Phương hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”. (Trang 36 - 38)

7. Cấu trúc của khóa luận

1.2. Phương hướng đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh

Xuất phát từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên chúng tôi thấy rằng đổi mới hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cần theo phương hướng sau:

- Trước hết để đổi mới kiểm tra, đánh giá cần phải đổi mới quan điểm nhận thức tức là phải có quan niệm đúng về kiểm tra, đánh giá.

- Thứ hai, cần phải đổi mới nội dung kiểm tra, đánh giá: nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện về mục tiêu dạy học bộ môn, mức độ nhận thức của học sinh và nội dung kiến thức lịch sử.

- Thứ ba cần tiến hành đổi mới hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá.

- Cuối cùng là phải tổ chức tốt, hiệu quả kiểm tra, đánh giá ở các khâu: ra đề, coi, chấm kiểm tra, thi.

Tóm lại, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh có vai trò quan trọng. Nó là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học và là một biện pháp thiết thực để nâng cao chất lượng dạy học bộ môn.

Hiện nay, thực trạng đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh cũng đã có nhiều chuyển biến tích cực đặc biệt là trong quan niệm của giáo viên bộ môn. Tuy nhiên, đó mới chỉ là những chuyển biến ban đầu và không đồng bộ, nó khó có thể tạo ra bước chuyển mạnh mẽ tác động tích cực tới việc nâng cao chất lượng dạy học.

Từ những lý luận chung về kiểm tra, đánh giá và từ thực trạng vấn đề kiểm tra, đánh giá kết quả học tập lịch sử ở trường phổ thông mà chúng tôi đã đề cập tới ở trên, phải nhận thấy rằng yêu cầu cấp thiết là phải tiến hành đổi mới khâu kiểm tra, đánh giá một cách toàn diện, đồng bộ từ nhận thức đến nội dung, hình thức, phương pháp… Đổi mới kiểm tra, đánh giá đã trở thành vấn đề không chỉ với giáo viên, học sinh, các nhà quản lý giáo dục mà còn có quan hệ chặt chẽ với xã hội trong đó trước hết là phụ huynh học sinh.

CHƯƠNG 2

MỘT SỐ BIỆN PHÁP ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP LỊCH SỬ CỦA HỌC SINH TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1954 ĐẾN 1975 Ở

LỚP 12 THPT (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN)

2.1. Vị trí, mục tiêu, nội dung cở bản của “Lịch sử Việt Nam từ 1954 đến 1975” trong sách giáo khoa lớp 12 THPT.

Một phần của tài liệu Đổi mới việc kiểm tra- đánh giá kết quả học tập lịch sử của học sinh trong dạy học Lịch sử Việt Nam từ năm 1954 đến năm 1975 ở lớp 12 trung học phổ thông (chương trình chuẩn)”. (Trang 36 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w