Những giải pháp chủ yếu góp phần tạo lập vốn kinh doanh ở Công ty Gạch ốp lát

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội pdf (Trang 52 - 63)

lát Hà nội

Với những chiến lược sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian tới. Trên cơ sở phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua.

Để có thể huy động tối đa những nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, là một sinh viên khoa Tài chính - doanh nghiệp tôi xin được đưa ra một số giải pháp góp phần giúp công ty trong việc tạo lập vốn kinh doanh trong những năm tới.

Thứ nhất: Hoàn chỉnh hồ sơ đề nghị Nhà nước cấp đầy đủ vốn huy động theo chế

độ tài chính hiện hành.

Theo chế độ tài chính hiện hành, ngân sách Nhà nước sẽ cấp 30% lượng vốn lưu động định mức, nhưng qua tìm hiểu thực tế ngân sách chưa cấp đủ số vốn này cho công ty. Chính vì vậy công ty đã gặp rất nhiều khó khăn trong việc đầu tư vốn lưu động.

Trong thời gian tới, công ty cần phải tiếp tục hồ sơ giải trình về nhu cầu vốn lưu động đề nghị lên các cơ quan hữu quan như: Bộ Xây dựng, Cục quản lý vốn và tài sản Nhà nước tại doanh nghiệp và Bộ tài chính để xin cấp đầy đủ số vốn còn thiếu này.

Cũng theo chế độ tài chính hiện hành, Nhà nước sẽ cấp 50% số vốn lưu động định mức cho các doanh nghiệp Nhà nước thuộc các lĩnh vực sản xuất như: các doanh nghiệp cơ khí, điện dân dụng....Công ty gạch ốp lát Hà nội là một công ty sản xuất vật chất (sản xuất vật liệu xây dựng ) phục vụ đắc lực cho công cuộc Công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy công ty nên hoàn chỉnh hồ sơ thủ tục giải trình các phương án sản xuất kinh doanh cũng như những khó khăn mà công ty đang và sẽ gặp phải để đề nghị Nhà nước cấp đủ 50% vốn lưu động định mức như một số doanh nghiệp Nhà nước khác. Nếu được như vậy công ty sẽ có một nguồn vốn ổn định khắc phục khó khăn về vốn lưu động và đảm bảo cho quá trình thực hiện kế hoạch.

Thứ hai: Đề nghị Nhà nước xét duyệt cho công ty được vay vốn từ Quỹ hỗ trợ đầu

tư quốc gia.

Như chúng ta đã biết, Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia là một quỹ có nguồn từ ngân sách Nhà nước và các nguồn vay, viện trợ từ các chính phủ nước ngoài và các tổ chức tài chính quốc tế. Mục tiêu thành lập quỹ này là để hỗ trợ cho các doanh nghiệp Nhà nước trong lĩnh vực mũi nhọn của nền kinh tế và đang gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt khó khăn trong việc huy động vốn kinh doanh.

Nguồn vốn vay từ quỹ đầu tư quốc gia có khối lượng lớn và lãi suất ưu đãi khoảng 0,7%/tháng và cho vay đúng, đủ theo tiến độ dự án được duyệt. Thời gian cho vay không quá 10 năm. Trong đó có thời gian sử dụng và một chu kỳ sản xuất sản phẩm là thời gian ân hạn không tính lãi. Sau thời gian trên các doanh nghiệp bắt đầu trả vốn vay bao gồm cả vốn vay và lãi. Mức trả hàng năm được xác định theo điều khoản của khế ước tín dụng được ký kết giữa doanh nghiệp với Nhà nước. Các doanh nghiệp vay vốn không cần phải có tài sản thế chấp mà chỉ cần có các dự án khả thi được duyệt và tuyệt đối không được chuyển nhượng tài sản trước khi hoàn trả xong các khoản nợ.

Như vậy để có thể tiếp cận được nguồn vốn này công ty phải đề nghị xem xét bổ sung công ty vào danh sách các doanh nghiệp được ưu tiên từ quỹ này. Sau đó lập các dự án khả thi trong hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là các dự án đầu tư theo chiều sâu.

Thứ ba: Nâng cao tính khả thi của dự án đầu tư, thực hiện việc huy động vốn thông qua việc vay vốn của các ngân hàng.

