Về phía Nhà nớc

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống các phương pháp thống kê phân tích đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 72 - 73)

III- Một số giải pháp, kiến nghị để khắc phục rủi ro tín dụng tại SGD

2. Kiến nghị một số biện pháp hỗ trợ để phòng ngừa rủi ro tín dụng tạ

2.1. Về phía Nhà nớc

Nhà nớc cần nhanh chóng hoàn thiện pháp lệnh kế toán thống kê, và hệ thống kiểm toán vững mạnh để lành mạnh hoá môi trờng kinh doanh, đảm bảo một môi trờng kinh tế công bằng, ổn định cho các doanh nghiệp hoạt động. Để hoạt động tín dụng của ngân hàng trở nên an toàn hơn, trớc tiên Nhà nớc phải tạo lập môi trờng kinh doanh lành mạnh thông qua đẩy mạnh hơn nữa quá trình đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp đặc biệt là doanh nghiệp Nhà nớc. Hiện nay có rất nhiều Doanh nghiệp Nhà nớc làm ăn thiếu hiệu quả, kinh doanh thua lỗ triền miên, cần phải có hớng đi cho các doanh nghiệp đó thông qua giải thể, cổ phần hoá, cải tổ hay sát nhập với các doanh nghiệp khác tuỳ theo đặc điểm riêng của từng doanh nghiệp. Bên cạnh việc đa ra các quy chế mới về điều kiện thành lập doanh nghiệp, Nhà nớc cần phải quản lý chặt chẽ hơn hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp đó tránh tình trạng doanh nghiệp thành lập ra để lợi dụng danh nghĩa lừa đảo vốn của ngân hàng hay tiến hành các hoạt động kinh doanh mờ ám khác.

- Với t cách là ngời tạo lập môi trờng vĩ mô, Nhà nớc cần hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo cơ sở cho hoạt động tài chính, tín dụng ngân hàng. Cần ban hành luật tín dụng thơng mại để bảo vệ quyền lợi của ngời bán chịu hàng hoá vì hiện nay luật tín dụng thơng mại cha có luật điều chỉnh nên quyền lợi của ngời bán chịu hàng hoá không có gì làm bảo đảm.

- Định hớng phát triển kinh tế của Nhà nớc cần đồng bộ tránh tình trạng thờng xuyên thay đổi các chính sách dẫn đến những khó khăn tổn thất cho doanh nghiệp.

- Các cơ quan chức năng cần kiểm tra, chấn chỉnh việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng tài sản, chỉ cấp một bản duy nhất nhằm ngăn chặn việc dùng một tài sản thế chấp để vay nhiều ngân hàng gây thất thoát vốn cho ngân hàng. Đồng thời hoàn thiện pháp luật về công chứng, chứng thực hợp

đồng thế chấp, cầm cố tài sản để khi rủi ro xảy ra ngân hàng phải là ngời sở hữu tài sản thế chấp đó.

Ngày 5/10/2001 thủ tớng chính phủ đã ban hành quyết định số 149/ 2002/ QĐ-TTg phê duyệt đề án xử lý nợ tồn đọng của các ngân hàng thơng mại. Qua đó NHTM, Công ty xử lý nợ và khai thác tài sản của NHTM đợc chủ động xử lý các tài sản đảm bảo nợ vay (tài sản thế chấp, cầm cố, gán nợ, tài sản toà án giao cho ngân hàng) kể cả tài sản là bất động sản: tự bán công khai trên thị trờng, bán qua trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản.

Đối với những tài sản đảm bảo nợ vay cha đầy đủ thủ tục pháp lý thì tổ chức NHTM cần xem xét, đề nghị thủ tớng chính phủ yêu cầu các cơ quan nhà nớc có thẩm quyền hoàn thiện thủ tục pháp lý để các NHTM, công ty quản lý nợ và khai thác tài sản của NHTM bán tài sản thu nợ. Đây là một bớc ngoặt có ý nghĩa trong việc thu nợ quá hạn bằng xử lý tài sản thế chấp của ngân hàng, giải quyết những khó khăn và phiền hà trong việc xử lý tài sản đảm bảo trớc kia.

Từng bớc xây dựng và hoàn thiện cơ chế hoạt động của cơ quan bảo hiểm cho phù hợp với thực tế nền kinh tế và phát huy đợc hiệu quả. Nhà nớc cần phải có chế độ bắt buộc mua bảo hiểm tín dụng đối với các tổ chức tín dụng và có chế độ khuyến khích đối với ngời gửi tiền và ngời vay tiền mức phí bảo hiểm sẽ đợc quy định tỷ lệ phần trăm trên số tiền gửi có kỳ hạn tại tổ chức tín dụng.

Một phần của tài liệu Vận dụng hệ thống các phương pháp thống kê phân tích đánh giá rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Sở giao dịch1 Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. (Trang 72 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w