ngành liên quan và Ngân hàng Công thươngViệt Nam
Nhà nước cần thành lập nhiều hơn nữa các công ty chuyên tư vấn, mua bán thông tin nhằm đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu thông tin của các ngân hàng nói riêng và các DN nói chung. Ngoài ra chính phủ cần đẩy mạnh hơn nữa việc cải cách hệ thống Tài chính - Ngân hàng theo hướng mềm dẻo - linh hoạt hơn, trao quyền độc lập và tự chủ nhiều hơn nữa cho khu vực này. Đồng thời quy định rõ các biện pháp, chế tài xử lý nghiêm khắc những trường hợp các công ty cung cấp thông tin không chính xác, gây thiệt hại cho các bên liên quan.
Ngân hàng nhà nước đã có những quy định về cho vay một cách cụ thể và cũng đã ban hành một quy trình thẩm định chung. Các tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại căn cứ vào quy trình đó để thực hiện. Tuy nhiên nhiều đơn vị vẫn cố tình vi phạm quy chuẩn chung này, vì vậy nên chăng cần thường xuyên tiến hành kiểm tra chéo chất lượng thẩm định của các đơn vị. Đồng thời ban hành các quy định xử phạt một cách nghiêm khắc hơn nữa để xử lý những đơn vị cố tình vi phạm quy chuẩn chung này.
Hệ thống hoá những kiến thức cơ bản, chuyên sâu về dự án đầu tư; thông báo kịp thời các nghị định, thông tư hướng dẫn các ngân hàng thương mại những thông tin về phương hướng, nhiệm vụ, mục tiêu phát triển kinh tế của từng địa phương, quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, những ngành kinh tế mũi nhọn được ưu tiên, chú trọng.
Ngân hàng Công thương Việt Nam cũng nên có biện pháp đẩy mạnh chất lượng tín dụng trung dài hạn. Ngân hàng Công thương Việt Nam nên bám sát thực tiễn để hoàn thiện quy chế, quy trình nghiệp vụ cho vay; Tổ chức thường xuyên
quả công tác thông tin phòng ngừa rủi ro nắm bắt được sự cần thiết của thông tin. Ngân hàng Công thương Việt Nam cần trang bị mạng lưới thông tin hiện đại từ các cơ sở lên, phải có quan hệ trao đổi thông tin với các tổ chức lớn khác chứa nhiều thông tin như các Ngân hàng thương mại khác, các cơ quan tư pháp, các tổ chức phi Ngân hàng…để có thông tin chính xác, để kịp thời chỉ đạo hoạt động của chi nhánh. Ngoài ra, Ngân hàng Công thương Việt Nam nên nhanh chóng nâng cao trình độ cán bộ, tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động tín dụng tại các chi nhánh.
Đối với chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên cần chủ động tiếp cận doanh nghiệp để thẩm định các thông tin từ phía khách hàng, mở rộng thị trường, nắm bắt kịp thời các chủ trương kế hoạch của Nhà nước, ngành, tăng cường hoạt động quảng bá và xây dựng thương hiệu, cải tiến phong cách làm việc, xây dựng chính sách khách hàng cụ thể.
Tóm lại, nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư đối với chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên là vấn đề cần thiết. Để đạt đựơc mục tiêu này, đòi hỏi phải có sự nỗ lực của các bộ phận trong Ngân hàng. Bên cạnh đó rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan, tổ chức, các ngành các cấp cùng thực hiện thì chất lượng thẩm định dự án sẽ được nâng cao, đáp ứng yêu cầu hoạt động cho vay củachi nhánh nói riêng và hệ thống Ngân hàng nói chung.
KẾT LUẬN
Thời gian qua, chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên đã tài trợ có hiệu quả cho nhiều dự án đầu tư, đóng góp vào sự phát triển của các DN nói riêng và trên địa bàn nói chung. Đạt được kết quả đó là có phần quan trọng của công tác thẩm định. Song bên cạnh những mặt đã đạt được trong công tác thẩm định vẫn còn những hạn chế, tồn tại nhất định.
Sau khi đã nghiên cứu về mặt lý luận và tìm hiểu thực tế công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh, tôi đã mạnh dạn đưa ra một số vấn đề cơ bản về thẩm định dự án đầu tư tại các ngân hàng thương mại, thực trạng hoạt động này tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên theo ý kiến chủ quan của cá nhân, từ đó đưa ra một số giải pháp và kiến nghị để nâng cao hiệu quả các nội dung thuộc công tác thẩm định dự án đầu tư.
Trong thời gian thực tập và làm chuyên đề tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự ủng hộ, giúp đỡ nhiệt tình của các cán bộ và các anh chị tại chi nhánh Ngân hàng cùng với sự chỉ bảo hướng dẫn của PGS.TS Từ Quang Phương vì vậy tôi đã hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp như trên, song do nhận thức còn nhiều hạn chế, chuyên đề không tránh khỏi những sai sót nhất định. Kính mong nhận được sự phê bình và góp ý của các cán bộ Ngân hàng, các thầy cô giáo và các bạn đọc để chuyên đề thêm hoàn thiện.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Giáo trình Kinh tế đầu tư, khoa Đầu tư. Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân. 2. Giáo trình Lập dự án đầu tư, khoa đầu tư. Nhà xuất bản thống kê.
3. Giáo trình ngân hàng thương mại, khoa Tài chinh – Ngân hàng, trường đại hcọ kinh tế quốc dân.
4. Phân tích và quản lí các dự án đầu tư – Nguyễn Ngọc Mai, NXB Khoa học kỹ thuật.
5. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh các năm 2006, 2007, 2008 của chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên.
6. Hồ sơ dự án đầu tư nhà máy luyện Feromangan Trùng Khánh. Công ty cổ phần khoáng sản và công nghiệp Cao Bằng.
7. Website Tổng cục thống kê Việt Nam http://www.gso.gov.vn. 8.Website Bộ kế hoạch và đầu tư http://www.mpi.gov.vn. Và các tài liệu tham khảo có liên quan khác
NHẬN XÉT CỦA ĐƠN VỊ THỰC TẬP ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ... ...