- Chất lượng phục vụ
2. Định hướng phát triển thị trường trong nước của các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép
khẩu giày dép
Các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép hiện nay đang “lao đao” vì khủng hoảng kinh tế nên đơn đặt hàng giảm vì nước nhập khẩu tiêu dùg giảm, vì các nhà nhập khẩu vốn bị co lại, ngoài ra hàng rào thuế quan ngày càn khó khăn hơn. Mục tiêu hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay là phải cố gắng tìm kiếm hợp đồng, duy trì thị trường. Thậm chí, lợi nhuận thấp hoặc hòa vốn, doanh nghiệp cũng phải
chấp nhận bán để tồn tại và tạo việc làm cho người lao động. Ngoài ra, chính sách của Chính phủ cũng sẽ tạo điều kiện để ngăn ngừa tình trạng hàng nhập ngoại phá giá thị trường. Nên các doanh nghiệp xuất khẩu hướng về thị trường trong nước với quan điểm “Quan điểm phải là lấy thị trường trong nước phải là điểm tựa, thị trường xuất khẩu là quan trọng"
Ngoài ra các doanh nghiệp xuất khẩu giày dép chú trọng thiết lập kênh phân phối nội địa, nâng cao chất lượng, mẫu mã cung cấp cho thị trường, xây dựng thương hiệu, quảng bá hình ảnh ngành sản xuất giày dép Việt Nam. 3. Một số giải pháp phát triển thị trường trong nước của các doanh nghiệp xuấu khẩu giày dép
Để nâng cao thị phần và khắc phục những khó khăn,phát huy thành tựu đã có của các doanh nghiệp VN sản xuất giày dép XK thì các DN này cần thực hiện một số giải pháp sau:
3.1. Thay đổi chiến lược phát triển thị trường
Các DN VN sản xuẩt giày dép XK vốn dĩ chỉ tập trung phát triển XK nên khi quay về thị trường trong nước không tránh khỏi những “bỡ ngỡ”. Muốn có hệ thống phân phối tốt, các chính sách phát triển thị trường hợp lý các doanh nghiệp này phải thay đổi ngay chiến lược phát triển thị trường của mình.
Tập trung thị trường trong nước bao gồm cả cạnh tranh về chất lượng giá cả mẫu mã:
- Đảm bảo chất lượng sản phẩm và coi đó là sự khác biệt so với đối thủ canh tranh; - Cắt giảm chi phí hạ giá thành sao cho giá bán có thể ko thấp hơn giày dép nhâpkhẩu nhưng vẫn nằm trong khả năng tiêu dùng;
- Tập trung cải thiện mẫu mã đáp ứng thị hiếu người tiêu dùng.
3.2. Tăng cường đầu tư cho công tác nghiên cứu và dự báo nhu cầu thị trường nội địa nội địa
Bất kì một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nào cũng là một tác nhân trên thị trường nên phải nghiên cứu nhu cầu thị trường để phát triển sản xuất kinh doanh phù hợp với thị trường. Nghiên cứu thị trường là xuất phát để đưa ra các chiến lựơc kinh doanh, chiến lược phát triển thị trường của DN. Trong những năm qua công tác dự báo nhu cầu thị trường nội địa của các DN VN sản xuất giày dép XK chưa được quan tâm hoặc quan tâm ở mức độ chưa cao, quy mô còn hạn chế.
Để tìm hiểu thị trường các DN giày dép phải trả lời các câu hỏi: Các sản phẩm giày dép được tiêu thụ nhiều? Thị hiếu người tiêu dùng tậpp trung nhiều vào mẫu mã hay chất lượng? Đối tượng tiêu dùng là ai? Đối thủ cạnh tranh?...Các DN có thể nghiên cứu thị trường qua trung gian phân phối hoặc trực tiếp nghiên cứu qua người tiêu dùng cuối cùng.
Nếu nghiên cứu qua trung gian phân phối đó là các đại lí sản phẩm. DN có thể chọn lọc vài đại lí để thực hiện điều tra nhu cầu khách hàng với các biện pháp như: xúc tiến bán hàng giảm giá, thưởng hiện vật hay trả tiền cho mỗi phiếu điều tra .
Nếu nghiên cứu trực tiếp qua người tiêu dùng thì DN phải cử cán bộ trực tiếp đi đến tận hiện trường để nghiên cứu khảo sát, tiếp xúc trực tiếp với khách hàng ở các quầy hàng, cửa hàng của DN hoặc thu thập phản ánh của người tiêu
dùng từ các cơ sản xuất kinh doanh. Hình thức điều tra này chủ yếu áp dụng ở Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh nơi tập trung đông dân cư, qua hội chợ, triển lãm nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí.
