Những bất hợp lý và bất cập về vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Trang 33 - 36)

Trên 90% khu công nghiệp không có nhà trọ công nhân Trong 130 khu công nghiệp, khu chế xuất hiện có trên cả nước, chỉ

2.3.Những bất hợp lý và bất cập về vấn đề nhà ở cho công nhân tại các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay.

các KCN, KCX ở Việt Nam hiện nay.

Việc quy hoạch phát triển các KCN, KCX thường chưa đồng bộ với quy hoạch phát triển đô thị, khu dân cư, hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội, ảnh hưởng đến tính bền vững trong phát triển; chưa chú trọng gắn việc xây dựng quy hoạch chi tiết từng khu công nghiệp với quy hoạch nhà ở, công trình công cộng phục vụ đời sống người lao động làm việc trong khu công nghiệp, đặc biệt là đối với ngườilao động nhập cư.

Thực tế phát triển các khu công nghiệp thời gian qua đã đặt ra vấn đề nhà ở cần phải được giải quyết phù hợp với thu nhập của công nhân, nhất là công nhân nhập cư. Tại một số địa phương như: Đồng Nai, Long An, Bình Dương, Hải Dương, Bắc Ninh, v.v… đã bước đầu triển khai song song với các đề án phát triển khu công nghiệp là các dự án phát triển nhà nhằm tạo tiện ích công cộng cho công nhân yên tâm và có điều kiện làm việc. Đây là vấn đề khá bức bách đặt ra đối với các địa phương khi tiến hành phát triển các khu công nghiệp. Tuy nhiên, đó cũng chỉ mới là bước đầu. Hiện tại, Thủ tướng Chính phủ đang giao Bộ Xây dựng nghiên cứu đề án này để sớm đưa ra chính sách giải quyết.

Tình trạng hàng trăm nghìn công nhân nhập cư làm việc trong các khu công nghiệp chưa có nhà ở trở thành phổ biến đã và đang làm nảy sinh nhiều vấn đề xã hội phức tạp không những cho bản thân người công nhân nhập cư, mà cả các địa phương nơi có khu công nghiệp, nhất là các địa phương có nhiều khu công nghiệp tập trung tại các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Thành phố Hồ Chí Minh…

Hiện tại, các khu công nghiệp trên cả nước thu hút được hơn 86 vạn lao động trực tiếp, trong đó có gần 30 vạn lao động nhập cư. Ở hầu hết các khu

công nghiệp cả nước, số người lao động nhập cư có điều kiện sống rất khó khăn. Do lao động nhập cư làm việc tại các khu công nghiệp tăng mạnh về số lượng, dẫn tới nhu cầu nhà ở tăng cao, trong khi hầu hết chính quyền địa phương và các chủ đầu tư hạ tầng khu công nghiệp và các doanh nghiệp đều chưa chú trọng tới việc xây dựng nhà ở cho công nhân thuê với giá thấp. Điều này chủ yếu do việc xây dựng nhà ở đòi hỏi vốn đầu tư lớn, thu hồi vốn chậm, hiệu quả đầu tư không cao, nên rất ít doanh nghiệp tham gia xây dựng nhà ở cho công nhân thuê. Các địa phương phát triển nhanh về khu công nghiệp cũng chưa có những quyết sách căn cơ để giải quyết được vấn đề nhà ở cho công nhân nhập cư.

Cụ thể, Bình Dương mới chỉ đảm bảo nhà cho 15% số lao động; Đồng Nai: 6,5%, Thành phố Hồ Chí Minh: 4%. Hiện nay, nhiều địa phương mới chỉ có dự kiến quy hoạch phát triển nhà ở cho người lao động trong các khu công nghiệp, nhưng chưa có định hướng rõ và có chính sách ưu đãi đầu tư xây dựng nhà ở cho người lao động.

Số lao động nhập cư thường phải thuê nhà trọ ở khu vực xung quanh khu công nghiệp để cư trú với chất lượng thấp, không đảm bảo điều kiện vệ sinh và điều kiện sống tối thiểu. Điều này đang ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của người lao động nhập cư và vấn đề vệ sinh môi trường sống của những khu vực xung quanh khu công nghiệp. Với mức thu nhập thấp và điều kiện nhà ở khó khăn hiện nay, người lao động rất thiếu điều kiện để thoả mãn nhu cầu vui chơi, giải trí, thể thao, nghỉ ngơi, học tập, giao lưu tình cảm. Đặc biệt, trong các khu công nghiệp có số lao động nữ nhiều, vấn đề hôn nhân và gia đình trở nên bức xúc nhưng chưa được các doanh nghiệp, cơ quan, đoàn thể quan tâm thỏa đáng.

Hầu hết các luật, pháp lệnh quy định vấn đề liên quan đến di cư đều chỉ mới dừng lại ở các quy định có tính nguyên tắc chung, áp dụng cho tất cả tổ chức, cá nhân có liên quan trong phạm vi cả nước (kể cả tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hoạt động tại Việt Nam). Vì vậy, nội dung các quy định chủ yếu mang tính khái quát mà không đề cập đến các nhóm đối tượng áp dụng đặc thù như lao động di cư đến làm việc tại các khu công nghiệp. Mặc dù nội dung của Hiến pháp, Luật pháp và Pháp lệnh đều không có những quy định thể hiện sự phân biệt đối xử với lao động nhập cư đến làm việc tại các khu công nghiệp, nhưng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, Pháp lệnh của Chính phủ, bộ, ngành liên quan tới một số vấn đề cụ thể như hộ khẩu, hộ tịch, đăng ký phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, chăm sóc sức khoẻ và khám chữa bệnh, giáo dục (nhập học và tuyển sinh vào các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học), vay vốn tạo việc làm và sản xuất kinh doanh của hộ gia đình, mua và trao đổi nhà ở thành phố, mắc điện, mắc nước… đã đưa ra một số điều kiện và thủ tục ràng buộc quá chặt chẽ (đặc biệt là yêu cầu phải có hộ khẩu thường trú hoặc có đăng ký tạm trú dài hạn), vì vậy, người dân, mà chủ yếu là người lao động nhập cư khó có thể thụ hưởng một cách toàn vẹn các quyền cơ bản của họ bao gồm: quyền tư do đi lại; quyền được chăm sóc y tế và bảo vệ sức khoẻ; quyền được học tập và phát triển trí tuệ; quyền có việc làm của người lao động; quyền có chỗ ở và sở hữu tài sản hợp pháp, của cải để dành; quyền thụ hưởng các dịch vụ kinh tế - xã hội.

Đối với người lao động nhập cư, vấn đề quan trọng là việc đăng ký hộ khẩu thường trú tại thành phố, nhưng việc này rất khó khăn, nên đã ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của người lao động nhập cư, gây trở ngại đối với họ trong việc hưởng các quyền cơ bản trong hiến pháp quy định của công dân, trong đó có quyền lợi về nhà ở.

Một phần của tài liệu TĂNG CƯỜNG SỬ DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG VIỆC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (Trang 33 - 36)