Đối với các doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam hiện nay thì Ngân hàng vẫn là kênh tạo vốn quan trọng thứ hai sau nguồn vốn ngân sách Nhà nước cấp. Đây có thể coi là một biện pháp bổ sung vốn cho công ty một cách hữu hiệu và kịp thời. Công ty cần tiếp tục thiết lập duy trì mối quan hệ truyền thống sẵn có với các ngân hàng trong thời gian tới, công ty cần tăng vốn dài hạn đáp ứng cho nhu cầu hoạt động sản xuất vốn kinh doanh vì vậy công ty cần phải tận dụng các khoản vay dài hạn mang tính chất ưu đãi của các ngân hàng cũng như của các tổ chức quốc tế đầu tư uỷ thác qua ngân hàng. Muốn vậy công ty cần có những dự án kinh doanh hiệu quả đem lại lợi nhuận cao và đảm bảo được mọi chi phí trong đó có lãi vay, tạo được uy tín cho ngân hàng. Tuy chiến lược vốn mới yêu cầu giảm tỷ lệ nợ, công ty vẫn phải đảm bảo huy động tốt nguồn vay ngắn hạn trong đó cần tăng khả năng vay ngắn hạn của các ngân hàng. Công ty cần tiếp tục thực hiện vay theo hình thức luân chuyển và vay theo món khi cần thiết. Để tăng cường khả năng huy động được nguồn vốn này, công ty cần phải cải thiện tình hình tài chính của mình, đồng thời duy trì tốt mối quan hệ với ngân hàng thông qua việc thanh toán lãi và nợ vay đúng hạn

Hơn nữa, hiện nay các ngân hàng đưa ra các chính sách cho các doanh nghiệp vay vốn mà không cần phải thế chấp tài sản mà cho vay theo dự án đầu tư khả thi. Khó khăn lớn nhất của công ty là công tác thẩm định dự án của các ngân hàng còn nhiều phức tạp và tiến độ thẩm định chậm. Chính vì vậy trong thời gian tới khi lập dự án đầu tư phải được thực hiện một cách chặt chẽ, có khoa học ngay từ đầu, chỉ những dự án thực sự khả thi mới được đề nghị cho vay vốn, tránh tình trạng đề nghị dàn trải gây khó khăn cho ngân hàng và làm mất uy tín của công ty. Công ty cũng có các dự án phải chủ động hơn và tích cực hơn trong việc phối hợp cùng ngân hàng thẩm định dự án như: cung cấp cho ngân hàng những tài liệu cần thiết, sẵn sàng giải đáp những vướng mắc mà ngân hàng muốn làm sáng tỏ. Nếu gặp khó khăn không thể thanh toán đúng hạn thì phải giải trình rõ ràng cho ngân hàng để xin được gia hạn và đưa ra các giải pháp giải quyết một cách hợp lý

Thứ tư: Khai thác một cách triệt để nguồn vốn nhàn rỗi từ cán bộ công nhân viên

trong công ty.

Công ty cần tiếp tục khai thác tốt tiềm năng vốn vay cán bộ công nhân viên đảm bảo nguồn cung cấp vốn ngắn hạn có chi phí rẻ, cùng với vốn vay ngân hàng, vốn tín dụng thương mại tạo đủ vốn ngắn hạn tạo đủ vốn ngắn hạn tài trợ cho tài sản lưu động. Vốn vay cán bộ công nhân viên từ trước đến nay vẫn chỉ được xem là nguồn phụ trợ, bổ sung cho vốn vay ngân hàng ngắn hạn. Thậm chí năm 2000 nó giữ vai trò quan trọng nhất khi xét đến số lượng vay được. Song tư tưởng của các nhà quản lý công ty vẫn là nếu tình hình vay vốn ngân hàng khả quan công ty sẽ giảm huy động vốn vay từ cán bộ công nhân viên. Công ty nên tiến hành xem xét khả năng khai thác tối đa của nguồn này về số lượng cũng như thời gian đáp ứng, nếu có thể được công ty có thể thay đổi tư tưởng. Trong một vài năm tới khi công ty cần có thời gian để cải thiện tình hình tài chính, tạo bước đệm để phát triển vượt bậc. Khi ít có khả năng trong huy động vốn ngân hàng thì công ty có thể xem xét nguồn vốn vay cán bộ công nhân viên là nguồn được ưu tiên khai thác. Tận dụng nguồn vốn vay nội bộ có chi phí rẻ lại linh hoạt sẽ có nhiều ưu thế hơn là cố gắng vay vốn ngân hàng phức tạp và thủ tục, chi phí lại cao hơn. Tuy nhiên cần phải khẳng định rằng tư tưởng này chỉ nên được áp dụng trong giai đoạn nhất

định. Về lâu dài, vốn ngắn hạn chỉ có thể đáp ứng đủ từ nguồn vay ngân hàng. Bởi khi công ty phát triển đến mức độ nhất định vốn vay cán bộ công nhân viên không còn đủ khả năng tài trợ cả về quy mô và thời gian trong nhu cầu vốn.