3.3. Xây dưng hệ thống kênh phân phối
Cái khó nhất hiện nay là thị trường VN chưa có một kênh phân phối hàng chuyên nghiệp như các nước trên thế giới. Để phát triển thị trường nội địa trước hết cần chú trọng khâu này.
Thứ nhất cần phát triển các cửa hàng phân phối sản phẩm giày dép xuất khẩu ở các trung tâm thương mại lớn, các khu dân cư đông đúc.
Thứ hai là xây dựng hệ thống các cơ sở bán buôn và bán lẻ, các đại lý rộng khắp theo tôn chỉ “ phủ đầy, phủ dày”
Thứ ba xây dựng kênh phân phối về thị trường nông thôn, miền núi sâu xa. Các số liệu nghiên cứu đã chứng minh rằng thị trường nông thôn là miền đất rất tốt cho các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nội địa, thay vì cứ phải “đâm đầu” vào các thành phố lớn. Vùng nông thôn đang có 76,5% dân số sinh sống, đang giữ 62,5% tổng GDP và có số lượng khách hàng sẵn sàng tiêu dùng nhiều gấp 3 lần khu vực thành thị.Ngoài ra những người ở khu vực này thường có thu nhập chưa cao, thị hiếu tiêu dùng của họ là phải lựa chọn những sản phẩm chất lượng tốt, độ bền cao. Mà hàng giày dép XK hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu đó.
Thứ tư các doanh nghiệp tích cực tham gia hội chợ, triển lãm.
Thư năm các DN tăng cường quảng bá sản phẩm qua các phương tiện truyền thông: quảng cáo trên tivi, mạng internet, báo,…
3.4. Nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí giảm giá thành sản phẩm
Nhằm đối phó với tình hình khó khăn chung của nền kinh tế, các doanh nghiệp này phải phát huy tinh thần tự lực cánh sinh, nỗ lực, sáng tạo nhằm tìm ra cơ hội trong khó khăn, tiếp tục duy trì và mở rộng sản xuất. Các doanh nghiịep
nâng cao năng suất, tiết kiệm chi phí giảm bằng cách tích cực củng cố lại công tác quản lý cũng như khâu sản xuất.
* Đối với công tác quản lý, điều hành
Các lãnh đạo và cán bộ quản lý của các doanh nghiệp cần thực hiện chỉ đạo và điều hành một cách quyết liệt, linh hoạt, trực tiếp, hiệu quả. Tăng cường trách nhiệm của người đứng đầu và cấp phó, xây dựng Quy chế trách nhiệm cho người đứng đầu và cấp, cơ cấu lại bộ máy tổ chức cho hợp lý để phát huy những mặt mạnh, khắc phục ngay những mặt yếu trong điều hành sản xuất kinh doanh để giảm giá thành ở mức tối thiểu.
* Đối với công tác tổ chức sản xuất
Các doanh nghiệp cần thiết lập kỷ luật sản xuất chặt chẽ đảm năng suất lao động cao. Thực hiện tiết kiệm triệt để chi phí sản xuất: điện, nước, nguyên vật liệu, nhân công… Tiến hành kiểm tra, giám sát chất lượng từng khâu, từng công đoạn trong quy trình sản xuất giày dép tránh để một công đoạn phải làm lại nhiều lần hoặc sản bị lỗi phải bỏ đi hoặc bán với giá rẻ hơn. Trong nội bộ doanh nghiệp tổ chức thi đua nâng cao năng suất, phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật trong sản xuất sản phẩm.
3.5. Đầu tư công tác nghiên cứu, thiết kế mẫu mã sản phẩm
Hiện nay mẫu mã các mặt hàng giày dép của DN VN sản xuất giày dép xuất khẩu rất kém. Muốn chiếm lĩnh thị trường cần có sự khác biệt hoá sản phẩm. Các doanh nghiệp phải hợp tác với nhau xây dựng viện thiêt kế, trung tâm nghiên cứu mẫu mã để sản xuất ra những sản phẩm có mẫu mã phong phú đáp ứng nhu cầu khách hàng. Viện chủ đạo trong lĩnh vực thiết kế mẫu mốt thời trang, ra mẫu chào hàng, hỗ trợ các doanh nghiệp trong tìm kiếm và mở rộng thị trường.
Ngay tại các doanh nghiệp cũng nên đầu tư phòng thiết kế, nghiên cứu mẫu mã. Có như vậy các DN mới chủ động được việc đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng.
