CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC:

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý sau nhượng quyền thương mại ở Công ty Siêu thị Hà Nội trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 48)

G II PH PT N CẢ ÁĂ ƯỜN Q UN LÝ SAU N HẢ ƯỢN QUY NỀ

3.1. CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC:

3.1.1. Cơ hội:

Người tiêu dùng Việt Nam ngày càng có thói quen đi mua sắm ở siêu thị, cửa hàng tiện ích. Theo dự báo, kênh phân phối siêu thị, cửa hàng tiện ích sẽ chiếm 30 - 40% thị phần vào năm 2010 và 60% vào năm 2020.

Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng GDP rất tốt trong các năm qua, năm 2007 đạt mức 8,4%, và hiện nay được đánh giá là nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh thứ hai Châu Á. Với thị trường bán lẻ trị giá 37 tỉ USD mỗi năm, Việt Nam hiện đứng vị trí thứ tư thế giới về cơ hội bán lẻ hấp dẫn sau Ấn Độ, Nga và Trung Quốc. Với tốc độ tăng trưởng 20%/năm, nhóm chi tiêu tiêu dùng lớn nhất đang ở tuổi 22 - 55, chiếm tới 70,29% dân số Việt Nam. Chi tiêu tiêu dùng tại Việt Nam dự kiến đạt 53 tỉ USD vào năm 2010.

Nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng với tốc độ cao và ổn định, thu nhập và nhu cầu mua sắm của người dân tăng dần… là cơ hội cho ngành công nghiệp bán lẻ Việt Nam phát triển nhanh chóng.

Báo cáo phân tích về thị trường bán lẻ Việt Nam của nhiều hãng nghiên cứu thì đều có chung nhận định rằng thị trường bán lẻ Việt Nam đang và sẽ tăng trưởng nhanh hơn bất kỳ nền kinh tế nào trên thế giới, ngoại trừ Trung Quốc và Ấn Độ. Cơ sở hạ tầng cho thị trường bán lẻ tại Việt Nam đang trải qua giai đoạn chuyển đổi nhanh từ năm 2007 đến năm 2010. Điều này cũng đồng nghĩa với việc lĩnh vực bán lẻ ở Việt Nam sẽ thu hút những làn sóng đầu tư cả trong nước và đầu tư của nước ngoài và từ đó sẽ hình thành ngày càng nhiều trung tâm thương mại và mua sắm hiện đại. Thị trường bán lẻ Việt Nam đã và đang thu hút nhiều tập đoàn bán lẻ lớn như

Metro Cash & Carry (Đức), Parkson (Malaysia), Big C (Pháp), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc).

Việc tăng tốc đầu tư của các doanh nghiệp trong và ngoài nước đã góp phần làm thị trường phân phối, bán lẻ của Việt Nam thêm đa dạng, chuyên nghiệp, tạo ra nhiều kênh phân phối cho người tiêu dùng lựa chọn…

Với những dẫn chứng nêu trên, chắc chắn Việt Nam sẽ là một địa điểm phát triển bán lẻ lớn trong thời gian tới. Cơ cấu bán lẻ tại Việt Nam sẽ có sự thay đổi lớn trong những năm sắp tới với sự phát triển nhanh chóng.

Theo một khảo sát về hành vi tiêu dùng của người Việt Nam được tiến hành vào tháng 4/2006, người tiêu dùng hiện nay cân nhắc kỹ trong việc chọn một nơi mua phù hợp. Về kênh bán lẻ, các siêu thị, cửa hàng chuyên doanh, đại lý trở thành các kênh phân phối được đa số người tiêu dùng lựa chọn.

Như vậy có thể nói rằng triển vọng của ngành bán lẻ của Việt Nam là rất lớn cho dù vấn đề cạnh tranh sẽ ngày càng gay gắt.