Qua xem xét thực trạng vay vốn cán bộ công nhân viên thấy rằng công ty có thể khai thác tiềm năng của nguồn vốn này trên khía cạnh là biến nó trở thành một nguồn dài hạn. Thực tế thấy rất nhiều cán bộ công nhân viên khi đáo hạn hoặc cho vay đã tiếp tục cuộc cả gốc lẫn lãi và gửi tiếp. Trong khi công ty đang cần vốn dài hạn, công ty có thể đưa thêm hình thức vay vốn với thời hạn một năm và tăng mức lãi suất một cách thích hợp để thu hút người gửi nhiều hơn. Mặc dù chi phí vốn sẽ tăng nhưng chi phí này sẽ thấp hơn chi phí vay dài hạn từ các nguồn khác và đổi lại công ty có được nguồn vốn dài hạn và ổn định hơn nguồn vay ngắn hạn.

Thứ năm: Khơi thông nguồn vốn thuê tài chính nhằm đẩy mạnh hơn việc đổi mới

thiết bị công nghệ.

Thuê tài chính là hình thức tín dụng chung và dài hạn trong đó người cho thuê chuyển giao tài sản thiết bị cho người thuê sử dụng trong một thời gian nhất định. Đổi lại người thuê phải trả một số tiền cho người cho thuê tương ứng với quyền sử dụng tài sản.

Bên thuê sau khi có nhu cầu tiến hành lập dự án đầu tư và thẩm định tính khả thi của dự án. Sau đó bên thuê tìm nhà cung cấp thích hợp để tìm hiểu các tập tính về tài sản thiết bị và đề nghị bên cho thuê tài trợ.

Tuỳ theo hình thức tài sản, thiết bị của bên cho thuê hoặc nhận từ người khác, bên cho thuê sẽ có những cách tài trợ thích hợp.

Hình thức tín dụng thuê tài chính này giúp cho công ty khắc phục được một phần tình trạng thiếu vốn đầu tư, đổi mới máy móc thiết bị. Đặc biệt hình thức này không đòi hỏi phải thế chấp tài sản.

Hiện nay, hình thức tín dụng này ở nước ta còn khá mới mẻ, chỉ một số doanh nghiệp lớn mới có điều kiện áp dụng như VN AIRLINE....về khía cạnh pháp lý, nghị

định 64/CP ngày 9/10/1995 của Chính phủ quy định những quy chế lao động, tạm thời của công ty cho thuê tài chính tại Việt Nam.

Mặc dù mới đi vào hoạt động còn nhiều khó khăn nhưng hình thức thuê tài chính đã thu hút sự quan tâm của nhiều doanh nghiệp . Một số doanh nghiệp mặc dù vốn ít nhưng nhờ vào hình thức này đã sử dụng được các thiết bị hiện đại. Đối với công ty gạch ốp lát Hà nội, công ty đang có nhu cầu mua thêm dây chuyền công nghệ hiện đại, đổi mới máy móc thiết bị hiện đại. Song thực tế, công ty thiếu vốn dài hạn để thực hiện nhu cầu này. Nếu thực hiện theo hình thức thuê mua tài chính thì khắc phục được cả hai vấn đề là vốn và công nghệ hiện đại. Đây là hình thức tạo vốn dài hạn đầu tư cho tài sản cố định đáp ứng được nhu cầu đổi mới máy móc thiết bị mà lại làm lành mạnh hoá tình hình tài chính. Nó cũng là phương thức đổi mới toàn diện dây chuyền công nghệ tránh được tình trạng đổi mới chắp vá lắp ghép. Do đó sẽ giúp máy móc thiết bị phát huy hết công suất tạo sản phẩm có chất lượng cao mẫu mã đẹp. Hết thời hạn thuê công ty có thể thuê mới các máy móc thiết bị tân tiến cung cấp sản phẩm luôn phù hợp với nhu cầu thị trường. Sở dĩ thời gian qua hình thức này chưa được áp dụng ở công ty là do thị trường thuê mua tài chính còn sơ khai, các công ty tài chính mới được thành lập. Trong thời gian tới, thị trường thuê mua tài chính sẽ phát triển. Công ty cần nghiên cứu xem xét áp dụng hình thức này vào hoạt động của mình.

