Thuận lợi và khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ logistic sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 58)

dồi dào có thể đáp ứng mọi nhu cầu cho việc phát triển kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Tóm lại, đánh giá về khả năng về phát triển logistics - một công nghệ kinh doanh mới, công nghệ kinh doanh tiên tiến, phải dựa vào nhiều tiêu chí - chúng ta có thể khẳng định chắc chắn rằng Việt Nam có đủ điều kiện và cơ hội đi sâu vào khai thác, kinh doanh dịch vụ logistics- “Lục địa đen của nề kinh tế-lĩnh vực hứa hẹn nhiều thành công”

II- Thuận lợi và khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam Việt Nam

1-Thuận lợi trong việc kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam

Ở Việt Nam hiện nay hội tụ các điều kiện khá thuận lợi cho việc phát triển logistics cả về mặt khách quan cũng như chủ quan.

* Về khách quan: điều kiện địa lý của Việt Nam cho phép phát triển tất cả các phương thức vận tải như đưòng biển, đường nội thủy, đường sắt, đường hàng không. Là một quốc gia biển với độ dài hơn 3.200 km bờ biển, cùng hệ thống cảng được nhà nước quy hoạch trải đều từ Bắc vào Nam lại nằm trên tuyến đường vận tải quốc tế là lợi thế vô cùng lớn trong phát triển logistics. Đường sắt Việt Nam được nối với hệ thống đường sắt liên vận

quốc tế cũng là lợi thế so với nhiều quốc gia trên thế giới. Địa hình khá bằng phẳng trừ khu vực miền Trung, tao điều kiện cho việc phát triển vận tải ô tô đặc biệ là vận chuyển container trên bộ. Hệ thống sông ngòi nhiều, liên thông với biển sẽ tạo thuận lợi cho việc chuyển tiếp hàng hóa bằng đường nội thủy từ biển đi sâu vào đất liền giao hàng. Điều kiện tự nhiên cho phép phát triển các phương thức vận tải sẽ tạo điều kiện phát triển dịch vụ vận tải đa phương thức ở Việt Nam- điều kiện kiên quyết cho việc phát triển logistics có hiệu quả.

* Về chủ quan:

- Những năm qua, nhà nước cũng như các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics đã có nhận thức nhất định về tầm quan trọng cũng như tác dụng của logistics. Cụ thể một đề tài nghiên cứu khoa học cấp nhà nước về logistics được bộ giao thông vận tải triển khai trong 2 năm 2004-2005. Các doanh nghiệp kih doanh logistics dần dần liên doanh, liên kết với nước ngoài để là đại lý gom hàng hay phân phối…

- Hiện tại ở Việt Nam mặc dù còn hạn chế về cơ sở hạ tầng nhưng có thể thấy hệ thống cảng biển, sân bay, đường bộ, đường sông cũng như các phương tiện vận chuyển và các công trình trang thiết bị phụ trợ như kho bãi, trang thiết bị xếp dỡ… đều được đổi mới và cải tạo nâng cấp. Theo tài liệu của Bộ giao thông vận tải về “ xây dựng tổng đồ phát triển hệ thống giao thông vận tải phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa” và tài liệu của Bộ kế hoạch và đầu tư về “quy hoạch tổng thể giao thông vận tải Việt Nam” cho thấy diện mạo của ngành giao thông vận tải Việy Nam thời gian qua cs nhiều khởi sắc.

- Cho đến nay trong các văn bản pháp luật của pháp luật Việt Nam mới chỉ có Luật Thương mại sửa đổi năm 2005 đề cập đến vấn đề logistics

song hệ thống pháp luật liên quan lại khá đầy đủ như Luật Hàng hải, Luật Bảo hiểm, Luật Hải quan, Luật đầu tư, Luật vận chuyển đường bộ, đường sông, Pháp lệnh về hợp đồng kinh tế, nghị định về vận tải đa phương thức quốc tế… Với hệ thống pháp luật như trên sẽ rất thuận lưọi cho logistics phát triển.

- Sự phát triển công nghệ thông tin và thương mại điện tử của Việt Nam hiện nay cũng là yếu tố rất thuận lợi cho việc phát triển logistics trong các doanh nghiệp. cuộc cách mạng khoa học thông tin và sự ra đời của Thương mại điện tử đã mở ra cơ hội to lứon cho các doanh nghiệp vận tải giao nhận và logistics khả năng tinh giảm chi phí nâng cao hiệu quả kinh doanh đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh.

