Mục tiêu ĐTXDCB

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 46 - 49)

I. Dự báo nhu cầu ĐTXDCB của tỉnh Thanh Hóa

2.Mục tiêu ĐTXDCB

Trong 5 năm 2006 - 2010, phấn đấu huy động khoảng 50.000 - 60.000 tỷ đồng vốn đầu tư, bình quân hàng năm khoảng 10.000 - 12.000 tỷ đồng, trong đó:

- Vốn ngân sách nhà nước khoảng 24% - Vốn tín dụng đầu tư khoảng 18%

- Vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước khoảng 6% - Vốn đầu tư nước ngoài khoảng 12%

- Vốn đầu tư của dân cư và các thành phần kinh tế khác khoảng 40% Đảm bảo theo quy hoạch và kế hoạch trong đầu tư nhằm phát huy hiệu quả và thúc đẩy phát triển kinh tế. Bố trí cơ cấu đầu tư hợp lý giữa các vùng, miền và các ngành; đầu tư tập trung cho một số vùng kinh tế trọng điểm như Nghi Sơn, Bỉm Sơn, thành phố Thanh Hoá - Sầm Sơn, vùng kinh tế trọng điểm phía Tây… để tạo bước phát triển nhanh, tăng hiệu quả kinh

tế, đặc biệt là ưu tiên đầu tư để khu Nghi Sơn sớm trở thành vùng kinh tế động lực của tỉnh; đồng thời ưu tiên đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng khu vực miền núi, nhất là giao thông, cấp điện và nước sạch.

Xây dựng kết cấu hạ tầng thành phố Thanh Hoá đáp ứng yêu cầu đô thị loại II; đẩy mạnh việc quy hoạch và xây dựng các khu đô thị mới gắn với mở rộng thành phố ven bờ sông Mã. Xây dựng kết cấu hạ tầng các đô thị Nghi Sơn, Ngọc Lặc; cải thiện hạ tầng các thị xã, thị trấn, huyện lỵ, thị tứ để đến năm 2010 có dân số đô thị khoảng 1 triệu người, chiếm 25% dân số toàn tỉnh.

Phấn đấu đến năm 2010 tỷ lệ đường giao thông được nhựa hoá và bê tông hoá đạt 35%. Tập trung đầu tư hoàn thành các tuyến đường nối các huyện phía Tây, Quốc lộ 1A đoạn tránh thành phố Thanh Hoá, Đại lộ Nam Sông Mã, đường vào các xã chưa có đường ô tô đến trung tâm, một số tuyến đường vùng nguyên liệu sắn, dứa. Tiếp tục nâng cấp các Quốc lộ 10, 45, 47, 15A (đoạn từ Ngọc Lặc nối với Hoà Bình). Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống các cảng tại Nghi Sơn; nghiên cứu mở rộng quy mô một số cảng sông quan trọng như cảng Lễ Môn, cảng Lèn, cảng Hàm Rồng, đồng thời đầu tư nạo vét hệ thống sông, kênh và hoàn thiện hệ thống phao tiêu, biển báo tạo điều kiện phát triển mạnh vận tải thủy. Xây dựng tuyến đường sắt vào khu công nghiệp Nghi Sơn khi có điều kiện, đồng thời đề xuất với Chính phủ để sử dụng một phần sân bay Sao Vàng vào mục đích dân sự.

Tiếp tục đầu tư phát triển hệ thống thủy lợi nhỏ ở miền núi, các công trình tiêu úng, chống lũ, các dự án cấp nước sạch ở vùng đồng bằng và vùng ven biển; từng bước giải quyết tưới cho cây công nghiệp như tưới mía vùng Thạch Thành, Nông Cống. Hoàn thành công trình hồ chứa nước Cửa Đạt, tiêu úng Hà Trung, Nga Sơn, Bỉm Sơn, vùng sông Hoàng, sông Yên, sông Nhơm, hệ thống tiêu Đông - Thiệu - Thị và dự án phân lũ, chậm lũ vùng Thạch Thành - Vĩnh Lộc… Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật

nghề cá: Âu trú bão Lạch Hới, cảng cá Hoà Lộc, hoàn thiện các cảng cá Lạch Bạng và Lạch Hới, đầu tư các cảng cá Quảng Nham, lạch Trường, lạch Ghép, lạch Sung...

Tập trung huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển lưới điện trung - hạ thế để từ năm 2007 trở đi có 100% số xã được dùng điện lưới quốc gia, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm xuống còn 6,9%, tiến tới bán điện trực tiếp đến hầu hết các hộ dân trong toàn tỉnh. Đầu tư mở rộng trạm các trạm biến áp 220 KV Ba Chè và Nghi Sơn; đầu tư mới các trạm biến áp 110 KV phục vụ cấp điện cho nhà máy bột giấy Hậu Lộc, nhà máy ô tô Bỉm Sơn... Hoàn thành dự án đầu tư xây dựng và cải tạo nâng cấp lưới điện nông thôn bằng nguồn vốn vay WB giai đoạn 2 cho 50 xã và tiếp tục đầu tư nâng cấp chống quá tải lưới điện cho các xã còn lại.

Tập trung đầu tư trường Đại học Hồng Đức và một số trường chuyên nghiệp như: trường dạy nghề Ngọc Lặc, trường Cao đẳng y tế, trường trung học nông lâm nghiệp, trường kỹ thuật công nghiệp, trường dạy nghề thủ công nghiệp…đủ điều kiện cơ sở vật chất phục vụ yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng các trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông theo hướng trường chuẩn quốc gia, đồng thời đẩy nhanh tiến độ kiên cố hoá trường lớp học; đến năm 2010 100% trường lớp học được kiên cố hoá.

Hoàn thành cải tạo nâng cấp, hiện đại hoá Bệnh viện đa khoa tỉnh với quy mô 620-650 giường bệnh, tăng cường trang thiết bị và đào tạo mở rộng một số chuyên khoa sâu như thận - tiết niệu, phẫu thuật nội soi, phẫu thuật chấn thương - sọ não… Hoàn thành xây dựng mới Bệnh viện nhi, Bệnh viện khu vực Ngọc Lặc và một số bệnh viện tuyến huyện, đảm bảo 100% số xã có trạm y tế xã; đầu tư cho các trung tâm y tế dự phòng đủ điều kiện phát hiện kịp thời các loại dịch bệnh và các bệnh xã hội như lao,

HIV/AIDS, tâm thần....Chú trọng đầu tư xử lý chất thải, nước thải các bệnh viện, trung tâm y tế đảm bảo vệ sinh môi trường.

Đầu tư hoàn thiện Trung tâm truyền hình kỹ thuật số; triển khai xây dựng đài phát sóng phát thanh, truyền hình tại Bá Thước để phủ sóng khu vực miền núi và xây dựng một số trạm phát sóng phát thanh - truyền hình ở các huyện Mường Lát, Quan Sơn, Quan Hoá phục vụ đồng bào miền núi cao. Quy hoạch khu liên hợp thể thao và xây dựng Trung tâm đào tạo vận động viên Bắc Trung bộ.

Tranh thủ vốn đầu tư thông qua các chương trình, dự án, sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, bố trí một phần từ vốn ngân sách và huy động đóng góp của nhân dân để đến năm 2010 tất cả các thị trấn huyện lỵ đều được cung cấp nước sạch.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng cơ bản tại tỉnh Thanh Hóa (Trang 46 - 49)