PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA TRƯỜNG ĐÀO TẠO,

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tạo động lực trong lao động tại trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 57 - 58)

DƯỠNG NGHIỆP VỤ KIỂM SÁT

Trên cơ sở đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp của ngành Kiểm sát, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát có phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới như sau:

- Về tổ chức bộ máy:

Để tăng cường hiệu lực tổ chức bộ máy và nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác đào tạo, bồi dưỡng, Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát tiếp tục kiện toàn tổ chức bộ máy theo hướng tinh giản, gọn nhẹ. Nghiên cứu, rà soát đội ngũ cán bộ sắp xếp bố trí lao động cho phù hợp với từng vị trí phòng, khoa và tổ công tác.

- Về công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học:

+ Hoàn thiện mô hình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát đối với từng loại hình, đối tượng khác nhau đảm bảo đội ngũ cán bộ, kiểm sát viên có đầy đủ năng lực phẩm chất, trình độ chuyên môn nghiệp vụ.

+ Hoàn thành các chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng mà Viện kiểm sát nhân dân giao (loại lớp nghiệp vụ, số lượng lớp, số học viên... được Viện kiểm sát nhân dân tối cao giao hàng năm).

+ Xây dựng chỉnh lý hoàn thiện hệ thống chương trình, hệ thống bài giảng cho từng loại hình đào tạo bồi dưỡng theo chương trình khung đã được phê duyệt.

+ Phối hợp với các cơ sở đào tạo mở các lớp hoàn chỉnh kiến thức cử nhân luật, các lớp bồi dưỡng kiến thức khác phục vụ cho công tác cán bộ của ngành theo kế hoạch của Viện kiểm sát tối cao.

+ Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học phục vụ công tác giảng dạy nghiệp vụ chuyên sâu.

Trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm sát phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo và bồi dưỡng cán bộ Kiểm sát, đồng thời là một trung tâm nghiên cứu khoa học của ngành.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác tạo động lực trong lao động tại trường Đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ Kiểm sát thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Trang 57 - 58)