Triệu đồng, gồm:

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 39)

II. Thực trạng quản lý Nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản

1.897.700triệu đồng, gồm:

2. Thực trạng quản lý Nhà nước về Đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

1.897.700triệu đồng, gồm:

- Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh: 411.820 triệu đồng;

- Nguồn vốn TW hỗ trợ theo mục tiêu: 666.695 triệu đồng (bao gồm cả vốn trung ương bổ sung kế hoạch Chương trình 135 vào 12/2006);

- Nguồn vốn trái phiếu Chính phủ: 420.412 triệu đồng; - Nguồn vốn nước ngoài: 108.000 triệu đồng;

- Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sang 2007: 83.719 triệu đồng;

- Nguồn vốn sắp xếp nhiệm vụ chi và huy động khác: 86.216 triệu đồng

Trên cơ sở mục tiêu kế hoạch và hồ sơ của các dự án, các nguồn vốn trên đã được giao kế hoạch để triển khai thực hiện.

* Tình hình thực hiện kế hoạch các nguồn vốn

a- Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh: 411.820 triệu đồng, được bố trí như sau:

- Quy hoạch và chuẩn bị đầu tư: 17.824 triệu đồng, chiếm 4,3%. - Thanh toán khối lượng hoàn thành: 50.256 triệu đồng, chiếm 12,2% - Các dự án chuyển tiếp: 195.634 triệu đồng, chiếm 47,5%

- Các dự án khởi công mới: 148.106 triệu đồng, chiếm 36%

Nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh được bố trí với cơ cấu phù hợp và tương đối tập trung cho các dự án hạ tầng trong KKT Nghi Sơn, Đại lộ Nam sông Mã, Quảng trường Lam Sơn, trụ sở làm việc các cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, trụ sở cơ quan Đảng và chính quyền cấp huyện, các công trình thực hiện theo cơ chế chính sách hỗ trợ đầu tư đã ban hành như: các công trình cấp huyện quản lý, trụ sở cơ quan hành chính cấp xã, chương trình 159…; đồng thời giải quyết một số yêu cầu bức xúc phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân ở các vùng miền, đặc biệt là những vùng khó khăn.

b- Nguồn vốn TW hỗ trợ theo mục tiêu: 666.695 triệu đồng.

Nguồn vốn Trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đã được bố trí theo đúng các mục tiêu Trung ương giao kế hoạch. Trong đó:

- Thanh toán khối lượng hoàn thành: 27.786 triệu đồng, chiếm 4,2%; - Các dự án chuyển tiếp: 139.665 triệu đồng, chiếm 20,9%;

- Các dự án khởi công mới: 478.505 triệu đồng, chiếm 71,8%

Bên cạnh việc bố trí vốn theo các mục tiêu Trung ương giao kế hoạch, như: các dự án thuộc CTMTQG; chương trình 134, 135, dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, nguồn vốn trung ương hỗ trợ theo mục tiêu đã được bố trí cho các dự án tăng cường cơ sở vật chất các bệnh viện tuyến huyện, hạ tầng thương mại - du lịch và các công trình trọng điểm như Đại học Hồng Đức, Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Nhi, các dự án hạ tầng thuộc Khu kinh tế Nghi Sơn, KCN Bỉm Sơn, Âu trú bão Lạch Hới, hệ thống đê kè biển và một số công trình hạ tầng giao thông, thủy lợi thuộc các huyện miền núi…

c- Nguồn vốn nước ngoài: 108.000 triệu đồng

Đã được Ban quản lý dự án Trung ương phân bổ cho các dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn dựa vào cộng đồng, trang thiết bị cho Bệnh viện đa khoa tỉnh, cải thiện môi trường đô thị thành phố Thanh Hóa.

d- Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi của các chương trình, dự án từ năm 2006 sang năm 2007: 83.719 triệu đồng

Nguồn vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sang năm 2007 chủ yếu thuộc chương trình 135, chương trình MTQG về văn hóa, một số dự án thuộc chương trình đầu tư thực hiện Nghị quyết 37, 39 của Bộ Chính trị, kè đê hữu sông Mã và xử lý sạt lở đê kè (trong đó có một số nguồn vốn do Trung ương bổ sung vốn vào cuối năm)… đến nay phần lớn các chương trình dự án đã giải ngân hết số vốn chuyển nhiệm vụ chi từ năm 2006 sang năm 2007.

e- Nguồn vốn trái phiếu chính phủ: 420.412 triệu đồng

Tổng số vốn đăng ký giải ngân của tỉnh là 500.800 triệu đồng, Bộ Tài chính đã thông báo 420.412 triệu đồng; trong đó: dự án tuyến nối các

huyện phía Tây Thanh Hóa 252.000 triệu đồng; dự án đường đến trung tâm xã chưa có đường ôtô 51.825 triệu đồng; dự án các công trình thủy lợi miền núi 101.587 triệu đồng; đường Thành Trực - Thành Mỹ, huyện Thạch Thành 15.000 triệu đồng. Đến nay, ước khối lượng thực hiện khoảng 207.000 triệu đồng, giải ngân 179.150 triệu đồng, đạt 43% số vốn Trung ương thông báo.