3.1.2. Thách thức:

Trong 03 năm gần đây, thị trường bán lẻ Việt Nam thường xuyên đạt mức tăng trưởng trên 20%. Tốc độ phát triển khá nhanh của thị trường bán lẻ trong nước đang hấp dẫn các tập đoàn phân phối đa quốc gia.

Hiện nay, nhiều tập đoàn phân phối lớn đã có mặt tại Việt Nam như Metro Cash & Carry (Đức), Bourbon (Pháp), Parkson thuộc tập đoàn Lion (Malaysia), Zen Plaza (Nhật Bản), Diamond Plaza (Hàn Quốc)...

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện đã có thêm nhiều tập đoàn đa quốc gia khác bộc lộ ý định xâm nhập thị trường Việt Nam, như Wal-Mart (Hoa Kỳ), Carefour (Pháp) và Tesco (Anh), cùng nhiều tập đoàn châu Á như Dairy Farm (Hồng Kông) và South Asia Investment (Singapore).

Trong khi phần lớn nhà bán lẻ trong nước là doanh nghiệp vừa và nhỏ, vốn ít và kinh nghiệm kinh doanh hạn chế, những nhà đầu tư “ngoại” vào Việt Nam hầu hết

là các thương hiệu mang tầm quốc tế, hơn hẳn đối thủ cả bề dày kinh nghiệm, lẫn tiềm lực tài chính.

Đáng chú ý, ngày 01/01/2009, Việt Nam sẽ chính thức thực hiện cam kết cho phép doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài được hoạt động. Điều này sẽ có tác động lớn đối với sự phát triển hệ thống phân phối hiện đại, đặc biệt là ở các thành phố lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh. Đây sẽ là một thuận lợi rất lớn cho các doanh nghiệp bán lẻ nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam. Nhưng đây sẽ là một thách thức to lớn đối với các doanh nghiệp bán lẻ trong nước. Làm sao để từ giờ đến ngày 01/01/2009 có thể phát triển được một mạng lưới kinh doanh tầm cỡ, có khả năng cạnh tranh trước sự xâm nhập ồ ạt của các doanh nghiệp nước ngoài?

Trước những cơ hội và thách thức này, Tổng Công ty Thương mại Hà Nội cũng như Công ty Siêu thị Hà Nội đã xác định rằng Công ty cần phải tập trung phát triển Chuỗi siêu thị, cửa hàng tiện ích Hapro Mart bằng phương thức nhượng quyền thương mại. Tuy nhiên, vấn đề nào cũng có tính hai mặt, nhượng quyền thương mại sẽ giúp Công ty phát triển nhanh chóng nhưng nếu không quản lý cẩn thận, chặt chẽ thì sẽ đem lại những hậu quả không lường, có thể dẫn đến việc sụp đổ của toàn chuỗi.

3.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA CÔNG TY VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI:

3.2.1. Mục tiêu:

3.2.1.1. Mục tiêu dài hạn:

Công ty Siêu thị Hà Nội là đơn vị kinh tế trực thuộc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội nên các hoạt động của Công ty cũng nhằm mục đích thực hiện các mục tiêu, định hướng của Tổng Công ty.

Mục tiêu phát triển tới năm 2010 và những năm tiếp theo:

Trở thành tập đoàn kinh tế mạnh trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, thương mại nội địa, đầu tư phát triển hạ tầng thương mại và dịch vụ.

Một số chỉ tiêu cơ bản Cho năm 2010 Cho năm 2020

Tổng doanh thu (tỷ đồng) 15.000 30.000

Kinh ngạch XNK (triệu USD) 300 1.000

Thị trường nước ngoài (nước/ vùng) trên 60 80

Thị trường Hà Nội (địa điểm) 400 1.000

Vốn (tỷ đồng) 2.000 7.500

Lao động (người) 15.000 45.000

Nguồn: Chương trình phát triển và nâng cao hiệu quả SX – KD nhiệm kỳ 2005 – 2010

Xây dựng Tổng Công ty hướng tới một tập đoàn kinh tế đa ngành có tiềm lực mạnh về tài chính, nguồn nhân lực, hệ thống phân phối, có thương hiệu mạnh với phạm vi kinh doanh mở rộng ra khu vực và thế giới, đạt hiệu quả kinh doanh cao, có sức cạnh tranh cao ngang tầm với các tập đoàn kinh tế trong khu vực Đông Nam Á vào năm 2020.