- Để tạo điều kiện thuận lợi, đẩy nhanh quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, những năm qua nhiều chính sách của nhà nước ban hành có sức hấp dẫn đối vói hoạt động đầu tư nước ngoài trong mọi lĩnh vực kinh tế. Nhiều công ty kinh doanh logistics đã vào Việt Nam bằng nhiều hình thức. Vì vậy đây cũng là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics Việt nam có điều kiện học hỏi, tiếp thu kinh nghiệm trong việc phát triển logistics.

2- Khó khăn trong việc kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam.

Bên cạnh thuận lợi đã nêu ở trên, việc triển khai kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam cũng gặp không ít khó khăn, cụ thể như sau:

- Cơ sở hạ tầng, vật chất kĩ thuật đã được cải thiện, song tính đồng bộ và hiện đại còn hạn chế. Phát triển logistics đòi hỏi phải có hệ thống kho bãi hoàn chỉnh, nhưng hiện giờ các doanh nghiệp kinh doanh logostics ở Việt Nam chưa có đủ tiềm lực để xây dựng hệ thống kho bãi toàn cầu và các dụng cụ chuyên sâu trong vận tải giao nhận. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất tại

cảng, một điểm triển khai logistics quan trọng trong toàn hệ thống, chưa đảm bảo. Cảng biển có mối liên thông với hệ thống vận tải nội địa còn hạn chế, hầu như chưa cảng nào được nối với đường sắt, còn nối với đường bộ phải qua khu dân cư đông đúc. Phương tiện vận tải như tàu biển, náy bay, tàu hỏa, ôtô còn nhiều hạn chế. Hệ thống đường sá phục vụ giao thông bộ chưa đảm bảo cho sự phát triển của các loại hình mới.

- Phát triển logistcs yêu cầu phải có hệ thống quản lý trên mạng chuẩn để có thể nắm bắt những thông tin chính xác, kịp thời tình hình vận chuyển cũng như hàng háo vận chuyển để từ đó đưa ra các quyết định chính xác. Tuy nhiên “chính phủ điện tử” mà Việt Nam đang triển khai xây dựng tử năm 2007 đến nay vẫn chưa hoàn thiện. Thủ tục giấy tờ trong quản lý hành chính còn nhiều phức tạp, phiền toái. Ví dụ như hiện nay tàu vào cảng phải nộp 9 loại giấy tờ và xuất trình 11 loại, tàu rời cảng phải nộp 6 loại…Giá cả dịch vụ cảng ở Việt Nam cao hơn các cảng trong khu vực khoảng 50%. Thêm vào đó hệ thống máy vi tính kết nối mạng giữa các cảng cũng như doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics còn rất hạn chế cho nên việc tiếp nhận thông tin chưa đáp ứng được yêu cầu. Ngoài ra việc vận chuyển hàng hóa bằng container và vận tải đa phương thức ở Việt Nam còn phụ thuộc quá nhiều vào tàu cũng như cảng trung chuyển nước ngoài cũng là khó khăn lớn cho việc phát triển logistics.

- Hệ thống luật chuyên ngành có liên quan đến hoạt động logistics ở Việt Nam hiện nay khá đầy đủ, nhưng hoạt động logisctics mới chỉ đề cập trong luật Thương mại sửa đổi tháng 6/2005 và cũng chỉ rất đơn thuần và chưa phản ánh đúng bản chất của hoạt động logistics. Như đã biết, bất kì lĩnh vực nào cũng cần đến sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật, nhưng là hoạt động quá mới mẻ đối với Việt Nam do vậy cho đến nay logistics thể

hiện trong các văn bản pháp luật còn rất đơn giản. Hệ thống pháp luật Việt Nam chưa thực sự theo kịp thực tiễn và trở thành một cản trở cho hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Sự phát triển của hợp tác quốc tế là mối đe dọa cho lĩnh vực logistics còn khá non trẻ ở Việt Nam hiện nay. Các doanh ngiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt nam có khả năng thua ngay trên sân nhà. Cùng với lượng vốn lớn, tính chuyên nghiệp và kinh nghiệm hoạt động, các doanh nghiệp nước ngoài sẽ gây khó khăn thực sự cho các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics ở Việt Nam. Thực tế cho thấy, các công ty nước ngoài vượt xa các doanh nghiệp Việt Nam về mọi mặt từ cơ sở vật chất kĩ thuật đến nguồn nhân lực hoạt động và quản lý… vì vậy muốn cạnh tranh trên bất cứ khía cạnh nào như giá cả, dịch vụ, chất lượng dịch vụ, tính đồng bộ của dịch vụ cung cấp… các doanh nghiệp Việt Nam đều gặp khó khăn.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay (Trang 54 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w