Trong các dự án sử dụng trái phiếu Chính phủ, dự án đường Thành trực - Thành Mỹ và dự án các cụm hồ đập miền núi, dự án đường đến trung tâm xã chưa có đường ô tô có tiến độ thực hiện tương đối đảm bảo; trong đó dự án các cụm hồ đập miền núi giải ngân đạt 62% kế hoạch vốn TW thông báo, dự kiến đến cuối năm hoàn thành bàn giao được 2 công trình là hồ Thắng Long và hồ Khe Tre. Dự án tuyến nối các huyện phía Tây có tổng cộng 32 gói thầu, đã phê duyệt TKKT được 26/32 gói thầu (còn 6 gói thầu sẽ triển khai sau), trong đó đã triển khai thi công 9 gói thầu và đang tổ chức đấu thầu 6 gói thầu, giải ngân đạt khoảng 32,7% kế hoạch vốn TW thông báo.

g- Nguồn vốn sự nghiệp dành cho đầu tư: 120.383 triệu đồng

Nguồn vốn sự nghiệp dành cho đầu tư đã được sở Tài chính phối hợp với các ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh phân bổ 108.090 triệu đồng để thực hiện các mục tiêu trong kế hoạch. Còn lại chưa phân bổ: 12.748 triệu đồng (sự nghiệp môi trường 6.748 triệu đồng và kinh phí hỗ trợ cải tạo lưới điện hạ thế nông thôn 6.000 triệu đồng). Cụ thể như sau:

- Kinh phí phát triển giao thông nông thôn: 18.000 triệu đồng. - Kinh phí ứng dụng CNTT: 6.000 triệu đồng.

- Kinh phí tăng cường CSVC phát thanh truyền hình: 6.200 triệu đồng.

- Kinh phí tôn tạo, chống xuống cấp di tích văn hoá: 2.000 triệu đồng.

- Kinh phí tăng cường CSVC và trang thiết bị y tế: 9.300 triệu đồng - Kinh phí sự nghiệp giáo dục - đào tạo: 38.497 triệu đồng.

- Kinh phí tăng cường trang thiết bị dạy nghề: 12.950 triệu đồng. - Kinh phí sự nghiệp bảo vệ môi trường: 15.143 triệu đồng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Việc bố trí kế hoạch năm 2007 từ các nguồn vốn do địa phương quản lý đảm bảo cơ cấu tương đối giữa các vùng miền và các mục tiêu ưu tiên, trong đó đầu tư cho khu vực miền núi chiếm 45,7%, khu vực đồng bằng chiếm 30,8% và vùng ven biển chiếm 23,5%.

Do có sự chỉ đạo điều hành, kiểm tra đôn đốc và giải quyết kịp thời những phát sinh, vướng mắc trong quá trình thực hiện kế hoạch của UBND tỉnh và có sự cố gắng, nỗ lực của các ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư nên tiến độ thực hiện và chất lượng công trình của các dự án có chuyển biến tiến bộ trong những tháng cuối năm. Đến hết tháng 11/2007, ước giải ngân đạt khoảng 68% kế hoạch vốn và 85% giá trị khối lượng thực hiện. Nguồn vốn cân đối ngân sách tập trung có tỷ lệ giải ngân cao và khả năng sẽ hoàn thành kế hoạch vốn năm 2007. Riêng nguồn vốn TW hỗ trợ theo mục tiêu có một số chương trình, dự án thực hiện chậm (hạ tầng nuôi trồng thủy sản, dự án TTCX, chương trình việc làm) nên không giải ngân hết kế hoạch vốn và phải điều chuyển cho các dự án khác.

2.2. Về lậpvà quản lý kế hoạch ĐTXDCB

Công tác lập và quản lý kế hoạch ĐTXDCB được hướng dẫn cụ thể và rõ ràng, nhằm giúp cho doanh nghiệp đạt hiệu quả cao trong đầu tư. Nhiều doanh nghiệp đã dần dần tự khẳng định mình trong cơ chế thị trường, có ý thức trong lập kế hoạch, nghiên cứu tình hình để có những dự án đầu tư khả thi.