Tổng Công ty kinh doanh đa ngành trong các lĩnh vực thương mại, dịch vụ và sản xuất trong đó trọng tâm là các hoạt động thương mại với xuất nhập khẩu là mũi nhọn. Ưu tiên đầu tư vào các hoạt động kinh doanh bán buôn, bán lẻ và xuất nhập khẩu đồng thời tiến hành đầu tư và hợp tác trong các ngành dịch vụ và sản xuất khác có vai trò hỗ trợ sự phát triển chung của Tổng Công ty mang lại lợi nhuận cao. Khai thác tiềm năng và lợi nhuận kinh doanh không chỉ tại Hà Nội mà mở rộng ra các thị trường khác đặc biệt là khu vực Bắc Bộ. Xúc tiến giao lưu hàng hóa với các thị trường trong và ngoài nước.

Tái cơ cấu, quy hoạch, đầu tư nâng cấp và đầu tư mới cơ sở hạ tầng Thương mại tại Hà Nội như các trung tâm thương mại, siêu thị lớn, các cửa hàng tự chọn, cửa hàng chuyên doanh, tuyến phố thương mại, phố ẩm thực v.v... theo hướng hiện đại, hiệu quả và văn minh làm căn cứ địa vững chắc cho Tổng Công ty trong quá trình phát triển sản xuất kinh doanh tiến ra thị trường thế giới.

Mục tiêu phát triển năm 2008 của Công ty Siêu thị Hà Nội:

Doanh thu 300 tỷ đồng, tăng 94,8% so với thực hiện của năm 2007. Kim ngạch nhập khẩu: 312.500 USD.

Thu nhập bình quân: 1,9 triệu đồng/ người/ tháng, tăng 13% so với năm 2007. Triển khai thêm 15 siêu thị, 50 cửa hàng tiện ích và 200 cửa hàng nhượng quyền. Tiến hành tin học hóa, góp phần đẩy mạnh chương trình Tổng Công ty điện tử (E – Hapro).

Liên kết với các Công ty trực thuộc khác và các Công ty thành viên của Tổng Công ty Thương mại để phát triển thị trường nội bộ và thị trường trong nước.

Thực hiện thành lập Công ty Cổ phần Siêu thị Hapro trên cơ sở Công ty Siêu thị Hà Nội

3.2.2. Giải pháp:

3.2.2.1. Phương án đầu tư, giải pháp, điều kiện huy động vốn cho các điểm Siêu thị và cửa hàng tiện ích do Công ty trực tiếp đầu tư và quản lý.

a. Phương án đầu tư:

- Thuê mặt bằng có sẵn để đầu tư nâng cấp, cải tạo cho phù hợp với chức năng kinh doanh siêu thị.

- Đầu tư trang thiết bị phục vụ kinh doanh theo bộ quy chuẩn thiết bị và hình ảnh nhận diện của Hapro Mart.

b. Giải pháp thực hiện và điều kiện huy động vốn:

- Sau khi có mặt bằng sẽ triển khai song song công tác thi công cải tạo và lập báo cáo kinh tế kỹ thuật của dự án.

- Thời gian thi công và hoàn thiện hồ sơ pháp lý của 01 dự án phấn đấu với siêu thị là 45 ngày, với cửa hàng tiện ích là 25 ngày.

- Tổng mức đầu tư tối đa khoảng 4 tỷ đồng trong đó vốn tự có chiếm 30% còn lại là vốn vay thương mại chiếm 70%.

- Quy trình thực hiện dự án tuân thủ theo đúng các quy định của Nhà nước về Quản lý đầu tư xây dựng công trình.

