TỔNG THUẬT MỘT VÀI Ý KIẾN VỀ CON NGƯỜI, THƠ VĂN TRẠNG BÙNG PHÙNG KHẮC KHOAN

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập (Trang 59 - 65)

TRẠNG BÙNG PHÙNG KHẮC KHOAN

Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan đã để lại cho hậu thế một sự nghiệp hiển vinh về tài kinh bang tế thế, bang giao hữu nghị, một khối lượng tác phẩm văn

chương đáng nói ở đời. Ngay khi còn sống ông đã được rất nhiều người ngợi ca kính nể. những mỹ từ tặng riêng cho con người ông, thơ văn ông quả không ít chút nào. Từ những bậc danh cao trọng vọng trong nước như thánh Quát thần Siêu, Lê Quý Đôn, Phan Huy Chú, những bậc đồng liêu như Đỗ Uông, Văn Giai đén những vị sứ nước ngoai như Trương Vị (nhà Minh), Lý Chi Phong (Triều Tiên). Ngay cả ông vua Thần Tông Vạn Lịch cũng không ngớt lời khen ngợi. Việc tổng thuật một vài ý kiến đánh giá về Phùng Khắc Khoan của một học giả xưa và nay sẽ thực sự giúp cho chúng ta hiểu hơn về ông về những gì Trạng Bùng từng cống hiến cho quê hương đất nước, về vị trí của ông trong triều đình quan lại, trong làng thơ văn trung đại bấy giờ.

Ngay từ bé Phùng Khắc Khoan đã tỏ ra mình là một người thông, nhanh trí, đĩnh đạc, nổi tiếng hay thơ hiếu học. Lớn lên một chút thì theo học Trạng Trình và trở hành một trong số học trò Bỉnh Khiêm yêu quý nhất. Vũ Khâm Lân trong bài phả kí về Nguyễn Văn Đạt (Tức Nguyễn Bỉnh Khiêm) đã từng ghi “ Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều học trò nhưng chỉ có Phùng Khắc Khoan, Lương Hữu Chánh, Nguyễn Dữ và Bùi Thị Cử là giỏi hơn cả”. Phùng Khắc Khoan học giỏi lại tinh thông thuật số, từng đỗ đầu khoa thi Hương lần thứ hai năm Đinh Tỵ (1557).Về sau có đỗ Hoàng giáp Tiến sĩ nhưng người đời vì kính phục con người tài hoa đức độ này nên cứ tôn xưng ông là Trạng- một Trạng Bùng đáng kính.

Trong sự nghiệp Trung hưng Phùng Khắc Khoan luôn khẳng định được hoài bão, tố chí của mình, khao khát được dốc tài dốc sức cùng kẻ sĩ bấy giờ chung tay khôi phục, xây dựng lại nhà Lê đang suy bi đổ nát ông từng được Trịnh Kiểm khen “một nhân tài như Phùng Khắc khoan khônng cầu mà gặp, thực là trời đã đưa đến cho ta, nếu gặp trước đây vài năm, công cuộc Trung hưng có lẽ xong sớm được vài năm vậy” (Bùi Duy Tân, Sdd) và thưòng ví ông như là Trương Tử Phòng. Ông không những được người bạn đồng liêu ngợi ca kính nể mà còn khiến cho rất

nhiều học giả đời sau thán phục. Đỗ Uông trong bài Tựa viết cho tập Mai lĩnh xứ hoa thi tập của Phùng Khắc Khoan đã khen Trạng Bùng là người “làm trọn vẹn được mệnh vua làm nổi bật được oai nước… làm hồn hậu dân sinh, thọ quốc mạch” (Bùi Duy Tân Sdd). Nhà bác học Lê Quý Đôn cũng viết “Phùng Khắc Khoan phụng mệnh đi sứ, tuổi đã ngoài 70…Biện bạch quang minh chính đại, đạo đạt được mệnh lệnh của vua, làm mạnh mẽ được thể chế trong nước… như thế chả phải là được linh khí của núi sông giúp đỡ đấy ư” (Lê Quý Đôn, Kiến văn tiểu lục, bản dịch, tr 276-277,NXBKHXH). Phan HUy Chú thì nhận xét “ông là người cương quyết sáng suốt, có tài, cái gì cũng biết được chỗ cốt yếu” (Bùi Duy Tân, Sdd, tr 35). Trịnh Tùng kính trọng Phùng Khắc Khoan luôn gọi ông là Phùng tiên sinh, “người trong nước đều gọi là Trạng Nguyên vì kính mến tài năng của cụ