Hàng năm, Sở Kế hoạch Đầu tư đều tiến hành đăng ký nhu cầu ĐTXDCB và phân bổ vốn theo chỉ tiêu kế hoạch Nhà nước giao. Tuy lượng vốn này rất ít so với nhu cầu nhưng đều được phân bổ hợp lý theo mục tiêu phát triển ngành, tiến độ và nhu cầu thực tế của từng dự án.

Nhưng ở từng doanh nghiệp, công tác quy hoạch và chuẩn bị đầu tư làm chưa tốt, chưa đầy đủ, nên khi lập kế hoạch hàng năm, đã đưa vào cả những công trình chưa đủ điều kiện, dẫn đến tình trạng vừa triển khai vừa giải quyết các thủ tục ban đầu, nên tiến độ thực hiện chậm. Một số công trình mọc lên không theo kế hoạch chung, mà triển khai theo xu thế cạnh tranh không lành mạnh, để xảy ra tình trạng thua lỗ, hoặc đổ vỡ trong kinh doanh.

Một số đơn vị do sơ xuất hoặc không kỹ càng khi chuẩn bị hồ sơ dự án dẫn tới bị cơ quan cho vay khi thẩm định cho rằng thiếu tính khả thi và đình không cho vay vốn nữa. Những sơ suất, sai phạm về quản lý ĐTXDCB đã được trình bày trong phần tình hình hiệu quả và sai phạm trong quản lý ĐTXDCB.

Nhằm nâng cao hơn nữa công tác kế hoạch hoá đầu tư và làm cơ sở cho việc đăng ký nhu cầu đầu tư và xây dựng hàng năm, Sở đã yêu cầu các đơn vị rà soát toàn bộ cơ sở vật chất đang có đánh giá hiện trạng, khả năng khai thác công trình. Trên cơ sở đó, xem xét và tính toán nhu cầu đầu tư.

Nhằm tăng cường công tác QLNN về ĐTXDCB của các đơn vị trực thuộc, Sở Kế hoạch Đầu tư căn cứ theo chỉ thị số 21/2001/CT-BTM của Bộ Thương Mại yêu cầu các đơn vị trực thuộc triển khai một số việc sau đây:

- Tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện công tác ĐTXDCB qua từng thời kỳ (5 năm) của đơn vị để thấy rõ ưu, khuyết điểm về chủ trương đầu tư, hiệu quả đầu tư. Trên cơ sở đó đề ra định hướng, chương trình dự kiến đầu tư trong những năm sau.

- Tất cả các dự án bằng nguồn vốn Nhà nước đều phải được lập kế hoạch hàng năm và 5 năm để đăng ký với các cơ quan chức năng và được thẩm định kỹ càng.

- Tiến hành rà soát và bổ sung cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ làm công tác quản lý ĐTXDCB của đơn vị.

- Công tác quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản ở đơn vị phải được thực hiện khẩn trương, đảm bảo đúng chế độ quy định.

- Hàng năm, các đơn vị phải báo cáo về Sở theo các nội dung:

Đăng ký kế hoạch đầu tư XDCB và tình hình triển khai các dự án trong năm kế hoạch (thuộc các nguồn vốn) vào tháng 7.

Chủ đầu tư phải báo cáo định kỳ 6 tháng 1 lần (vào tháng 6 và tháng 12) về tình hình chất lượng công trình xây dựng của tất cả dự án đang triển khai để Sở tổng hợp báo cáo tỉnh.

Báo cáo tình hình thực hiện quyết toán vốn đầu tư XDCB đối với các công trình đã hoàn thành.

Những công việc trên chính là để giải quyết bất cập còn tồn đọng qua nhiều thời kỳ vẫn chưa được giải quyết dứt điểm như chế độ báo cáo thống kê, báo cáo định kỳ mà hầu hết các doanh nghiệp đều không thực hiện nghiêm túc, nhất là hệ thống công trình đầu tư bằng nguồn vốn tự huy động trong.

2.3. Về giám sát các dự án ĐTXDCB

Về thẩm quyền giám sát đầu tư ở hầu hết các công trình sử dụng vốn ngân sách và tín dụng đầu tư, Sở Kế hoạch Đầu tư đều thực hiện đúng. Nhưng ở những công trình dùng nguồn vốn tự bổ sung và tự huy động, một số doanh nghiệp đã xem nhẹ quản lý ĐTXDCB. Khi thẩm định không qua cơ quan chuyên môn, hoặc hồ sơ chưa đầy đủ mà quyết định vội vàng, dễ dẫn đến kém hiệu quả trong đầu tư. Những dự án phải thuê các tổ chức tư vấn lập báo cáo nghiên cứu khả thi, thì chất lượng chưa cao, vì các tổ chức tư vấn thường không am hiểu nhiều về mặt kinh doanh, kinh tế mà chỉ chú

trọng đến các vấn đề kỹ thuật của dự án. Do đó quá trình thẩm định và phê duyệt dự án thường phải kéo dài.

