chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên
1.3.2.1 Quy trình thẩm định các dự án đầu tư khai thác khoáng sản tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên
Quy trình thẩm định các dự án đầu tư nói chung tại chi nhánh NHCT tỉnh Thái Nguyên có thể được mô hình hóa qua hình vẽ sau:
Chú giải: Bắt đầu hoặc kết thúc
Thông báo tới khách hàng Thu thập thông tin ban đầu
Xử lý thông tin
Thông báo tới khách hàng
không
có
Đánh giá khách hàng và khoản vay
Duyệt vay không có Đăng ký GD BĐ và lập HSTĐ Tái thẩm định Giải ngân
Quản lý sau khi giải ngân
Thu lãi, phí và nợ gốc
Thanh lý hợp đồng
Quản lý khoản vay có vấn đề
Đi sâu vào phân tích quy trình thẩm định, tôi nhận thấy rằng: Khi tiếp nhận một dự án xin vay vốn trung và dài hạn của DN gửi tới chi nhánh, các cán bộ tín dụng thuộc phòng khách hàng DN sẽ thực hiện theo quy trình tác nghiệp gồm các bước sau:
+ Bước 1: Kiểm tra tính hợp lý và đầy đủ của bộ hồ sơ pháp lý.
• Hồ sơ pháp lý với khách hàng vay vốn lần đầu hoặc có thay đổi.
o Quyết định thành lập
o Quyết định bổ nhiệm Giám đốc, Kế toán trưởng
o Đăng ký kinh doanh
o Điều lệ tổ chức và hoạt động
o Quy chế tổ chức
o Nghị quyết của Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên về việc giao quyền cho Giám đốc ký kết các tài liệu về vay vốn , thế chấp, cầm cố…
o Giấy phép hoặc hạn ngạch xuất nhập khẩu
• Hồ sơ pháp lý của dự án.
o Tổng mức dự toán của dự án
o Quyết định phê duyệt dự án
o Thiết kế kỹ thuật
o Dự kiến tiến độ thực hiện dự án
• Hồ sơ kinh tế.
o Bảng cân đối kế toán
o Báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh
o Báo cáo lưu chuyển tiền tệ
• Hồ sơ vay vốn
o Giấy đề nghị vay vốn
o Dự án dầu tư
o Hợp đồng kinh tế liên quan đến khoản vay
• Hồ sơ đảm bảo tiền vay
o Giấy chứng nhận sở hữu tài sản và các giấy tờ có liên quan
+ Bước 2: Thẩm định khách hàng
• Thẩm định yếu tố phi tài chính: Các yếu tố phi tài chính của DN thường bao gồm: khả năng quản lý, khả năng kinh doanh theo ngành nghề quản lý, kinh nghiệm kinh doanh, quy mô của DN, vị thế và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường…Thông thường, việc đánh giá các yếu tố phi tài chính của DN một cách chính xác là rất khó khăn vì các yếu tố này không thể phân tích định lượng được mà chỉ có thể phân tích định tính.
• Thẩm định khả năng tài chính của khách hàng: Tình hình sản xuất kinh doanh trong những năm gần đây (tối thiểu là 3 năm) có ổn định và hiệu quả không, có khả năng bảo toàn và tăng vốn tự có không, có đủ vốn chủ sở hữu tham gia vào dự án theo quy định của Ngân hàng công thương hay không, tài sản có tính thanh khoản ra sao, hàng hóa vật tư tồn kho, tình hình luân chuyển công nợ, có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn…
Thông thường yếu tố tài chính chiếm tỷ trọng từ 60% đến 70% trong tổng điểm tín dụng mà cán bộ tín dụng chấm cho DN. Chấm điểm tín dụng là căn cứ quan trọng để ngân hàng xếp hạng khách hàng đồng thời là căn cứ để ra các quyết định cho vay với mức cho vay hợp lý, hay là có các chính sách phù hợp với từng nhóm khách hàng…
án, giấy phép xây dựng, giấy phép sử dụng tài nguyên, hợp đồng bảo hiểm, chứng nhận bảo hiểm, hợp đồng mua bán hoặc cho thuê đất của địa phương nơi dự án tiến hành, báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án. Phê duyệt tổng dự toán dự án của cấp có thẩm quyền, hợp đồng mua bán những thiết bị trong nước, hợp đồng nhập khẩu thiết bị, hợp đồng giao thầu xây lắp…
• Thẩm định phương diện thị trường: Khả năng cung cấp các nguyên vật liệu đầu vào cho quá trình sản xuất (điện, nước, nguyên vật liệu…), mức độ ổn định của các yếu tố này trong quá trình sản xuất, khả năng tiêu thụ sản phẩm đầu ra, cách thức tiếp thị quảng bá sản phẩm, quy mô thị trường…
• Thẩm định phương diện kỹ thuật hạ tầng: Đánh giá về công suất của dự án, mức độ phù hợp của công nghệ đã lựa chọn, hay các giải pháp về thiết kế thi công công trình….