(Phan Huy Chú, Lịch triều hiến chương loại chí, NXB….bản dịch tập1-tr213). Phạm Đình Hổ thường nói Phùng Khắc Khoan “là một con người hành động, đạo lí trong thơ văn Phùng Khắc Lhoan là đạo lí hành động” và ông coi mỗi mhành phù Lê diệt Mạc của Trạng Bùng là hành động “ty trọc đãi thanh” (nghĩa là biết tránh triều đại đại bất nghĩa, đón triều đại đại nghĩa” ( dẫn theo Đinh Gia Khánh, sdd, tr 468). Bao nhiêu người đặt bút ghi bia sự nghiệp sáng tác của ông từ kính nể trân trọng và sưu tầm, tuyển chọn, sắp xếp thơ văn ông. Đó là con người “vốn có tài hào kiệt, đĩnh đạc vào bậc tướng văn tướng võ, là nhân vật đệ nhất trong nước” (Đỗ Uông), là ngưới có tài “văn chương lừng đất Bắc, chính sự vững trời Nam” (Cao Bá Quát) [dẫn theo Bùi Duy Tân, tr 51].

Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan không chỉ nổi tiếng ở trong nước được nhân dân ta yêu quý, tôn thờ mà còn được cả nhân dân, sứ thần nước bạn kính nể trân trọng. mang trong mình trọng trách đi sứ, Phùng Khắc Khoan vừa giới thiệu cho moi người về nét đẹp văn hoá của dân tộc Việt Nam vừa xây dựng mối giao hảo đẹp đẽ kết được tình bạn thâm sâu giữa các dân tộc. Ông đi tới đâu người dân

Trung Hoa cũng gọi là bậc lão thành. Với 35 bài thơ ông chúc thọ Minh Thần Tông, Phùng Khắc Khoan đã được chính Thiên hoàng đế ngự bút phê: “người hiền tài thời nào mà không có, Trẫm xem tập thơ này đủ thấy rõ tấm lòng trung khổ của Phùng Khắc Khoan, thật đáng khen ngợi lắm” (Bùi Duy Tân, Theo dòng khảo luận văn học trung đại Vịêt Nam, sdd, tr226).Nhà vua đã lập tức cho khắc 35 bài thơ này thành bản in để lưu hành trong thiên hạ. Có thể xem đây là tập thơ đi sứ đầu tiên của nước ta được khắc in trên đất nước Trung Hoa. Với phong thái đĩnh đạc cốt cách của một sứ thần tài hoa Phùng Khắc Khoan để lại ấn tượng vô cùng sâu sắc trong lòng quan đại thần Trung Hoa, Triều Tiên bấy giờ đặc biệt là Lý Toái Quang. Lý Toái Quang là sứ thần Triều Tiên tự Nhận Khanh, hiệu Chu Phong, ông học rộng đỗ đạt cao lại là một nhà thực học đại tài. Trong thời gian đi sứ ở Yên Kinh (tức Bắc Kinh bây giờ) ông đã gặp Phùng Khắc Khoan. Cuộc tao ngộ giữa hai tâm hồn rộng lớn, ham học hỏi ấy đã tạo nên một tình bạn tri âm tri kỉ, là đề tài cho cả một trùm thơ thù xướng tiễn biệt giữa hai đại thần chánh sứ. Cả 9 bài xướng hoạ của Lý Chi Phong, Phùng Khắc Khoan đều có 9 bài hoạ lại. Cảm phục yêu mến Trạng Bùng chính Lí Chi Phong là người đã viết bài tựa cho tập thơ

Vạn thọ thánh tiết của Trạng Bùng. Ông không những am hiểu lề lối phong tục của Việt Nam mà còn rất ham học hỏi, thơ Lý Toái Quang bộc lộ rõ niềm tâm phục nể trọng, và ở đó hình ảnh Phùng Khắc Khoan hiện rõ lên từ vóc dáng phong cách đến đức độ, học vấn tài năng. Ông viết “sứ thần họ Phùng, tên là Khắc Khoan, tự hiệu là Nghị Trai, tuổi ngoài 70 hình dáng lạ lùng, răng nhuộm đen, tóc vấn thành búi, áo dài, ống tay rộng, khăn đội lên đầu thì lấy cả khổ vải đen chùm lên đầu, như dáng khăn ông sư để một nửa rủ về đằng sau, xuống quá vai. Ông Phùng người tuy già sức còn khoẻ, thường đọc sách viết sách luôn” và nhận xét về những bài thơ mừng tiết vạn thọ của Phùng Khắc Khoan “tập thơ ấy lời lẽ du dương ý tứ hồn hậu, khác gì nhả ngọc phun châu, âm điệu ròn rã như tiếng vàng tiếng ngọc. Đó chẳng phải như người ta gọi dị nhân hay sao?... tôi sinh ra ở

phương Đông được tiếp chuyện ông, xem văn từ của ông, giật mình hoảng hốt như cưỡi xe mây, thần hồn nhởn nhơ nơi biển lửa, đâu dám thoái thác từ chối viết tựa cho thơ ông” (Bùi Duy Tân, Theo dòng khảo luận văn học TĐVN, sdd, tr 278). Thế đủ biết ở nơi đâu, ở vị trí nào Phùng Khắc Khoan cũng hiện diện lên với tầm vóc lớn lao, khí phách phi thường ắp đầy tấm lòng kiên trinh nghị lực.