Căn cứ theo chỉ thị của UBND tỉnh đối với Quy chế phối hợp thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của tỉnh với những quy định cụ thể về:

- Các dự án đầu tư và cấp có thẩm quyền thẩm định phê duyệt dự án đầu tư của các đơn vị trực thuộc tỉnh.

- Nội dung thẩm định đối với các dự án do tỉnh quyết định đầu tư - Quy định đối với chủ đầu tư dự án

- Thời gian thẩm định và phê duyệt quyết toán dự án đầu tư của các đơn vị trực thuộc tỉnh

- Đơn vị chủ trì, phối hợp thực hiện thẩm định phê duyệt dự án đầu tư.

Như vậy, những doanh nghiệp trực thuộc tỉnh có thể xác định rõ yêu cầu cần có của dự án để chuẩn bị kỹ càng hơn, không bối rối trong việc nghiên cứu và xây dựng dự án, rút ngắn thời gian thẩm định.

Về công tác đấu thầu:

Công tác tổ chức đấu thầu có nhiều chuyển biến, hình thức đấu thầu rộng rãi được áp dụng phổ biến, các gói thầu được áp dụng hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu đều nằm trong phạm vi cho phép của pháp luật về đấu thầu.

Việc hướng dẫn thực hiện đấu thầu được thực hiện đầy đủ chính xác đến các đơn vị cơ sở theo quy chế quản lý ĐTXDCB, đấu thầu mà Nhà nước quy định. Tuy nhiên, phần lớn các công trình đều thuộc nhóm C, lại sử dụng VĐT từ nguồn tự khai thác nên việc đầu tư do đơn vị được phép quyết định và tự chịu trách nhiệm (theo mục 2 điều 12 của Nghị định 52/1999/NĐ-CP). Các nhóm dự án do Sở quản lý (thuộc nguồn vốn nằm trong kế hoạch hàng năm được Nhà nước phân bổ) lại ít, vốn đầu tư không (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiều. Các dự án này đều được thực hiện đấu thầu đúng quy chế của Nghị định 88/1999/NĐ-CP và 14/2000/NĐ-CP.

Về Quản lý chất lượng công trình:

Hiện nay, quản lý chất lượng công trình đã được nhận thức là một trong những khâu rất quan trọng. Công tác quản lý chất lượng công trình có ảnh hưởng không nhỏ tới giá trị đích thực của sản phẩm xây dựng, tiến độ công trình so với kế hoạch đề ra, vốn đầu tư thực hiện so với tổng mức đầu tư đã được phê duyệt.

Các văn bản quy định, hướng dẫn quy trình, hệ thống tổ chức quản lý chất lượng xây dựng đã được ban hành. Ở tỉnh từng dự án đã có tổ chức giám sát, nghiệm thu chất lượng công trình. Mô hình quản lý chất lượng thông qua các tổ chức tư vấn giám sát thay cho mô hình cũ do chủ đầu tư tự tổ chức giám sát được áp dụng rộng rãi. Các cơ quan chức năng QLNN về chất lượng thường xuyên phổ biến, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ cho các tổ chức giám sát chất lượng ở công trường. Năng lực đội ngũ quản lý chất lượng công trình từng bước được nâng cao, trang thiết bị phục vụ công tác giám định được đổi mới, nâng cấp. Do vậy, công tác quản lý chất lượng công trình đã đi vào nền nếp.

Tại Sở Kế hoạch Đầu tư vẫn thường xuyên thực hiện công tác quản lý chất lượng công trình, phát hiện và xử lý vi phạm bảo đảm chất lượng phục vụ đời sống và sản xuất kinh doanh. Hiện tại chưa có công trình nào có vi phạm trầm trọng.

2.4. Về công tác quản lý, hướng dẫn đầu tư xây dựng

Trong năm 2007, công tác quản lý đầu tư xây dựng đã được UBND tỉnh quan tâm chỉ đạo, HĐND tỉnh và các đoàn thể chính trị xã hội tăng cường kiểm tra giám sát; các ngành, các huyện, thị xã, thành phố và các chủ đầu tư đã có nhiều cố gắng nên đã có những chuyển biến tích cực.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 26 - 39)