3.6. Các doanh nghiệp cố gắng tự chủ nguồn nguyên phụ liệu
Vì phải nhập và phụ thuộcquá nhiều vào nguyên phụ liệu của nước ngoài (khoảng 60-70%) nên chi phí sản xuất của các doanh nghiệp giày dép lớn, dẫn đến giá thành của sản phẩm cao hơn một số loại giày dép được bán trên thị trường. Để khắc phục hạn chế này các doanh nghiệp phải có những giải pháp như sau:
- Để tạo nguồn nguyên liệu cung cấp sản xuất da, các DN cần kếtt hợp với hộ nông dân đẩy mạnh việc chăn nuôi đàn trâu bò để tăng diện tích sử dụng của da nguyên liệu;
- Các doanh nghiệp nên sử dụng những nguyên phụ liệu đã có, Việt Nam có thể cung cấp được để thay thế cho NPL và thiết bị nhập khẩu.
3.7 Tiếp tục đào tạo, nâng cao đội ngũ cán bộ có năng lực, hiểu biết về nghiệp vụ vụ
Phát triển nguồn nhân lực cho quản lý kinh doanh ,thiết kế ,maketting:
Khi kinh doanh trên thị trường nội địa một thị trường mới mẻ, thường xuyên biến động, cạnh tranh gay gắt, đòi hỏi các cán bộ kinh doanh phải năng động sáng tạo, có khả năng dự báo ứng phó kịp thời với những biến động của thị trường. Để có thể phát triển tốt các doanh nghiệp cần phải xây dựng được một đội ngũ cán bộ có trình độ, tinh thông nghiệp vụ, năng động sáng tạo, đáp ứng được yêu cầu của công việc trong lĩnh vực đảm trách. Đội ngũ cán bộ phải có kinh nghiệm, có tầm nhìn chiến lược, có khả năng đưa ra các kế hoạch, các quyết định đúng đắn, sử dụng tốt các nguồn lực của các doanh nghiệp . Các cán bộ nghiệp vụ cần hiểu biết rõ về công tác phát triển thị trường, về mặt hàng, lĩnh vực kinh doanh, biết nắm bắt thông tin và sử dụng thông tin có hiệu quả...Do đó, các doanh nghiệp cần có kế hoạch phát triển nguồn lực đúng đắn, nâng cao trình độ đội ngũ lao động thông qua việc :
- Cử các cán bộ, các nhân viên có năng lực đi nghiên cứu, học tập tại các lớp đào tạo cán bộ kinh doanh trong và ngoài nước;
- Đào tạo nghiệp vụ kinh doanh và môn bổ trợ cho những cán bộ mới, giúp họ nhanh chóng làm quen với công việc;
Bên cạnh đó, đội ngũ thiết kế cũng rất quan trọng quyết định sống còn tới việc chiếm lĩnh thị trường nội địa của các doanh nghiệp VN sản xuất giày dép xuất khẩu..Để phát triển đội ngũ này chúng ta có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Cho các đội ngũ thiết kế đi tham gia các hội chợ triển lãm ,tham khảo các xu hướng thiết kế mới,phù hợp với model hiện nay và thẩm mỹ quốc tế;
- Cử nhân viên thiết kế đi đào tạo tại các nước có ngành da - giày phát triển; - Thành lập các phòng thiết kế quy mô ở các doanh nghiệp,có thể cùng nhau tạo ra các khóa học,các trung tâm giảng dạy chuyên nghiệp đào tạo thiết kế…
Mặt khác với đội ngũ Maketting cũng cần thực hiện tuyển chọn những người năng động và đặc biệt am hiểu về ngàng nghề cũng như từng loại mặt hàng giày dép phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng hiên nay,đối với bất kỳ một ngành sản xuất nào ,Maketting tốt đều làm tăng giá trị cảu sản phẩm và thúc đẩy việc bán hàng tốt hơn.Các doanh nghiệp nên có các phòng Maketing.
Song song với việc phát triển đào tạo đội ngũ cán bộ quản lý, thiết kế, marketing thì các doanh nghiệp cũng phải xây dựng đội ngũ công nhân đủ về số lượng, thạo về tay nghề đảm bảo đủ điều kiện tiếp thu công nghệ mới.
Nhìn chung yếu tố con người luôn chiếm một vị trí quan trọng trong mọi doanh nghiệp, mọi tổ chức cho nên đây là một giải pháp cần được quan tâm và đầu tư thích đáng.