Đối với ASEAN:

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN (Trang 66 - 70)

III. AFTA – ASEAN Free Trade Are a:

b. Đối với ASEAN:

i. FDI:

Năm 2006, vốn FDI đầu tư vào ASEAN đã đạt mức 52.4 tỷ USD, tăng 28% so với năm 2005. Điều này cũng chứng tỏ ASEAN đang là một điểm đầu tư triển vọng và là một trong những nơi thu hút FDI hàng đầu thế giới. Các nước chủ yếu cung cấp nguồn vốn FDI cho ASEAN gồm có: Nhật, Anh, Mỹ, Hà Lan và Đức, các nước này chiếm đến hơn một nửa số vốn FDI đầu tư vào ASEAN. Mặt khác, hai “nhà đầu tư” có nguồn vốn FDI đầu tư vào ASEAN tăng trưởng mạnh nhất đó là Hàn Quốc, tăng 90 % (từ 578 tỷ USD năm 2005 lên đến 1 tỷ USD vào năm 2006) và Trung Quốc tăng 87% (từ tỷ 502 USD năm 2005 lên 937 tỷ USD năm 2006).

Trong đó, FDI đầu tư nội vùng tăng trưởng rất mạnh mẽ, tăng đến 65.8% từ 3.765 tỷ USD lên đến 6,242 tỷ USD trong hai năm 2005-2006, điều này chứng tỏ đầu tư FDI nội vùng đang có sự chuyển biến mạnh mẽ. Tuy nhiên, xét về giá trị tương đối của FDI nội vùng so với FDI từ ngoài khu vực vẫn còn chiếm tỷ trọng chưa cao, chỉ chiếm khoảng 11.9%, điều này cũng là vấn đề cần cải thiện trong thời gian sắp tới.

Tuy nhiên, vốn FDI được phân bổ không đều cho các nước, nguồn vốn này chủ yếu tập trung ở các nước ASEAN-6 với 91.4%, trong khi 4 nước còn lại CLMV chỉ chiếm 8.6% (việt nam đã chiếm tới 6.7%). Điều này chứng tỏ các nước trong khu vực vẫn còn một khoảng cách khá lớn trong môi trường đầu tư và các yếu tố để trở thành một điểm đến đầu tư hấp dẫn.

ii. Thương mại:

Sau khi thực hiện xong lộ trình CEPT/AFTA ở ASEAN-6 vào năm 2003. Giao dịch thương mại ở các nước ASEAN đã tăng rõ rệt và có sự ổn định qua các năm, đạt 1.616 nghìn tỷ USD năm 2007. Trong đó, sự tăng trưởng trong lĩnh vực thương mại ngoại khối rất khả quan và đều đặn qua các năm, đạt đến 1.212 nghìn tỷ USD trong năm 2007. Mặt khác, thương mại nội khối tăng trưởng ổn định nhưng ở tỷ lệ thấp, chưa đáp ứng được mong đợi của các nước cũng như chưa phản ánh hết tiềm năng hợp tác giữa các nước trong khu vực, chỉ đạt 404 tỷ USD trong năm 2007.

Nhìn vào biểu đồ ở phía dưới ta có thể thấy, mặc dù nếu xét giá trị tương đối, thương mại nội vùng ASEAN không tăng trưởng nhiều, chỉ tăng trưởng ở một mức ổn định, nhưng nếu xét tỷ trọng này trong bối cảnh thương mại quốc tế đang tăng mạnh về giá trị cũng như nền kinh tế

các nước trong khu vực chịu ảnh hưởng khá lớn từ các nền kinh tế ngoại vùng thì đó là một con số rất đáng khích lệ.

ASEAN đang dần thể hiện vị thế của mình trên thế giới với tư cách là một trong những nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới, chiếm đến 1/4 tổng kim ngạch xuất khẩu trên thế giới. Các mặt hàng thế mạnh của khu vực đó là Nông sản với Thái Lan và Việt nam là hai nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, đồ gia dụng, may mặc, đồ điện tử...

ASEAN vẫn còn rất nhiều tiềm năng để hợp tác cùng phát triển trên đa dạng các lĩnh vực. Việc hiện nay đã có 9/10 nước ASEAN là thành viên đầy đủ của WTO cộng với sự nỗ lực của các nước thành viên trong việc hợp tác kinh tế, đẩy mạnh phát triển sẽ tạo điều kiện rất lớn để các nước tiếp tục hợp tác trong tương lai .

Một phần của tài liệu Lịch sử hình thành và phát triển của ASEAN (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(111 trang)
w