Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI (Trang 25 - 27)

1.3.2.1. Khách hàng.

Khách hàng là tập thể, cá nhân có nhu cầu và có khả năng thanh toán mong muốn được đáp ứng, được thoả mãn về hàng hoá của doanh nghiệp .

Khách hàng là bộ phận quan trọng, không thể tách rời trong môi trường tác nghiệp, là đối tượng phục vụ chính của doanh nghiệp. Sự trung thành và tín nhiệm của khách hàng là tài sản vô giá trong hoạt động kinh doanh. Sự trung thành và tín nhiệm đạt được là do doanh nghiệp biết thoả mãn tốt hơn những nhu cầu, nguyện vọng, mong muốn của họ so với các đối thủ cạnh tranh khác.

Muốn phục vụ tốt hơn nhu cầu của khách hàng đòi hỏi phải hiểu biết tường tận tất cả các thông tin về họ để phân loại khách hàng và tìm biện pháp đáp ứng. Khách hàng có nhu cầu luôn luôn thay đổi, chỉ có thể hiểu và đáp ứng hết được những nhu cầu về khách hàng công ty mới có thể bán được sản phẩm, tồn tại và phát triển vững mạnh trên thị trường.

1.3.2.2. Nhà cung ứng.

Người cung ứng là người cung cấp hàng hoá, dịch vụ là đầu vào cho doanh nghiệp và cho đối thủ cạnh tranh.

Đầu và của quá trình sản xuất kinh doanh bao gồm nhiều loại khác nhau như: lao động, vốn kinh doanh, nguyên nhiên vật liệu, thiết bị máy móc, vận chuyển, các dịch vụ tư vấn, quảng cáo cho hàng hoá của doanh nghiệp. Cũng giống như đối với khách hàng, người ta có thể phân loại nhà cung ứng theo nhiều tiêu thức khác nhau. Đồng thời cần xem xét tương quan lực lượng giữa doanh nghiệp và người cung ứng. Sẽ là nguy cơ của doanh nghiệp khi nhà cung ứng “mạnh hơn” khi đó họ sẽ đòi tăng giá, giảm chất luợng hàng hoá cung ứng và giảm mức độ các hoạt động dịch vụ đi kèm. Ngược lại sẽ là thời cơ khi doanh nghiệp “mạnh hơn” người cung ứng, doanh nghiệp có nhiều lợi thế về giá cả, chất lượng sản phẩm trên thị trường từ đó chiếm lĩnh khách hàng và thị phần trên thị trường so với các đối thủ cạnh tranh khác dễ dàng hơn.

Để tránh nguy cơ đe doạ của những nhà cung ứng đầu vào doanh nghiệp cần đa dạng hoá, để giảm áp lực của nhà cung cấp không nên chỉ phụ thuộc vào một nhà cung cấp nào đó. Lựa chọn người cung ứng có chất lượng sản phẩm tốt nhất, có uy tín giao hàng, có độ tin cậy cao, với giá cả hợp lý. Trong trường hợp không thể lựa chọn người cung ứng khác doanh nghiệp phải xây dựng mối quan hệ đôi bên cùng có lợi để ổn định nguồn hàng.

1.3.2.3. Đối thủ cạnh tranh.

Đối thủ cạnh tranh là những người cung ứng các mặt hàng tương tự hoặc có thể thay thế sản phẩm của doanh nghiệp trên thị trường. Đối thủ cạnh tranh là trở lực lớn nhất phải vượt qua, quyết định thành bại trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu đối thủ cạnh tranh mạnh tạo ra nguy cơ thu hẹp thị

trường, mất lợi nhuận. Ngược lại, đối thủ cạnh tranh mạnh yếu kém hơn doanh nghiệp có thời cơ gia tăng doanh số, mở rộng thị trường nâng cao uy tín trước con mắt người tiêu dùng. Để xác định thời cơ trong kinh doanh cần phải thu thập thông tin về đối thủ cạnh tranh, phân loại và phân tích các đối thủ cạnh tranh để xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường và đưa ra các biện pháp ứng sử phù hợp. Ngoài các đối thủ cạnh tranh hiện hữu còn có các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, họ bao gồm những doanh nghiệp mới tham gia vào kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(107 trang)
w