Chương trình nổi bật đầu tiên của ASEAN trong lĩnh vực tài chính ngân hàng là thỏa thuận trao đổi (Swap Arrangment) giữa các ngân hàng trung ương và các cơ quan tiền tệ ASEAN được kí kết tại Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 2 (1977) nhằm cung cấp kịp thời các khoản tín dụng quanh tế ngắn hạn cho các nước thành viên đang gặ hó khăn tong thanh toán quốc tế. Thỏa thuận này hết hạn vào năm 1992 và được gia hạn thêm 5 năm đến 1997. Hiện nay các nước đang dàm phán về hoạt dodongj tiếp theo nhằm thiết lập một diễn đàng giữa các ngân hàng trung ương của các nước thành viên. Các nước ASEAN cũng đã nhất trí tiếp tục công tác theo dõi các vấn để tài chính quốc tế ccso thể có ảnh hưởng đến ASEAN để kịp thời có biện pháp xử lý.
Trong giai đoạn sau 1997, cuộc khủng hoảng tài chính châu Á đã có nhiều tác động nghiêm trọng đến nền kinh tế ASEAN vì thế các nước ASEAN đã tích cực hợp tác để hỗ trợ nhau trong cuộc khủng hoảng và đề phòng cũng như dự báo các cơn khủng hoảng kinh tế khác trong tương lai.
Nhằm mục tiêu trên, tại hội nghị Bộ trưởng tài chính ASEAN vào 2004, chương trình Tiến trình giám sát ASEAN (ASEAN Surveillance Process - ASP) đã được thành lập. ASP bao gồm những mục tiêu sau :
• Thứ nhất, là sự giám sát phát triển kinh tế và tài chính quốc
gia, khu vực cũng như toàn cầu. Việc giám sát phục vụ cho hai mục đích: theo dõi tiến trình phục hồi và phát hiện bất cứ dấu hiệu nào của việc tái phát tính dễ bị tổn thương trong các nền kinh tế ASEAN. Kết quả của
tiến trình giám sát được thông báo cho các bộ trưởng tài chính hai năm một lần;
• Thứ hai, là xét duyệt công bằng (Peer review), cung cấp một
diễn đàn, trong đó các Bộ trưởng tài chính ASEAN có thể trao đổi các quan điểm và thông tin về những phát triển tại các nền kinh tế trong nước, bao gồm các cả biện pháp chính sách đã được thực hiện và tiến trình cải cách cơ cấu. Sự xét duyệt tạo ra một cơ hội cân nhắc các hành động tập thể hoặc đơn phương nhằm phản ứng trước những mối đe doạ tiềm năng đối với một nền kinh tế thành viên bất kỳ. ASP có vai trò như một cơ chế cảnh báo sớm.
Các nhà lãnh đạo ASEAN cũng vach ra lộ trình hội nhập tài chính ASEAN nhằm mục đích tăng cường các cơ chế hỗ trợ và tự lực trong khu vực. Việc thực hiện lộ trình này sẽ đóng góp cho hiện thực hoá Cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) đã được các nhà lãnh đạo ASEAN đưa ra vào tháng 10 năm 2003 tại Bali. AEC là mục tiêu cuối cùng của tiến trình hội nhập kinh tế như đã được phác thảo trong Viễn cảnh ASEAN 2020 và Đồng thuận Bali II (Bali Concord II) nhằm thiết lập một thị trường thống nhất và một nền tảng sản xuất được đặc trưng bằng sự luân chuyển tự do hàng hoá, dịch vụ, đầu tư và các luồng vốn. AEC sẽ tạo điều kiện cho sự thuyên chuyển các nhà kinh doanh, lao động có kỹ năng và các nhân tài trong khu vực.
Ngoài ra, ASEAN cũng hướng đến thành lập một Cộng đồng kinh tế theo như mô hình cộng đồng kinh tế của EU. Cũng giống như EU, việc thông qua một đồng tiền chung ASEAN khi đạt đủ các điều kiện thích hợp sẽ là giai đoạn cuối của một Cộng đồng kinh tế ASEAN. Tuân theo lộ trình này, các cách tiếp cận và các mốc phát triển cần được xác định
trong các lĩnh vực được cho là có tính quyết định đối với sự hội nhập về tiền tệ và tài chính, đó là: (a) Phát triển thị trường vốn; (b) Tự do hoá tài khoản đầu tư; (c) Tự do hoá các dịch vụ tài chính; (d) Hợp tác tiền tệ ASEAN. Việc phát triển thị trường vốn đòi hỏi đẩy mạnh năng lực về thể chế, bao gồm khuôn khổ luật pháp và các quy định, cũng như tạo điều kiện cho các mối quan hệ hợp tác xuyên biên giới lớn hơn và làm hài hoà các thị trường vốn trong khu vực. Sự hợp tác về tiền tệ trong ASEAN sẽ tiến đến xem xét khả năng ký kết các thoả thuận về tiền tệ, bao gồm cả một hệ thống thanh toán tiền tệ ASEAN phục vụ cho trao đổi hàng hoá địa phương nhằm làm giảm nhu cầu thanh toán bằng đồng đôla và giúp đẩy mạnh sự ổn định của các đồng tiền trong khu vực, ví dụ như là có thể thiết lập một nền thương mại bên trong khu vực ASEAN sử dụng các đồng tiền khu vực.