Những nguyên nhân khách quan

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 61 - 64)

2. Ngành chế tạo công nghệ thấp sử dụng nhiều lao động và sản xuất các

1.5.1.2. Những nguyên nhân khách quan

đoạn 2003 - 2005 làm tăng nhu cầu nhập khẩu hàng hoá của các khu vực và quốc gia trên thế giới. Trong bối cảnh năng lực cạnh tranh của hàng xuất khẩu của ta chưa cao, cơ cấu hàng xuất khẩu chưa đa dạng thì đây thực sự là một cơ hội tốt để đẩy mạnh xuất khẩu và điều này có thể thấy khá rõ thông qua sự biến thiên của tốc độ tăng trưởng xuất khẩu. Trong giai đoạn 2001 – 2002, khi tăng trưởng của nền kinh tế thế giới chững lại do ảnh hưởng của nhiều yếu tố như sự kiện 11/09, đại dịch SARS, chiến tranh Irắc, Ápganixtan... tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam chỉ đạt khoảng 7,4%/năm. Bước sang giai đoạn 2003-2005 nền kinh tế thế giới đã bắt đầu tăng trưởng và phát triển sôi động trở lại, xuất khẩu của Việt Nam đã đạt mức tăng trưởng bình quân 24,7%/năm.

Thứ hai, giá cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường thế giới tăng cao. Sự biến động về giá của các loại hàng hoá trên thị trường thế giới, đặc biệt là sự tăng lên trong giá xuất khẩu của một số mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của Việt Nam trong nhóm hàng nông sản và nhiên liệu, khoáng sản như gạo, hạt tiêu, cao su, dầu thô, than đá... đã góp phần nâng cao kim ngạch xuất khẩu cho hàng hoá của Việt Nam trong giai đoạn 2001-2006.

1.5.2. Nguyên nhân của những hạn chế

1.5.2.1. Những nguyên nhân chủ quan

Thứ nhất, đầu tư xã hội cho sản xuất hàng xuất khẩu nhìn chung vẫn còn thấp, ảnh hưởng đến khả năng gia tăng qui mô sản xuất và xuất khẩu. Bên cạnh đó, hiệu quả đầu tư chưa cao, đầu tư còn dàn trải, chưa có những dự án đầu tư quy mô lớn nhằm tập trung khai thác tiềm năng xuất khẩu, khiến cơ cấu sản xuất và xuất khẩu chậm được đổi theo hướng tích cực.

xuất khẩu thời gian qua xuất phát từ sự thiếu chuẩn bị của cả phía các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp. Các cơ quan quản lý nhà nước chưa thực hiện tốt công tác phổ biến, hướng dẫn và chuẩn bị điều kiện để đón những cơ hội về thị trường xuất khẩu do các hiệp định, thoả thuận hợp tác thương mại đem lại, trong khi đó các doanh nghiệp lại mang nặng tư tưởng trông chờ vào những hướng dẫn, hỗ trợ của nhà nước.

Thứ ba, năng lực dự báo, nhận biết các chính sách, thay đổi trên thị trường quốc tế của các cơ quan quản lý, hoạch định chính sách còn hạn chế, trong khi khả năng thích ứng với bối cảnh mới của thị trường thế giới (rào cản thương mại và phi thương mại ngày càng gia tăng, xu hướng hình thành các RTA và FTA trở nên phổ biến làm thay đổi chính sách và luồng thương mại…) của các doanh nghiệp xuất khẩu còn yếu dẫn đến xuất khẩu một số mặt hàng gặp khó khăn (xe đạp, thủy sản…).

Thứ tư, kết cấu hạ tầng quan trọng phục vụ hoạt động xuất khẩu như cảng biển, sân bay, đường giao thông, kho ngoại quan... còn thiếu, hoặc đã có nhưng năng lực hoạt động thấp, nhiều dịch vụ cơ bản hỗ trợ xuất khẩu như điện, nước, thông tin liên lạc, dịch vụ hậu cần... vẫn mang tính độc quyền cao, tính cạnh tranh kém hoặc khả năng cung cấp dịch vụ còn yếu đã đội chi phí giao dịch của doanh nghiệp, làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và hàng xuất khẩu.

1.5.2.2. Những nguyên nhân khách quan

Thứ nhất, nếu như tăng trưởng kinh tế cao góp phần tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam thì các bất ổn về kinh tế, chính trị, xã hội trên thị trường thế giới lại đem đến cho xuất khẩu Việt Nam những tác động ngược lại, cũng như làm thu hẹp thị trường xuất khẩu của ta. Chẳng hạn như

sự suy thoái kinh tế thế giới vào đầu thập niên 2000 cùng với sự kiện khủng bố 11/09 là một trong những nguyên nhân khiến cho tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2001-2002 chỉ đạt con số khiêm tốn là 7,4%/năm.

Thứ hai, các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiếm một tỷ trọng tương đối lớn trong kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam song đây lại chính là những mặt hàng mà giá cả thế giới biến động thất thường nhất.

Thứ ba, cùng với xu thế hội nhập, ngày càng xuất hiện nhiều rào cản thương mại mới tinh vi hơn (như chống bán phá giá, tiêu chuẩn xã hội, môi trường, an toàn vệ sinh thực phẩm...), gây khó khăn và tổn thất không nhỏ cho hoạt động xuất khẩu của ta, cũng như hoạt động mở rộng và phát triển triển thị trường.

Thứ tư, làn sóng mới các hiệp định thương mại tự do song phương, đa phương (FTA) giữa các nước đã đem đến nhiều bất lợi cho hàng xuất khẩu Việt Nam do bị phân biệt đối xử, gây khó khăn trong việc thâm nhập và mở rộng thị trường xuất khẩu của Việt Nam.

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(78 trang)
w