3.2.2.2. Phương án đầu tư, giải pháp, điều kiện huy động vốn cho các điểm Siêu thị và cửa hàng tiện ích theo hình thức nhượng quyền thương mại:

a. Phương án đầu tư theo hình thức nhượng quyền thương mại:

- Đối tác nhận Nhượng quyền thương mại tự đầu tư và lắp đặt trang thiết bị cho siêu thị và cửa hàng tiện ích theo từng quy mô và phụ thuộc vào cơ cấu ngành hàng và diện tích kinh doanh cụ thể:

Quy mô siêu thị có diện tích trên 500 m2: tổng đầu tư > 1,5 tỷ đồng.

Quy mô cửa hàng tiện ích có diện tích 500 m2: tổng đầu tư sẽ trong phạm vi từ 150 triệu – 1,5 tỷ đồng.

- Công ty cung cấp hàng hoá theo:

Quy mô siêu thị có diện tích 500 m2: Tổng đầu tư về hàng hoá > 1,8 tỷ đồng.

Quy mô cửa hàng tiện ích có diện tích dưới 500 m2: tổng đầu tư về hàng hoá sẽ trong phạm vi từ 300 triệu - 1,8 tỷ đồng.

- Tư vấn, giám sát, hỗ trợ về kỹ thuật để đối tác nhận nhượng quyền thực hiện đầu tư theo đúng quy chuẩn thiết bị và hình ảnh nhận diện của Hapro Mart.

b. Giải pháp thực hiện và điều kiện huy động vốn của các điểm theo hình thức nhượng quyền thương mại được tiến hành và tuân thủ theo những quy định như sau:

- Về thủ tục pháp lý: Hợp đồng nhượng quyền thương mại Hapro Mart đã được tổng Công ty đăng ký với các cơ quan quản lý có liên quan và chính thức được áp dụng từ tháng 01 năm 2008.

- Biểu giá về nhượng quyền thương mại đã được lãnh đạo tổng Công ty phê duyệt.

Khảo sát – Đàm phán với đối tác – Ký kết hợp đồng nhượng quyền thương mại: từ 10 đến 15 ngày.

Triển khai thực hiện các hạng mục Đầu tư – Đào tạo – Khai trương: từ 15 đến 20 ngày.

- Hàng hoá cung cấp cho các điểm nhận nhượng quyền thương mại trên cơ sở:

Bộ danh mục hàng hoá chuẩn được Công ty và đối tác nhận nhượng quyền thương mại xây dựng phù hợp với đặc điểm, quy mô đầu tư của từng Siêu thị/cửa hàng tiện ích.

Đơn giá hàng hoá trên bộ danh mục hàng chuẩn được xây dựng mức giá cạnh tranh, nhằm đảm bảo mục tiêu 100% đối tác nhận nhượng quyền thương mại chấp nhận hàng theo bộ danh mục hàng chuẩn:

- Công nghệ thông tin: Sẽ đàm phán với nhà cung cấp phần mềm để có đơn giá dưới 20 triệu đồng áp dụng cho các cửa hàng tiện ích có diện tích < 100 m2.

- Quy chuẩn thiết bị và nhận diện của hệ thống siêu thị Hapro Mart: Công ty đã xây dựng một bộ quy trình chuẩn về thiết bị và nhận diện gồm: Giá kệ các loại dành cho hàng hoá thông thường, kệ sát tường, kệ chuyên dụng cho các mặt hàng rau củ quả, kệ hoa, kệ quần áo; các ụ bánh mỳ, ụ bán buôn và ụ dành cho hàng khuyến mại; quầy tính tiền; tủ rượu, tủ để đồ; xe đẩy hàng;

3.3. KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ SAU NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI CỦA CÔNG TY SIÊU THỊ HÀ NỘI 3.3.1. Kiến nghị đối với các cơ quan quản lý Nhà nước:

Một trong những vấn đề nổi cộm khiến các doanh nghiệp gặp khó khăn trong vấn đề nhượng và nhận nhượng quyền thương mại là sự chồng chéo giữa các văn bản luật. Để có thể giúp cho nhượng quyền thương mại phát triển mạnh mẽ ở Việt Nam

trong thời gian tới, một điều kiện tiên quyết là các văn bản luật phải hoàn chỉnh và thống nhất hơn.

