Ngay từ khi mới thành lập theo quyết định số QĐ/284/QĐ/BXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng năm 1998. Để tăng khả năng cạnh tranh đối với các sản phẩm của các doanh nghiệp khác trong nước, các sản phẩm nước ngoài, cũng như tạo uy tín của doanh nghiệp đối với khách hàng… Công ty đã không ngừng đổi mới thiết bị công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.. Vì thế quy mô vốn kinh doanh của công ty cũng không ngừng
tăng lên. Năm 1998 tổng số vốn kinh doanh của công ty là 126.308.410.000đồng. Nhưng đến năm 2000 tổng số vốn kinh doanh của công ty đã lên tới 172.770.118.000 đồng. Tuy nhiên, đến năm 2001 vốn kinh doanh của công ty có giảm so với năm 2000. Để thấy được điều này ta xem xét bảng 2:
Bảng 2: Vốn kinh doanh trong năm 2000 - 20001
Đơn vị: nghìn đồng
Chỉ tiêu Cuối năm
2000 Cuối năm 2001 Tăng (giảm) Số tiền Tỷ lệ (%) Vốn kinh doanh 172.770.118 157.427.252 - 15.342.866 - 8,88
Qua bảng 2 ta thấy tổng số vốn kinh doanh của công ty năm 2001 là 157.427.252.000 đồng giảm 15.342.8666.000 đồng so với năm 2000 tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Tuy nhiên, quy mô vốn kinh doanh năm 2001 giảm so với năm 2000 nhưng không gây ảnh hưởng nhiều tới quá trình sản xuất kinh doanh của công ty. Nguyên nhân của việc giảm quy mô vốn kinh doanh là do trong năm 2001 công ty đã bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh nhằm tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý và nâng cao hiệu quả sử dụng của các loại vốn.
Về cơ cấu vốn kinh doanh của công ty trong năm 2000 và 2001 có sự chuyển dịch đáng kể theo hướng tăng tỷ trọng vốn lưu động và giảm tỷ trọng vốn cố định. Số liệu trong bảng 3 sẽ minh hoạ cụ thể điều này.
Qua bảng 3 ta nhận thấy trong năm 2000, tỷ trọng vốn lưu động chiếm 38,67% trong tổng số vốn kinh doanh của công ty. Nhưng sang tới năm 2001 tỷ trọng vốn lưu động tăng lên tới 44,96%. Mức tăng vốn lưu động năm 2001 so với năm 2000 về số tuyệt đối là 3.974.233 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ tăng là 5,95%.
Đối với vốn cố dịnh thì năm 2001 so với năm 2000 lại giảm xuống. Năm 2000 tỷ trọng vốn cố định chiếm trong tổng số vốn kinh doanh của công ty là 61,33% nhưng sang năm 200 tỷ trọng này chỉ còn ở mức 55,04% với mức giảm vốn cố định về số tuyệt đối là 19.317.099.000đ tương ứng với tỷ lệ giảm vốn cố định 18,23%. Từ số liệu phân tích ở trên cho thấy mức giảm về vốn cố định năm 2001 so với năm 2000 lớn hơn rất nhiều so với mức tăng vốn lưu động. Điều này đã làm cho vốn kinh doanh của công ty
nhìn chung giảm, về số tuyệt đối là 15. 342.866 (NĐ) tương ứng với tỷ lệ giảm là 8,88%. Với cơ cấu vốn như trên là chưa được hợp lý, theo kinh nghiệm của một số đối tác của Đức, Italia và một số nước trong khu vực, với ngành sản xuất vật liệu xây dựng ở một số doanh nghiệp này thường có cơ cấu vốn tối ưu là mức vốn cố định chiếm khoảng 80% và vốn lưu động chiếm khoảng 20% trên tổng vốn kinh doanh. Nhưng đối với Công ty Gạch ốp lát Hà Nội thì vốn lưu động không ngừng chiếm tỷ trọng lớn mà còn tăng lên trong năm 2001. Hơn nữa số vốn này lại chủ yếu nằm trong các khoản phải thu và hàng hoá tồn kho… Đây là một vấn đề mà công ty cần phải xem xét, nhằm bố trí lại cơ cấu vốn kinh doanh của mình, tạo ra một cơ cấu vốn hợp lý, tối ưu hơn cho những năm tới.