Các hình thức hoạt động kinh doanh logistic sở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 29)

THỰC TRẠNG KINH DOANH DỊCH VỤ LOGISTICS Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1-Các hình thức hoạt động kinh doanh logistic sở Việt Nam

Hiện nay, theo quy định tại điều 233 Luật Thương mại năm 2005, dịch vụ logistics được phân loại như sau:

a) Các dịch vụ chủ yếu, bao gồm:

* Dịch vụ bốc xếp hàng hóa, bao gồm cả hoạt động bốc xếp container;

* Dịch vụ kho bãi và lưu giữ hàng hóa, bao gồm cả hoạt động kinh doanh kho bãi container và kho xử lý nguyên liệu, thiết bị;

* Dịch vụ đại lý vận tải, bao gồm cả thủ tục làm đại lý hải quan và lập kế hoạch bốc dỡ hàng hóa;

* Dịch vụ bổ trợ khác; bao gồm cả hoạt đoọng tiếp nhận, lưu kho và quản lý thông tin liên quan đến vận chuyển và lưu kho hàng hóa trong suốt cả chuỗi logistics; hoạt động xử lý lại hàng hóa bị khách hàng trả lại, hàng hóa tồn kho, hàng hóa quá hạn, lỗi mốt và tái phân phối hàng hóa đó; hoạt động cho thuê và thuê mua container.

b) Các dịcg vụ logistics liên quan đến vận tải, bao gồm: * Dịch vụ vận tải hàng hải

* Dịch vụ vận tải thủy nội địa * Dịch vụ vận tải hàng không

* Dịch vụ vận tải đường sắt * Dịch vụ vận tải đường bộ * Dịch vụ vận tải đường ống

c) Các dịch vụ logistics liên quan khác, bao gồm: * Dịch vụ kiểm tra và phân tích kỹ thuật

* Dịch vụ bưu chính

* Dịch vụ thương mại bán buôn

* Dịch vụ thương mại bán lẻ, bao gồm các hoạt động quản lý hàng lưu kho, thu gom, tập hợp, phân loại hàng hóa, phân phối lại và giao hàng;

* Các dịch vụ hỗ trợ vận tải khác.

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng hoạt động kinh doanh logistics bao gồm rất nhiều mảng, nhiều hoạt động. Tất cả các hoạt động được nêu ở trên tạo thành một chuỗi có mối quan hệ mật thiết với nhau, gọi là “chuỗi cung ứng”. Thực tế hiện nay ở Việt Nam cho thấy, do nhiều yếu tố tác động khác nhau, cả chủ quan lẫn khách quan, mà các doanh nghiệp trong nước mới chỉ tập trung khai thác các mảng nhỏ trong chuỗi cung ứng. Trong đó, chúng ta thấy phổ biến nhất là hình thức giao nhận vận tải. Đây là hình thức khá đơn giản, các công ty giao nhận đóng vai trò là người mua buôn sau đó bán lại cho người mua lẻ. Thông qua hãng vận tải biển, hàng sau khi được gom thành những container sẽ được vận chuyển đến quốc gia của người nhận. Tại đó các đại lý mà các công ty Việt Nam có quan hệ đối tác sẽ làm thủ tục hải quan nhận, dỡ hàng và giao lại cho người mua hàng tại kho. Như vậy hình thức này chỉ là một phần nhỏ trong toàn bộ chuỗi giá trị gia tăng logistics.

Một phần của tài liệu Tiềm năng phát triển Logistics ở Việt Nam hiện nay (Trang 28 - 29)