câu hỏi kiểm tra như sau:

“Em hãy lập bảng so sánh hai chiến lược “chiến tranh cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” do Mỹ tiến hành ở miền Nam Việt Nam từ 1965 đến 1973?”

Với câu hỏi trên giáo viên sẽ kiểm tra được kỹ năng thực hành lập bảng so sánh của học sinh. Trên cơ sở đó đánh giá kỹ năng của học sinh và có biện pháp điều chỉnh thích hợp với từng đối tượng học sinh.

* Nội dung kiểm tra, đánh giá phải thể hiện yêu cầu về giáo dục, tư tưởng, tình cảm của học sinh.

Lịch sử là môn học có ưu thế và nhiệm vụ trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Những con người và những sự kiện, hiện tượng thực trong quá khứ có sức tuyết phục và có sức rung cảm mạnh mẽ với thế hệ trẻ. Những sự kiện đó trước hết giáo dục cho thế hệ trẻ lý tưởng, trách nhiệm của mình đối với đất nước, lòng tự hào trước những chiến công của cha anh, những thành tựu vật chất tinh thần mà cha ông để lại, qua đó khơi dậy tinh thần lao động sáng tạo, ý thức bảo vệ di sản văn hóa của dân tộc… Chính vì vậy, trong kiểm tra, đánh giá cũng cần có những câu hỏi mang nội dung giáo dục.

Ví dụ, sau khi học xong bài 22 “Nhân dân hai miền trực tiếp chiến đấu chống đế quốc Mỹ xâm lược. Nhân dân miền Bắc vừa chiến đấu vừa sản xuất (1965- 1973)” giáo viên có thể đưa ra câu hỏi như sau:

“Em có suy nghĩ gì về tinh thần chiến đấu của quân dân miền Bắc trong 12 ngày đêm cuối năm 1972?”

Trả lời câu hỏi này học sinh không những phải nắm được về cơ bản sự kiện chiến thắng “Điện Biên Phủ trên không” mà còn phải hiểu được ý nghĩa lịch sử to lớn của sự kiện này. Qua câu trả lời của học sinh giáo viên sẽ đánh giá được nhận thức của học sinh về cuộc chiến tranh phi nghĩa của đế quốc Mỹ ở Việt Nam mà đặc biệt là hành động bắn phá miền Bắc năm 1972, học sinh cũng phải thấy được tinh thần chiếu đấu anh dũng của nhân dân ta quyết tâm bảo vệ miền Bắc xã hội chủ nghĩa.

Tóm lại, một đề kiểm tra được coi là toàn diện về nội dung khi nó đảm bảo được yêu cầu về chuẩn kiến thức, kỹ năng và thái độ. Ba mục tiêu đó trong dạy học lịch sử có mối quan hệ biện chứng với nhau. Nhiệm vụ giáo dục và phát triển chỉ có thể hình thành trên cơ sở nắm vững kiến thức đồng thời chính việc hoàn thành nhiệm vụ giáo dục và phát triển sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức hơn. Vì vậy, đổi mới kiểm tra, đánh giá về mặt nội dung là phải đánh giá toàn diện cả ba mặt trên.

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”. (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w