Mặt khác, Quốc hội và Chính phủ cũng cần nhanh chóng hoàn chỉnh các vấn đề liên quan trong luật, đặc biệt là cần có sự hướng dẫn cụ thể để các doanh nghiệp tiện thực hiện, đảm bảo quyền lợi cho cả bên nhượng và bên nhận nhượng quyền thương mại. Nhất là khi Việt Nam đã gia nhập WTO, thì vấn đề này càng trở nên cấp bách. Một mặt, điều đó giúp cho luật pháp Việt Nam tiến một bước gần hơn với luật pháp quốc tế, tạo niềm tin với các nhà đầu tư. Mặt khác điều đó cũng hạn chế các doanh nghiệp nước ngoài lợi dụng kẽ hở của luật pháp để chèn ép các doanh nghiệp trong nước.

Tóm lại, việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật về nhượng quyền thương mại nói riêng cũng như về thương mại quốc tế nói chung là rất cần thiết trong hoàn cảnh hiện nay.

3.3.2 Kiến nghị đối với ngành:

Từ những phân tích về cơ hội và nguy cơ trên, ta có thể thấy rằng việc nhanh chóng phát triển mạng lưới bán lẻ nội địa để tạo một nền móng vững chắc trong lòng người tiêu dùng trước khi Việt Nam chính thức thực hiện cam kết cho phép doanh nghiệp phân phối 100% vốn nước ngoài được hoạt động tại Việt Nam từ ngày 01/01/2009 là một vấn đề hết sức cấp bách. Một trong những giải pháp được xem là hữu hiệu nhất trong giai đoạn này là nhượng quyền thương mại. Do đó, để giúp đỡ các nhà bán lẻ trong nước phát triển mạng lưới theo phương thức nhượng quyền thương mại, ngành bán lẻ nên:

- Thường xuyên mở các lớp tập huấn, các hội thảo chuyên đề về bán lẻ nói chung cũng như nhượng quyền thương mại trong ngành bán lẻ nói riêng. - Tích cực tổ chức các hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước để giới thiệu

các hệ thống nhượng quyền thương mại nội địa với các doanh nghiệp, doanh nhân nhằm giúp các Công ty trong ngành tìm kiếm đối tác nhận nhượng quyền thương mại.

- Giúp đỡ các Công ty về mặt thủ tục hành chính pháp lý. Đảm bảo thủ tục được tiến hành nhanh chóng, tránh gây lãng phí thời gian và bỏ lỡ cơ hội kinh doanh.

3.3.3. Kiến nghị đối với Công ty:

3.3.3.1. Cơ sở pháp lý:

Một trong những văn bản pháp lý quan trọng dối với hoạt động nhượng quyền thương mại là hợp đồng nhượng quyền thương mại. Mặc dù Công ty đã có hợp đồng chuẩn nhưng tùy từng đối tác và tùy từng hoàn cảnh mà có sự chỉnh sửa cho phù hợp. Tuy nhiên, Công ty cần nắm bắt một số đặc điểm quan trọng sau đây trong hợp đồng nhượng quyền thương mại:

a. Đối tác ký hợp đồng:

Công ty cần nắm rõ đối tác tham gia ký hợp đồng nhận nhượng quyền thương mại là ai: Công ty, tập đoàn hay chỉ là một các nhân riêng lẻ. Nếu là một tập đoàn thì

Một phần của tài liệu Hoạt động quản lý sau nhượng quyền thương mại ở Công ty Siêu thị Hà Nội trong những năm gần đây - Thực trạng và giải pháp (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(125 trang)
w