Quản trị hàng dự trữ và giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI (Trang 93 - 95)

- Phương pháp áp dụng lập bản kế hoạch ở doanh nghiệp.

3.2.8.Quản trị hàng dự trữ và giải quyết nhanh lượng hàng tồn kho.

Để quản trị tốt lượng hàng dự trữ Công ty cần dựa vào những công cụ chủ yếu sau:

Kỹ thuật phân tích ABC trong phân loại hàng dự trữ.

Nhóm A: Có giá trị hàng năm cao nhất từ 70-80% so với tổng giá trị hàng dự trữ, nhưng về số lượng chủng loại chỉ chiếm 15% tổng số chủng loại (Như thuốc kháng sinh).

Nhóm B: Có giá trị trung bình ở mức từ 15-25% nhưng số lượng chủng loại chiếm 30% tổng số chủng loại hàng dự trữ (như thuốc bổ, thuốc kháng khuẩn,..)

Nhóm C: Giá trị chiếm 5% nhưng số lượng chủng loại chiếm 55% (Thuốc bổ sung, thuốc giải độc, thuốc an thần)

Tác dụng của kỹ thuật phân tích ABC:

Các nguồn vốn dùng cho nhóm A phải nhiều hơn nhóm C, phải có sự ưu tiên đầu tư thích đáng cho nhóm A. Các loại hàng nhóm A cần có sự ưu tiên trong bố trí, kiểm tra về mặt hiện vật. Kỹ thuật ABC cho kết quả tốt hơn trong dự báo, kiểm soát, đảm bảo tính khả thi của nguồn cung ứng tối ưu hoá lượng dự trữ.

Hàng hoá phải dự trữ đúng thời điểm:

Hàng dự trữ trong hệ thống sản xuất và cung ứng nhằm mục đích đề phòng những bất trắc có thể xảy ra trong quá trình sản xuất và phân phối. Để đảm bảo hiệu quả tối ưu trong kinh doanh Công ty nên áp dụng mô hình cung ứng đúng thời điểm: “Lượng dự trữ đúng thời điểm là lượng dự trữ tối thiểu cần thiết giữ cho hệ thống sản xuất hoạt động bình thường”. Với phương thức này ta đã xác định chính xác hơn lượng hàng dự trữ để có thể đáp ứng đúng nhu cầu, đúng thời điểm và địa điểm cần hàng hoá.

Xử lý tốt lượng hàng tồn kho:

Như chúng ta đã biết hàng tồn kho càng để lâu ngày thì chi phí tồn kho sẽ càng

lớn, càng bị ứ đọng vốn, vì vậy cần có biện pháp để giảm lượng hàng tồn kho: Bán giảm giá những mặt hàng tồn kho vẫn trong thời hạn sử dụng để thu hồi vốn, những hàng không đủ chất lượng hay đã quá thời gian sử dụng nên tiến hành tiêu huỷ để giữ chữ “tín ” với khách hàng.

Phải tính toán cụ thể chi tiết giữa lực lượng sản xuất và tiêu thụ theo sát thị trường, chỉ nhận những đơn đặt hàng trước trong thời gian ngắn, chắc chắn sẽ

tiêu thụ được. Bố trí phương tiện vận chuyển tới những nơi có nhu cầu cao cho lượng hàng trong kho là nhỏ nhất có thể. Điều chỉnh sản xuất ít những mặt hàng có lượng tồn lớn.

Xác định lượng dự trữ tối thiểu cần thiết để hoạt động tiêu thụ diễn ra bình thường tránh tình trạng khan hiếm hàng khi cần thiết.

Quản lý chặt chẽ hệ thống kho tàng, nhà xưởng để tránh tình trạng mất mát hàng hoá, không làm giảm chất lượng hàng hoá khi đưa vào kho, đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định của ngành.

Một phần của tài liệu Giải pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm tại Công ty cổ phần thuốc thú y TWI (Trang 93 - 95)