Các học giả đương đại ngày nay cũng bỏ ra rất nhiều công sức để khảo cứu thơ văn Trạng Bùng như Trần Văn Giáp, Bùi Văn Nguyên, Trần Lê Sáng, Bùi Duy Tân, Ngọc Liễn… trong số các học giả ấy đóng góp lớn nhất phải kể đến Giáo sư Bùi Duy Tân cùng các đồng nghiệp của mình, Giáo sư Đinh Gia Khánh, Trần Lê Sáng… Sự khảo sát tỉ mỉ về gia thế, giai thoại, về toàn bộ hệ thống văn bản chữ Hán, cũng như chữ Nôm của Giáo sư Bùi Duy Tân đã giải đáp được nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu về văn học Trung đại Việt Nam nói chung và về Phùng Khắc Khoan nói riêng. Nói về Phùng Khắc Khoan Giáo sư dành cho ông sự kính nể tôn thờ, với những ngôn từ đẹp nhất “Phùng Khắc Khoan xứng đáng là sứ thần hiển vinh bậc nhất trong lịch sử bang giao nước ta thời Trung đại” và “cái hay cái đẹp trong thơ ông chủ yếu là hệ quy chiếu của tinh thần nhân bản, nhập thế truyền thống. Từ đó, niềm ưu ái trong thơ ông, cũng như nhiều thi nhân đất Việt mãi mãi là tấm lòng son, khả kính ngàn đời” (Bùi Duy Tân, sdd). Trần Lê Văn thì luôn tin “vẻ mặt ông còn tạc, còn in vào cổ tích ca dao, cây đa bóng mát”. Giáo sư Đinh Gia Khánh thì gọi ông là “một nhân cách không chịu nổi chìm theo thế nhân” .

TIỂU KẾT

Phùng Khắc Khoan là một trong những đại biểu nổi bật của xu hướng đạo lý trong văn học. Thơ văn của ông lúc nào cũng thấp thoáng một niền tin vào tương lai tươi sáng. Niềm tin ấy xuất phát từ một quan điểm sống tích cực về chí làm trai nhưng không phải không có phần hạn chế. “ Thời Lê Trung Hưng chính là cái thời mà văn học đang trên đà xơ cứng hoá, công thúc hoá của lối văn chưong khoa cử, nghiệp trường ốc” (Phan Thị Thu Hiền, sđd). Thơ chữ Hán thời này có xu hướng đi vào sính điển, nệ cổ, chuộng cách khiến cho ngôn từ phần nào trở nên khó hiểu không còn mang sức thuần hậu, giản dị như ở thời Trần. Thế nhưng thơ chữ Hán của Phùng Khắc Khoan vẫn là một hồn thơ đôn hậu, thuần phác và rất mực thước đạo mạo. Chúng ta không phủ nhận đi chút công thức sáo mòn trong đó nhưng cái giá trị đáng nói chính là “ý chí phấn đấu không mệt mỏi để thực hiện lý tưởng “trí quân trạch dân” của kẻ sĩ đại phu thời loạn” (Đinh Gia Khánh, sđđ, tr464). Có thể nói “thi dĩ ngôn chí” là quan niệm chủ yếu nếu không nói là duy nhất chủ đạo xuyên suốt trong các sáng tác thơ của ông. Sống trong thời buổi loạn lạc suy vi, anh hùng tranh cướp nhau tán loạn mà ông vẫn nuôi trong mình một niềm tin lạc quan vào thời thế, ấp ủ hoài bão tích cực để rồi khi có cơ hội đã dốc hết tâm trí trong sự nghiệp Trung hưng, trở thành một nội luỹ công thần vang danh như vậy. Hoàn cảnh xã hội và tâm lý thời đại, tâm lý của sĩ phu đã phần nào chi phối trong

tư tưởng của ông. Tất nhiên Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan vẫn chưa thể vượt ra khỏi ý thức, khuôn khổ đạo lý nhưng giá trị lớn nhất trong thơ văn của ông chính là ở chỗ “tuyên dương một quan niệm sống tích cực chủ yếu góp phần xây dựng phẩm chất nhân ái trong văn hoá dân tộc”, rèn luyện ý chí, tu dưỡng đạo đức cho kẻ sĩ về sau. Phùng Khắc Khoan quả thức xứng đáng với nhiều mĩ từ, với sự ngưỡng mộ tôn thờ của người đời dành cho ông.

Một phần của tài liệu Khảo sát ngôn ngữ thơ Phùng Khắc Khoan qua 88 bài thơ trong Ngôn chí thi tập (Trang 59 - 65)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w