Thứ sáu: Tăng cường huy động vốn thông qua liên doanh liên kết với các tổ chức

trong và ngoài nước.

Đây là một hình thức vừa tăng vốn dài hạn, vừa đáp ứng yêu cầu của chiến lược vốn mới. Có thể kêu gọi vốn góp trong nước hoặc vốn góp nước ngoài. Thông thường gọi vốn nước ngoài sẽ có nhiều ưu thế hơn hẳn về quy mô vốn, thu hút được công nghệ máy móc trang thiết bị hiện đại. Song cần kêu gọi vốn liên doanh liên kết theo hình thức nào? Thực tế hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam thường chịu nhiều thua thiệt, phải bán lại phần vốn liên doanh cho phía nước ngoài. Vì vậy công ty nên thực hiện liên doanh liên kết theo hình thức ký kết hợp đồng, hợp tác kinh doanh thực hiện một dự án mà không cần hình thành một pháp nhân. Trong thời gian tới công ty có kế hoạch thực hiện các dự án sản xuất như mở rộng dây chuyền sản xuất, nâng cao năng lực sản xuất, mở

rộng thị trường tiêu thụ. Công ty nên tìm đối tác nước ngoài có trình độ chuyên môn về lĩnh vực sản xuất này để có thể tận dụng dây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại tạo ra sản phẩm có ưu thế về chất lượng và mẫu mã. Song khi áp dụng hình thức này công ty cần lưu ý khả năng dự án không thoả mãn theo yêu cầu về lợi tức của đối tác, phía đối tác sẽ giúp vốn liên doanh. Đây cũng là một thực tế thường thấy trong các doanh nghiệp liên doanh liên kết hiện nay. Khi dự án hoạt động không có hiệu quả, phía nước ngoài sẽ bán lại dây chuyền công nghệ cho bên Việt Nam. Đôi khi các doanh nghiệp Việt Nam trở thành người mua rẻ, các dây chuyền lạc hậu thông qua hình thức liên doanh. Công ty nên xem xét toàn diện về khía cạnh này. Cần xem xét thái độ và thiện ý của phía đối tác, các dây chuyền máy móc đầu tư , lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, thẩm định tài chính dự án một cách chính xác đầy đủ để xem xét tính khả thi của dự án cũng như phải chuẩn bị những phương án khi đối tác liên doanh rút vốn có thể gây những ảnh hưởng lớn tới hoạt động của công ty.

Trên đây là một số những giải pháp nhằm góp phần giúp cho công ty trong việc tạo lập nguồn vốn và tăng cường việc huy động các nguồn vốn, để đáp ứng nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2002 và những năm tiếp theo. Tuy nhiên việc áp dụng những giải pháp trên cần phải được thực hiện một cách đồng bộ thì mới có thể khai thác được triệt để các nguồn vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh.

Kết luận

Mỗi một vấn đề đều có tính cấp thiết và quan trọng của nó. Song tạo lập vốn là tiền đề, là cơ sở cho mọi hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Đối với Công ty Gạch ốp lát Hà Nội , hoạt động tạo lập vốn sẽ đem lại một lượng vốn đáp ứng cho nhu cầu của hoạt động sản xuất kinh doanh. Cần nhấn mạnh hoạt động tạo lập vốn ở đây không chỉ hiểu đơn thuần là việc gom được một lượng vốn thông qua các phương thức huy động vốn.

Tạo lập vốn là việc bằng các phương thức huy động theo một chiến lược vốn, cơ cấu vốn phù hợp với tình hình doanh nghiệp có tính toán đầy đủ chi phí vốn để tạo ra một lượng vốn đúng thời điểm đáp ứng nhu cầu vốn của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho

doanh nghiệp sử dụng tốt lượng vốn huy động được. Ngược lại, việc sử dụng có hiệu quả vốn huy động sẽ khuyến khích hoạt động tạo lập vốn được tốt hơn.

Xuất phát từ ý tưởng đó, trong chuyên đề tốt nghiệp, em đã đưa ra, làm rõ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp tạo lập vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh tại công ty Gạch ốp lát Hà Nội pdf (Trang 52 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(63 trang)