• Thẩm định phương diện tổ chức sản xuất và quản lý: Đánh giá lại về hình thức tổ chức quản lý dự án xem đã thực sự hợp lý chưa, liệu có mô hình nào tối ưu hơn không? Cơ cấu – trình độ của đội ngũ nhân lực tham gia dự án: dự án cần tối thiểu bao nhiêu lao động, yêu cầu cụ thể về trình độ của mỗi nhóm nhân lực là như thế nào. Thông thường, với các dự án khai thác khoáng sản thì nhu cầu về lao động phổ thông là tương đối lớn, nhu cầu về nhân lực kỹ thuật tuy ít nhưng lại yêu cầu trình độ cao, quy trình tổ chức sản xuất yêu cầu độ an toàn, chính xác cao và kỷ luật.
• Thẩm định phương diện kinh tế – tài chính:
o Giá trị hiện tại ròng của dự án (NPV):
- Trong đó Bi : khoản thu của dự án ở năm i.
Ci : khoản chi phí của dự án ở năm i. n : số năm hoạt động của dự án. i : tỷ suất chiết khấu được chọn
Chỉ tiêu giá trị hiện tại của thu nhập thuần được xem là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá dự án đầu tư. Dự án đáng giá khi NPV ≥ 0.
o Tỷ suất lợi nhuận vốn đầu tư (RR): chỉ tiêu này phản ánh giá trị hiện tại của thu nhập thuần tính trên 1 đơn vị vốn đầu tư ban đầu. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ vốn đầu tư bỏ ra có hiệu quả.
0 ipv v i I W RR =
Trong đó RRi : là mức sinh lời của vốn đầu tư năm i
Wipv : là lợi nhuận năm I tính chuyển về thời điểm hiện tại .
Iv0 : là vốn đầu tư tại thời điểm dự án bắt đầu hoạt động
o Tỷ suất hoàn vốn nội bộ (IRR): đây là chỉ tiêu cơ bản trong phân tích tài chính dự án.Hệ số hoàn vốn nội bộ là mức lãi suất nếu dùng nó làm tỷ suất chiết khấu để tính chuyển các khoản thu, chi của dự án về mặt bằng thời gian hiện tại thì tổng thu cân bằng với tổng chi. Dự án có hiệu quả khi IRR≥ r giới hạn. ) ( 2 1 2 1 1 1 r r NPV NPV NPV r IRR − + + = Trong đó r2 > r1 và r2 – r1 ≤ 5% NPV1 >0 gần 0; NPV2 < 0 gần 0
Chỉ tiêu này phản ánh mức độ hấp dẫn của các dự án đầu tư, và là căn cứ để ngân hàng xếp hạng các dự án.
o Điểm hòa vốn của dự án (BEP): đối với các dự án khai thác khóng sản thì điểm hòa vốn chính là điểm sản lượng sản xuất hoặc khai thác mà doanh thu vừa đủ trang trải các khoản chi phí bỏ ra.
Trong đó f : tổng định phí cả đời dự án p : giá bán 1 sản phẩm
v : chi phí khả biến cho 1 sản phẩm
o Thời hạn thu hồi vốn đầu tư (T): là khoảng thời gian cần thiết mà dự án hoạt động để thu hồi đủ số vốn đầu tư. Thông thường các dự án đầu tư khai thác khoáng sản sử dụng phương pháp cộng dồn.
≥ IVo
Trong đó W : lợi nhuận thuần hàng năm D : mức khấu hao hàng năm.
• Thẩm định biện pháp đảm bảo tiền vay của dự án
Kết hợp giữa lý thuyết và thực tế tôi nhận thấy rằng: Quy trình tác nghiệp