Các kiến nghị đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu (Trang 66 - 70)

- Chất lượng phục vụ

4. Các kiến nghị đối với Chính phủ

Xuất phát từ tầm quan trọng của các doanh nghiệp giày dép xuất khẩu, các doanh nghiệp này đóng góp lớn vào GDP của quốc gia, và điều cần thiết hơn cả là các doanh nghiệp này đã và đang giải quyết công ăn, việc làm cho nhiều lao động trên cả nước. Để giải quyết khó khăn cho các doanh nghiệp này, Chính phủ cần có những giải pháp tích cực giải quyết khó khăn trước mắt cũng như lâu dài cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép. Đó là tạo điều kiện cho họ quay về chiếm lĩnh trên sân nhà.

4.1 Chính sách quản lý

- Đẩy mạnh công tác nghiên cứu xây dựng cơ chế, chính sách nhằm tạo thuận lợi hơn nữa trong việc tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, khuyến khích hoạt động của mọi thành phần kinh tế, quan tâm phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

- Huy động các nguồn lực cho đầu tư phát triển các sản phẩm công nghiệp. - Nâng cao công tác quản lí thị trưòng, chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng

- Tạo điều kiện để doanh nghiệp được tham gia các chương trình, đề án nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển bền vững.

4.2. Phát triển sản xuất nguyên phụ liệu tại chỗ để tăng tỉ lệ nội địa hoá

- Đề nghị Chính phủ có chính sách khuyến khích các dự án đầu tư và chuyển giao công nghệ thuộc da hiện đại của nước ngoài vào nước ta. Ngành công nghiệp thuộc da là ngành cần rất nhiều vốn để đầu tư chiều sâu. Do gây ô nhiễm nặng nề, nên chi phí bắt buộc cho việc xử lý môi trường của ngành rất lớn. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam có vốn đầu tư trong nước chưa đủ khả năng tài chính để đầu tư đồng bộ hệ thống xử lý chất thải.

- Chính phủ cần có cơ chế khuyến khích, ưu tiên cho các dự án đầu tư sản xuất các nguyên phụ liệu như: giả da và da váng tráng PVC, PU, cao su tổng hợp,

vật liệu phụ như mex, đế trong, nhãn mác dệt, cơ khí chế tạo khuôn mẫu và phụ tùng thay thế cho các thiết bị da giày

4.3. Về chính sách thuế

- Đề nghị Chính phủ tiếp tục bổ sung một số giải pháp về thuế nhằm thực hiện chủ trương kích cầu đầu tư và tiêu dùng, ngăn chặn suy giảm kinh tế, tháo gỡ khó khăn đối với doanh nghiệp.

- Chính phủ miễn giảm thuế thu thập doanh nghiệp cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép, hỗ trợ tiền thuê đất, thuế thu nhập doanh nghiệp cho những năm hoạt động đầu của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép và hạn chế hàng nhập ngoại.

4.4. Chính sách tín dụng

- Cho phép áp dụng cơ chế tín dụng tài trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép từ Ngân hàng phát triển và các Ngân hàng thương mại với lãi suất ưu đãi.

4.5. Chính sách đào tạo nguồn nhân lực

- Nhà nước và Bộ Công thương cần hỗ trợ (cả về kinh phí và chính sách) trong việc cho thành lập các trung tâm đào tạo nghề, mở chuyên ngành da – giày ở các trường đai học, để cung cấp nhân tài trong lĩnh vực này.

- Tập trung ưu tiên đào tạo đội ngũ cán bô thiết kế giày, đội ngũ cán bộ kinh doanh giỏi về Marketing. Đây là lực lương chủ yếu giúp doanh nghiệp chuyển đổi phương thức sản xuất phù hợp, chiếm lĩnh thị trường mới.

Kết luận

Trong thời gian tới, các doanh nghiệp xuất khẩu tiếp tục phải cạnh tranh khốc liệt nữa trên thị trường và trong tiềm thức của người tiêu dùng. Vì vậy ngay bây giờ các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép cần có những giải ph áp để chiếm lĩnh thị trường trong nước. Thị trường trong nước bao giờ cũng là nơi thử thách lớn cho các nhãn hiệu hàng hoá. Chưa thuyết phục được chính người dân mình với tập quán, thói quen và cả chiều sâu văn hoá mà mình có điều kiện thấu hiểu hơn ai hết thì chưa thể nói chuyện thuyết phục người tiêu dùng tại các thị trường khu vực và thế giới vốn khó tính hơn ta rất nhiều.

Đề tài mới chỉ đưa ra được phần nào nhưng thuận lợi, khó khăn khi các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép XK hướng về thị trường nội địa. Và đưa ra được một số giải pháp cần thiết trước mắt với doanh nghiệp và một số kiến nghị đề nghị Chính Phủ hỗ trợ các doanh nghiệp này khi họ quay về khai thác thị trường trong nước. Thông qua đề tài tôi muốn khẳng định rằng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu giày dép có thể chiếm lĩnh được thị trường trong nước nếu có những giải pháp phát triển sắc đáng và sự ủng hộ phía chính phủ.

Do còn nhiều hạn chế trong nhận thức cũng như về thời gian nên đề án này không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi rất mong đợc tiếp thu các ý kiến đóng góp và phê bình để bài viết được hoàn thiện hơn.

Tôi xin chân thành cảm ơn giáo viên hướng dẫn Thạc sĩ Nguyễn Thị Hoa và các chuyên viên vụ công nghiệp nhẹ đã giúp đỡ tôi hoàn thành chuyên đề thực tập này.

Một phần của tài liệu Giải pháp phát triển thị trường nội địa của các doanh nghiệp Việt Nam sản xuất giày dép xuất khẩu (Trang 66 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w