1. Các chỉ tiêu phấn đấu của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai. phát triển nông thôn Hoàng Mai.
Theo quyết định số 1378/QĐ/NHNN-NCCL ngày 06/09/2006 của Tổng giám đốc ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam đề ra chỉ tiêu đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2006 – 2010 cho chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai như sau:
Bảng 3.1: Chỉ tiêu đề án phát triển kinh doanh giai đoạn 2008-2010
STT Chỉ tiêu Đơn vị 2008 2009 2010
1 Tốc độ tăng tổng nguồn vốn % 30 30 26
2 Tỉ lệ tiền gửi dân cư/tổng nguồn vốn % 30 35 35
3 Tốc độ tăng dư nợ % 30 21 20
4 Tốc độ tăng nợ trung, dài hạn % 32 34 35
5 Tốc độ tăng nợ xấu (%) % 3 3 3
6 Chênh lệch lãi suất % 0.37 0.38 0.40
7 Thu ngoài tín dụng % 9 11 11
8 Tỉ lệ chênh lệch thu-chi với tăng
trưởng hàng năm % 20 20 20
(Nguồn: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Hoàng Mai)
Những chỉ tiêu phấn đấu của chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hoàng Mai trong năm 2009
- Vốn huy động: Phấn đấu đạt 1.700 tỷ VNĐ ( trong đó ngoại tệ 7.5 triệu USD). Trong đó nguồn vốn huy động từ dân cư là 400 tỷ VNĐ, chiếm 23.53% tổng nguồn vốn huy động.
- Dư nợ: Phấn đấu đạt 1.200 tỷ VNĐ (trong đó ngoại tệ là 13 triệu USD và 1 triệu EUR) tăng 58,52% so với năm 2008, trong đó:
+ Tỷ trọng cho vay hộ sản xuất : 15% + Tỷ trọng cho vay DN vừa và nhỏ : 50,17% + Tỷ trọng cho vay DN lớn : 23,17% + Tỷ trọng cho vay dự án lớn : 11,67% - Nợ xấu : Dưới 4,5%
- Phấn đấu có đủ quỹ thu nhập để chi lương tối đa theo quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam.
- Trích và xử lí rủi ro theo đúng quy định của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam, hạn chế nợ tồn đọng phát sinh mới.
- Nhanh chóng thực hiện lộ trình hiện đại hoá ngân hàng để phát triển cạnh tranh.
2. Các định hướng của hoạt động tín dụng trong Ngân hàng
- Chuyển dần đầu tư sang đối tượng khách hàng là các doanh nghiệp, dự án vừa và nhỏ, hộ gia đình sản xuất hàng hoá, ngành, nghề kinh doanh có hiệu quả. Thực hiện đồng tài trợ đối với những dự án lớn để phân tán rủi ro.
- Đặc biệt chú trọng đến công tác thẩm định, nâng cao chất lượng thẩm định dự án. Đầu tư có chọn lọc vào các dự án thực sự hiệu quả.
- Tăng cường kiểm tra trước và sau khi vay để kiểm tra việc sử dụng vốn vay, tình hình kinh doanh, tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng để có biện pháp quản lý vốn vay kịp thời.
- Thường xuyên đánh giá và phân loại khách hàng để xếp loại đúng và có hướng đầu tư phù hợp, giảm thiểu rủi ro.
- Phân loại nợ , trích dự phòng, xử lý rủi ro theo đúng quy định. Xử lý dứt điểm các khoản nợ xấu, làm lành mạnh hoá tài chính thông qua các biện pháp: đôn đốc thu nợ, xử lý tài sản bảo đảm, xử lý rủi ro.
- Thực hiện tăng trưởng tín dụng gắn với tăng trưởng và an toàn nguồn vốn.
3. Định hướng phát triển cho hoạt động định giá tài sản bảo đảm nói chung và định giá bất động sản thế chấp nói riêng chung và định giá bất động sản thế chấp nói riêng
Trong bối cảnh nền kinh tế mở, ngày càng nhiều các ngân hàng thành lập và phát triển, nắm bắt tình hình nên Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng có định hướng cho phát triển tín dụng nói chung và phát triển hoạt động định giá nói riêng:
- Ngoài việc thực hiện công tác định giá theo các quy định của Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn cũng hoàn thiện hơn những quy định, văn bản nghiệp vụ liên quan đến thẩm định tài sản bảo đảm riêng của mình trên nền tảng của các văn bản pháp quy nhằm mở rộng tín dụng đặc biệt nâng cao chất lượng tín dụng thẩm định. Thực hiện việc thẩm định bất động sản nói chung và các dự án bất động sản nói chung một cách nhanh nhạy, chính xác để đáp ứng kịp thời nhiệm vụ kinh doanh của ngân hàng và nhu cầu vốn của xã hội.
- Không cho vay đối với các đơn vị kinh doanh kém hiệu quả, không chấp nhận thế chấp đối với các bất động sản không hợp lệ (thiếu các giấy tờ pháp lý liên quan đến bất động sản), bất động sản nằm trong khu vực quy hoạch.
- Thường xuyên tập huấn nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng không chỉ về tín dụng mà còn phải thành thạo công tác định giá tài sản bảo đảm đặc biệt là định giá bất động sản thế chấp vì lượng tài sản bảo đảm vay vốn của ngân hàng chủ yếu là bất động sản, tài sản có giá trị lớn nhất của cá nhân, tổ chức có thể đem thế chấp cũng chính là bất động sản. Đồng thời cần làm tốt công tác kiểm tra, giám sát hoạt động định giá bất động sản thế chấp.
- Ngân hàng tích cực tiếp cận với các tổ chức định giá khác có chuyên môn sâu hơn để vừa hợp tác lại vừa học hỏi thêm kinh nghiệm định giá của họ.
- Nhạy bén với thị trường, nắm bắt được sự biến động nhanh chóng của thị trường đặc biệt là thị trường bất động sản, luôn cập nhập thông tin để tiến hành định giá chính xác nhất.
- Xây dựng quy trình tiến hành công tác định giá hoàn chỉnh, phát triển hệ thống công nghệ hỗ trợ tín dụng.